/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

​Câu chuyện thú vị đằng sau sự yêu thích đến ám ảnh với trà của người Anh

2991 08:57, 13/11/2023
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

​Câu chuyện thú vị đằng sau sự yêu thích đến ám ảnh với trà của người Anh
Cuộc sống của người Anh gắn liền với trà. Nhưng ít ai biết rằng, nguồn gốc sâu xa của trà tại Anh lại cực kỳ bất ngờ.

Ngày nay, trà là một phần đặc biệt trong nền văn hóa của xứ sở sương mù. Thế nhưng, kể cả người dân Anh cũng ít ai biết được, nhân vật đã truyền cảm hứng cho sự phổ biến của trà ở nước họ là ai.

Người dân Anh luôn cảm ơn Trung Quốc vì đây là nơi bắt nguồn của việc trồng trọt, thu hoạch lá trà. Tuy nhiên, người truyền cảm hứng cho sự phổ biến của trà ở nước Anh không phải đến từ Trung Quốc, mà lại đến từ một phụ nữ người Bồ Đào Nha.

- Câu chuyện bị lãng quên

Ngược dòng thời gian về năm 1662, công chúa Catherine (con gái vua John IV của Bồ Đào Nha) được gả cho vị vua của vương triều vừa mới được phục hồi ở Anh - vua Charles III. Việc này đã giúp cô trở thành một người phụ nữ rất quan trọng: hoàng hậu của khu vực Anh, Scotland và Ireland.

Khi chuyển đến nước Anh chung sống với vua Charles, nàng đã mang theo trà trong hành lý của mình. Một truyền thuyết thú vị kể rằng những thùng trà nàng mang theo được đánh dấu là Transporte de Ervas Aromaticas (theo tiếng Bồ Đào Nha có nghĩa là: vận chuyển thảo dược thơm), và viết tắt là T.E.A. Từ "trà" trong tiếng Anh hiện nay được gọi là "tea" có lẽ xuất phát từ nguyên nhân ấy.

Thế nhưng, một số nhà ngôn ngữ học lại cho rằng chữ "tea" trong tiếng Anh bắt nguồn từ việc phiên âm từ chữ "trà" trong tiếng Hoa. Tuy câu chuyện này còn gây tranh cãi, nhưng một điều chắc chắn là vào thời điểm ấy, trà đã được dùng rộng rãi trong giới quý tộc Bồ Đào Nha, do nước này có mối buôn bán trực tiếp với Trung Quốc thông qua thuộc địa của mình là Macau.

Khi Catherine tới Anh, trà đã được dùng ở đây nhưng mới chỉ dưới vai trò là một loại thuốc chữa bệnh. Lí do là vì giá trà thời đó khá đắt đỏ. Anh không buôn bán trực tiếp với Trung Quốc và một số ít gói trà mà người Hà Lan nhập khẩu vào đã được bán với giá rất cao. Ở thời kỳ đó, một pound - khoảng 454gr, có giá bằng mức thu nhập của một người lao động trung bình trong một năm. Do đó, trà chỉ dành cho giới thượng lưu nhất, giàu có nhất trong xã hội.

Thế nhưng, Catherine - một hoàng hậu nổi tiếng lại có thói quen uống trà hàng ngày. "Khi Catherine kết hôn với Charles, nàng trở thành tâm điểm chú ý - mọi thứ, từ váy áo cho tới đồ dùng của nàng đều trở thành chủ đề bàn tán nơi cung đình," Sarah-Beth Watkins, tác giả cuốn Catherine of Braganza: Charles II's Restoration Queen chia sẻ.

"Việc nàng thường uống trà khiến những người khác cũng uống. Các quý bà quý cô đua nhau học theo nàng, và đua trở thành thành phần thân cận với nàng." Dần dần, những tầng lớp xã hội thấp hơn cũng thường xuyên uống trà, đưa trà trở thành thứ đồ uống phổ biến hơn.

Ngày nay, trà đã trở thành một phần trong cuộc sống của người dân Anh, thậm chí còn là nỗi ám ảnh. Tuy nhiên, điều đáng nói chính là người Anh không tạo ra văn hóa uống trà, mà chỉ là những người học theo.

Khi trà được người Hà Lan mang tới, người Anh không biết gì về văn hóa uống trà. Họ không có thìa nhỏ, không có tách uống, không có ấm pha trà. Cho nên người Anh phải nhập khẩu những chén sứ nhỏ, tách, đĩa đựng đường, những ấm pha trả nhỏ và sao chép toàn bộ nghi lễ uống trà từ Trung Quốc.

- Sống lại cùng văn hóa thưởng trà

Nếu đến London, bạn có thể trải nghiệm sự phù hoa và kiểu cách của giới quý tộc xưa khi dùng trà chiều tại các khách sạn sang trọng như khách sạn Langham, khách sạn Ritz.

