/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Trà đinh – Loại trà đặc biệt của Việt Nam

2966 08:39, 03/11/2023
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Trà đinh – Loại trà đặc biệt của Việt Nam
Trà đinh được ví như “ngọc” quý của trà Thái Nguyên, một trong những sản phẩm vang danh và là niềm tự hào của nghệ nhân trà.

Trà Đinh (hay còn gọi là chè đinh) là phẩm trà cao cấp nhất khi thu hái tất cả mọi loại trà. Đinh ở đây chính là phần búp non nhất của lá trà. Phần búp này chính là cánh trà đang khép, cánh trà tròn và dài như cây đinh nên được gọi là trà đinh.

Trà đinh được đánh giá là phẩm trà cao cấp nhất trong các loại trà Thái Nguyên. Trà đinh thường được làm từ những búp trà non 1 tôm, nghĩa là chỉ những búp non nhất, tốt nhất được lựa chọn, không lẫn với các lá khác. Vì nguyên liệu là những lá trà đơn lẻ nên trà đinh thành phẩm có dạng thẳng như chiếc đinh. Thu hoạch 8-10kg nõn trà mới tạo ra được 01 kg trà đinh nhất phẩm. Những thợ hái trà giỏi sẽ phải hái liên tục trong nhiều giờ liền từ sáng sớm tinh sương.

Sở dĩ, trà đinh trở thành loại trà đẳng cấp bởi nó đòi hỏi sự tỉ mỉ, công phu tới từng công đoạn. Trà đinh là loại phẩm trà cao cấp nổi tiếng ở trong nước cũng như nước ngoài. Là loại trà được tuyển chọn công phu, ước tính mỗi đợt thu hoạch vườn thì chỉ có khoảng 1% trà đinh, 10 – 20% trà nõn tôm và còn lại là các phẩm trà thấp hơn. Bên cạnh đó, trà phải hái vào buổi sáng, đúng đợt không được non quá cũng không được già quá. Từng búp chè được chọn lọc kỹ càng, trả qua từng quá trình thử nhiệt, xao trà để cho ra được những cánh chè ngon nhất, đạt chuẩn. Đặc biệt vẫn giữ được hương vị tự nhiên của “tinh hoa đất trời”.

Điểm đặc biệt không chỉ nằm ở khâu hái chè, mà chính là ở khâu chế biến. Người làm trà đinh cần phải có tay nghề cao, bởi một mẻ trà đinh phải làm liên tục hơn 12 tiếng, luân phiên trải qua từng công đoạn, và bí quyết này được lưu truyền từ nhiều thế hệ của vùng đất trà nổi danh này.

Trong quá trình chế biến, công đoạn sao trà đinh là khâu quan trọng nhất, kỳ công nhất. Kinh nghiệm, kỹ năng hoàn hảo, sự lắng nghe hơi thở của từng đinh chè cho phép người nghệ nhân biến những đinh chè nhỏ và mỏng thanh thoát, ngoan ngoãn xoắn vân, khô giòn, săn chắc, đều tăm tắp và nựng thơm hương cốm non mới làm. Bí quyết chọn củi, chỉnh lửa và lấy hương bằng lửa bí truyền của người nghệ nhân đã tạo ra sản phẩm.

Trà đinh xứng danh là “đệ nhất danh trà” nơi miền sơn cước, hương vị dễ dàng mê hoặc những người yêu trà từ lần đầu chạm môi. Phẩm trà đinh cao cấp tràn đầy vị umami, hương thơm tươi mới, vị béo ngậy như cốm non, càng uống hậu càng ngọt khiến người thưởng thức cứ muốn “nhấm nháp” để giữ mãi không thôi.

Nếu ai đã say đắm hương thơm của nõn tôm thì điều đó chắc chắn sẽ lặp lại gấp nhiều lần với trà đinh. Ví như hương thơm cốm non tươi mới, nõn tôm sẽ đứng ở vị trí giữa mùa, đậm đà hơn, còn trà đinh sẽ đứng đầu mùa - hay nói cách khác, chúng tươi mới hơn, dịu ngọt hơn một tí. Hương thơm của trà đinh không quá nồng nhưng cứ phảng phất trong không khí như muốn gọi mời và đánh thức tất thảy mọi giác quan của người thưởng thức. Màu nước pha lần đầu hơi sánh vàng, thoang thoảng mùi cốm non đầy lôi cuốn.

