/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Tìm Hiểu Về Giấy Xuyến Chỉ, Giấy Tuyên

3002 14:50, 14/11/2023
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Tìm Hiểu Về Giấy Xuyến Chỉ, Giấy Tuyên

Nguồn gốc giấy xuyến

Giấy tuyên 宣纸, ở Việt Nam thường gọi là giấy xuyến , một số người còn gọi là giấy xuyến chỉ có nguồn gốc từ Trung Quốc. Có thuyết cho rằng từ đời Tùy, Đường đã có loại giấy tuyên chỉ. Từ đời Đường về sau nhiều nơi ở trung quốc đã phát triển mạnh nghề làm giấy như Giang Tây, Hồ Nam, Chiết Giang, An Huy, Phúc Kiến. Nguyên liệu chế xuất rất phong phú lấy từ các loại gỗ Thụy Hương, San Hương, Chử (cây Dó), Thanh Đàn, Tre trúc.v.v.. Ngày nay, giấy xuyến chủ yếu được làm từ vỏ cây Thanh Đàn, còn rơm dạ là nguyên liệu pha, độn. Một số đặc tính của giấy xuyến: Mềm dai, bóng sáng nhưng bề mặt vẫn có độ rườm, tuy mỏng nhưng dai, màu trắng ít biến sắc, gập không bị gãy, khó bị mục nát, mối mọt. Đặc điểm của giấy xuyến khác với những loại giấy khác là tính nhuận mực (sự phân sắc, sắc độ của mực trên giấy đẹp). 

01 tờ giấy xuyến hãng hồng tinh

Giấy xuyến hãng Hồng Tinh

Tên giấy tuyên bắt nguồn từ địa danh sản xuất ra loại giấy này. Thời nhà Đường có vùng tên là Tuyên Châu, ngày nay thuộc tỉnh An Huy, Trung Quốc. Ở tỉnh An Huy có nhiều nơi sản xuất giấy xuyến, nhưng thành phẩm được tập trung, phân phối tại Tuyên Thành (thành phố trực thuộc tỉnh An Huy), đồng thời Tuyên Thành cũng là nơi tập trung nhiều cơ quan hành chính nhà nước. Do đó, loại giấy này dược đặt tên theo địa danh là: Tuyên Chỉ. Hiện nay, ở Việt Nam thường gọi là giấy xuyến, giấy tuyên.

Viết thư pháp trên giấy xuyến

Viết tác phẩm thư pháp trên giấy xuyến

Các nhà khoa học lấy mẫu từ giấy xuyến cổ thời nhà Minh để xét nghiệm thành phần của giấy. Kết quả xét nghiệm cho thấy thời bấy giờ toàn bộ giấy xuyến được làm từ sợi vỏ cây Thanh Đàn. Từ thời nhà Thanh mới đắt đầu sử dụng các chất liệu khác để độn như rơm rạ, cỏ long tu. Ở Việt Nam chúng ta có làng nghề sản xuất giấy dó truyền thống. Giấy dó cũng chia làm 2 loại là nguyên sinh và giấy dó pha. Giấy dó pha cũng sử dụng rơm rạ để làm chất độn tương tự như giấy xuyến vậy. Nhìn chung phương pháp sản xuất giấy tuyên và giấy dó cũng có nhiều nét tương đồng như: Dùng sợi vỏ cây là nguyên liệu chính, nguyên liệu đều trải qua một quá trình ngâm, ủ; đều phải dùng mành (liềm seo) để tạo ra 1 tờ giấy.

Phân loại giấy xuyến

Dựa vào quy trình gia công và đặc tính của giấy có thể chia giấy xuyến chia làm 3 loại là: Sinh tuyên (xuyến sống), bán sinh tuyên (nửa chín), thục tuyên (xuyến chín).

Phân biệt các loại giấy xuyến

- Sinh tuyên hay còn gọi là giấy xuyến sống là giấy trực tiếp sử dụng sau khi sản xuất từ nguyên liệu chính, không trải qua các giai đoạn thêm phụ liệu. Tức, không quét thêm lớp phèn lên bề mặt giấy. Do đó giấy sinh tuyên có độ loang, độ hút nước cao, tính nhuận mực cao, thường dùng trong trường hợp cần tận dụng đến độ loang của mực và nước trên giấy, sử dụng bát mặc họa pháp, vẽ tranh thủy mặc tả ý. Khi viết lên giấy sinh tuyên, sử dụng mực đặc sẽ dễ viết và khống chế mực hơn. Khi vẽ cần nắm vững mực nước, tốc độ để đạt được hiệu quả mong muốn.