Bạn cũng có thể bắt gặp các sự kiện dùng trà rất thú vị tại Bồ Đào Nha. Tại thành phố Sintra, có một khách sạn đang nỗ lực quảng bá câu chuyện hoàng hậu Catherine đã góp phần giúp phổ biến trà. Đó chính là khách sạn Tivoli Palácio de Seteais Sintra. Tổng giám đốc Mario Custódio của khách sạn đang thực hiện một chương trình trà chiều đặc biệt với chủ đề Catherine. "Trong trường học, chúng tôi không được biết về câu chuyện lịch sử này", Custódio nói. "Tôi không biết gì. Thậm chí người dân Bồ Đào Nha cũng không ai biết."

Với Custódio, việc đưa phần lịch sử ít người biết này vào với đời sống sẽ khiến du khách tới thành phố có được trải nghiệm đặc biệt.

Hiện Custódio đang hợp tác với một sử gia để phục vụ loại trà mà Catherine đã từng uống. "Người Bồ Đào Nha chúng tôi muốn tin rằng Catarina đóng vai trò quan trọng đối với trà. Tôi không muốn câu chuyện lịch sử này mất đi" Custosdio cho biết.

Nguồn: BBC
Theo toiyeutra
​Câu chuyện thú vị đằng sau sự yêu thích đến ám ảnh với trà của người AnhRất ít người biết rằng người Bồ Đào Nha đã truyền cảm hứng cho việc uống trà ở Anh (Nguồn ảnh: Christopher Furlong / Getty Images)
​Câu chuyện thú vị đằng sau sự yêu thích đến ám ảnh với trà của người AnhNhững người phụ nữ nhanh chóng sao chép thói quen uống trà của Catherine.
​Câu chuyện thú vị đằng sau sự yêu thích đến ám ảnh với trà của người Anh
1 0 2,196 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Mỗi quốc gia - Một thức trà - Một nền văn hóa
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1988 08:37, 21/07/2022
0 0 5,899 0.0
Cùng với cà phê, trà là thức uống quen thuộc được yêu thích. Đối với mỗi quốc gia trên thế giới, tùy từng nền văn hóa và điều kiện tự nhiên mà cách uống trà, loại trà yêu thích của từng nước cũng khác nhau, ẩn chứa những nét văn hóa đặc sắc, niềm tự hào của các quốc gia này.

- Vương quốc Anh

Văn ...
Bạch trà - trà hiếm hoi nhất trên thế giới có gì đặc biệt?
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1982 09:49, 16/07/2022
0 0 6,579 10.0
Tất cả các loại trà thật sự đều cùng loài Camellia sinensis. Tuy nhiên, do điều kiện trồng, phương pháp chế biến và địa điểm khác nhau đã khiến trà phát triển thành những loại khác nhau. Ngoài trà đen và trà xanh, còn 4 loại trà khác.

Loại hiếm hoi nhất là trà trắng (bạch trà), chủ yếu được sản xuất ở Trung ...
Trà và Thiền trong văn hóa Phật giáo
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1971 09:21, 13/07/2022
0 0 6,527 0.0
Hương vị của trà đã thấm sâu vào trong cuộc sống thường nhật, vị chát rồi ngọt của trà đã đi vào tâm thức của bao lớp người trong kiếp nhân sinh. Rồi trà như cam lộ nhuận thắm cửa thiền sâu lắng, gợi lên khúc đại từ sắc sắc không không.

Không biết từ khi nào mà trà trở thành một trong những thứ không ...
Một tách trà là niềm vui thanh đạm, giữa phồn hoa ta thấy được thuần chân
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1965 09:08, 11/07/2022
1 1 6,101 0.0
Thuở nhỏ tôi rất sợ uống trà, vừa nhìn thấy liền nhăn mặt, đến khi cổ họng khát khô mới chịu vớ lấy chiếc chén mà nhắm mắt nhắm mũi uống, ực một cái là xong hết! Sau này lớn lên mới biết, thì ra, hoa có hương sắc của hoa, nước có ý vị của nước, ấm có tâm tình của ấm, mà trà lại có đạo lý của ...
Khổng Tử chưa bao giờ được thưởng thức trà, lý do chưa ai cãi?
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1958 09:02, 08/07/2022
1 0 6,895 0.0
Nhiều tài liệu cho rằng, trà Trung Quốc lần đầu tiên được ghi chép trong triều đại nhà Chu, ban đầu người ta ca ngợi trà chỉ vì giá trị y học của nó. Ngay cả Khổng Tử (551 - 479 trước CN) cũng chưa từng thưởng thức trà.

Nhiều thời gian sau… Khổng Tử, trà mới thật sự trở thành thức uống ở Trung Quốc, rồi ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!