Vốn là một thức trà quý giá, nên khi pha trà đinh, bạn hãy lưu ý một số bước sau để tận hưởng hết vị ngon của trà. Đầu tiên chúng ta nên chuẩn bị dụng cụ pha trà bằng gốm sứ hoặc đất nung truyền thống, vừa hợp với trà Việt, lại vừa giữ nhiệt lâu.

Thứ hai, bạn cần chuẩn bị nước lọc đun sôi, để nhiệt độ giảm bớt khoảng 10 phút về 80-85 độ C là vừa đủ để trà bung tỏa hương vị mà không làm mất đi dinh dưỡng. Lưu ý: không dùng nước khoáng vì nước giàu khoáng chất tuy rất tốt nhưng có thể làm biến đổi vị trà, tốt nhất hãy dùng nước lọc thông thường, miễn là nước sạch.

Khi pha trà, hãy tráng 1 lượt nước nóng để khơi dậy hương vị, sau đó châm thêm 1 lượt nước nữa. Chỉ cần đợi khoảng 60 giây là đã có thể thưởng thức. Bạn có thể đợi lâu hơn một chút tầm 1-2 phút nếu thích uống đậm, nhưng không quá lâu, trà dễ bị nồng. Khi rót trà cho nhiều chén, đừng rót đầy 1 chén ngay lập tức mà chỉ rót từng chút một, lần lượt quay vòng đến khi các chén đầy, như vậy nước trà mới đều vị.

Trà đinh được mệnh danh là “nhất phẩm trà”, chắc chắn sẽ mang lại cho bạn cảm giác thư thái tuyệt vời khi nhâm nhi những ngụm ấm nóng. Nếu có cơ hội, nhất định đừng bỏ qua cơ hội thưởng thức trà đinh.

Uống Trà Thôi
Theo Tạp Chí Kinh Tế
Trà đinh – Loại trà đặc biệt của Việt Nam
1 0 3,893 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Muốn đỡ khát uống nước, muốn tiêu sầu uống rượu, còn muốn tỉnh mộng mê thì uống trà
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1947 08:47, 03/07/2022
0 0 9,884 0.0
Trà là thức uống phổ biến và đã trở thành một trong ba thức uống không cồn chính (trà, cà phê, ca cao) được ưa chuộng trên toàn cầu. Cùng tìm hiểu chuyên khảo được cho là sớm nhất thế giới về trà để việc thưởng trà càng thêm thi vị.

Lục Vũ thời Đường năm 758 đã viết chuyên khảo sớm nhất thế giới ...
Văn hóa thưởng trà của người Việt
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1940 09:23, 30/06/2022
0 0 8,112 0.0
Không biết từ bao giờ, trà có mặt trong đời sống hàng ngày của người Việt Nam, từ ấm trà bên vỉa hè đến ấm trà trong gia đình. Chén trà cũng là khởi nguồn của rất nhiều câu chuyện, gắn kết thêm những con người chưa từng quen biết lại với nhau.

Trà từ lâu cũng đã được các nhà khoa học chứng minh là rất ...
Ý nghĩa tinh thần, triết học và tôn giáo của trà đạo
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1936 09:28, 27/06/2022
0 0 8,495 0.0
Trà đạo có thể khơi dậy cảm hứng về tinh thần hoặc triết học. Những tương phản triết học giữa Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo thể hiện qua trà đạo là sự quảng bá cho lý tưởng tương ứng của từng tôn giáo.

Với trà đạo, người Trung Quốc đã uống trà trong bốn nghìn năm qua. Ban đầu, trà được trồng ...
Nghệ thuật đấu trà uống tới 50 tách ở Nhật Bản có gì lạ?
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1928 09:15, 24/06/2022
0 0 8,277 0.0
Đấu trà có nguồn gốc từ thời nhà Đường ở Trung Quốc, phát triển sang triều đại nhà Tống rồi du nhập vào Nhật Bản, song người Nhật thiết kế đấu trà với định dạng riêng, không giống Trung Quốc.

Nước Nhật biết đến đấu trà (闘 茶,Tōcha) vào thời kỳ Kamakura (Liêm Thương thời đại, 1185–1333). Ở Nhật, ...
Nghệ thuật uống trà đạo
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1916 08:43, 21/06/2022
1 0 11,327 0.0
Đối với người Trung Quốc, việc uống trà đã trở thành tập quán hơn 1.000 năm qua. Trà là một phần không thể thiếu trong cuộc sống, là một trong bảy nhu cầu thiết yếu hàng ngày, gồm: “nhiên liệu, dầu, gạo, muối, nước tương, giấm và trà”.

Cây trà có nguồn gốc ở Trung Quốc từ thời cổ đại, ban đầu được ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!