- Thục tuyên là giấy xuyến sống được gia công thêm một lớp phèn, do đó thục tuyên còn được gọi với tên là Phàn Tuyên. Lớp phèn làm cho giấy xuyến chín cứng hơn giấy xuyến sống, đồng thời lớp phèn làm mất hoặc giảm đi đặc tính loang mực, hút nước của giấy. Giấy xuyến chín được sử dụng trong vẽ tranh công bút, hoặc viết chữ khải, chữ nhỏ như chép kinh, chép sách. Kinh văn chép vào thời đường dùng loại giấy Phàn chỉ có tên là Ngạch Hoàng Chỉ 硬黄纸. Khuyết điểm của giấy xuyến chín là dùng một thời gian sẽ thấy lộ vết phèn, giòn gãy. Thục tuyên có thể tiếp tục gia công để có thêm hoa văn như chúng ta thấy trên thị trường hiện nay.

- Bán sinh tuyên là giấy xuyến sống được gia công thêm 1 lớp phèn mỏng, lượng phèn ít. Do đó, loại giấy này có đặc tính trung gian giữa sinh tuyên và thục tuyên. Tức, có độ loang, độ thấm hút nước vừa phải. Giấy xuyến sống được sử dụng trong viết thư pháp, vẽ tranh thủy mặc tả ý.

Vỏ cây Thanh Đàn để sản xuất giấy xuyến

Vỏ cây Thanh Đàn sản xuất giấy xuyến

Dựa vào nguyên liệu có thể chia giấy xuyến làm 3 loại chính sau: Miên liệu 棉料, bì liệu hay tịnh bì 皮料, đặc tịnh 特净.

- Miên liệu 棉料 là giấy xuyến có thành phần sợi vỏ cây Thanh Đàn chiếm tỷ lệ 30-40%. Sợi rơm dạ chiếm 60-70% (rơm rạ chiếm tỷ lệ nhiều)

- Bì liệu 皮料hay tịnh bì 净皮là giấy xuyến có thành phần sợi vỏ cây Thanh Đàn chiếm tỷ lệ 60-80% (sợi vỏ cây Thanh Đàn chiếm tỷ lệ nhiều). Sợi rơm dạ chiếm 20-40%.

- Đặc tịnh 特净 là giấy xuyến có thành phần sợi vỏ cây Thanh Đàn chiếm tỷ lệ 85-95% (sợi cây Thanh Đàn chiếm tỷ lệ rất cao). Sợi rơm dạ chiếm 05-15%.

Giấy xuyến tịnh bì có hàm lượng vỏ cây thanh đàn cao

Chữ tịnh bì in trên mép đao giấy xuyến

Khi bạn mua giấy xuyến có thể bắt gặp ở mép đao giấy in chữ tịnh bì 净皮, nhà sản xuất đang muốn nói rằng đây là loại giấy họ sử dụng với hàm lượng sợ vỏ cây Thanh Đàn cao và là loại giấy tốt. Giấy có hàm lượng sợi Thanh Đàn cao sẽ giúp thể hiện tầng lớp mực tốt, có thể chà xát nhiều lần không sở rách, thủng. Đó là lý do vì sao vẽ tranh thủy mặc cần phải dùng giấy tình bì hoặc đặc tịnh.

Kích cỡ giấy xuyến:

Trên thị trường có rất nhiều loại kích cỡ khác nhau, trong đó có một số kích cỡ phổ thông nhất là:

Tứ xích四尺: 69cm x 138cm

Ngũ xích 五尺:84 cmx 153cm

Lục xích 六尺: 97cm * 180cm

Nhà sản xuất thường đóng gói giấy xuyến thành từng đao. Một đao giấy được hiểu là 100 tờ. Ngoài giấy xuyến được đóng gói theo tờ, hiện nay còn có loại giấy xuyến dạng cuộn, kích thước cũng hết sức đa dạng như: 50cmx100m; 60cmx100m; 70cmx100m.v.v..

Giấy xuyến cuộn dài 100m

Viết thư pháp dùng loại giấy xuyến nào?

Trong 3 loại giấy sinh tuyên, thục tuyên và bán sinh tuyên thì bán sinh tuyên là phù hợp để viết thư pháp nhất. Viết chữ tiểu khải, chữ nhỏ như chép kinh, chép sách thì dùng giấy thục tuyên (xuyến chín).

Vậy, tại sao viết thư pháp ít dùng giấy sinh tuyên?

Giấy xuyến ra đời khá muộn, Vương Hi Chi viết tác phẩm “Lan Đình Tự” cũng không phải sử dùng chất liệu giấy xuyến. Chất liệu giấy sớm nhất là ma chỉ麻纸 (giấy làm từ cây đay), có rất nhiều thiếp nổi tiếng được viết trên chất liệu giấy này như: Ngu Thế Nam lâm Lan Đình Tập Tự 《兰亭集序》, Âu Dương Tuân Bốc Thương Thiếp 《卜商帖》, Mễ Phất Hán Mã Thiếp 《韩马帖》, Nhan Chân Khanh Hồ Châu Thiếp 《湖州帖》, Vương Hiến Chi Đông Sơn Tùng Thiếp《东山松帖》.v.v.. Trước đó, nhiều tác phẩm được phát hiện được viết trên da thú, có thuyết cho rằng Vương Hi Chi Lan Đình Tự được viết trên da thú. Qua chất liệu của các tác phẩm cổ xưa và qua nét chữ viết trên các chất liệu đó có thể thấy thời xưa thường viết trên loại chất liệu có đặc tính gần tương đương với giấy bán sinh tuyên hoặc thục tuyên. Do giấy sinh xuyên có đặc điểm hút mực tốt, khi viết sẽ phát sinh 2 vấn đề: Thứ nhất, khi viết lông bút nhanh bị hút hết mực, đặc biệt viết thảo thư, cuồng thảo nếu 1 lần hạ bút viết hết 1 dòng từ trên xuống dưới sẽ không đảm bảo lượng mực để viết. Thư hai, do bề mặt giấy sinh tuyên mềm sốp lại hút mực nên khi viết bút chì sáp trên giấy, không thanh thoát như giấy bán sinh tuyên, thục tuyên). Thứ ba, có thể thấy các tác phẩm khải thư, hành thư, thảo thư nét chữ khỏe khoắn, đường nét tinh tế có chữ bé, chữ nhỏ, nét thô, nét mảnh nếu dùng giấy sinh tuyên sẽ rất khó thể hiện được tinh thần đó.

Viết thư pháp, vẽ tranh hoa điểu, tranh thủy mặc trên các chất liệu giấy xuyến

Thư pháp, tranh hoa điểu, tranh sơn thủy trên giấy xuyến

Đối với người mới tập viết có thể dùng giấy xuyến loại giá thành thấp hoặc sử dụng giấy mao biên chỉ in sẵn ô mễ tự, ô điền tự, ô cửu cung.v.v.. để viết.

Cách phân biệt giấy sinh tuyên, bán sinh tuyên, thục tuyên.

Để phân biết các loại giấy xuyến có thể sử dụng 1 số cách sau đây:

- Đọc nhãn nhà sản xuất dán trên bao bì của giấy. Trên nhãn thường thể hiện thông tin hãng sản xuất, tên giấy, loại giấy, kích cỡ giấy, số lượng tờ giấy.

- Nhìn bề mặt giấy, nếu giấy sinh tuyên bề mặt thường mềm, sốp hơn giấy bán sinh tuyên và thục tuyên. Ngược lại, giấy thục tuyên do có gia công thêm lớp phèn nên bề mắt giấy thường nhẵn và cứng hơn.

- Nhỏ 1 giọt nước vào góc tờ giấy xuyến. Nếu thấy giọt nước bị thấm và loang nhiều về các hướng thì đó là giấy sinh tuyên, nếu nước ít bị thấm, thì đó là giấy bán sinh bán thục hoặc thục tuyên.

Dùng nước để phân biệt giấy xuyến

Nhỏ nước lên giấy xuyến chín sẽ không bị thấm, loang

Cách bảo quản giấy xuyến
 

Cách bảo quản giấy xuyến rất quan trọng, đặc biệt là giấy xuyến dùng để vẽ tranh. Bảo quản giấy xuyến không khó, chỉ cần lưu ý 2 vấn đề là: Phòng ẩm và phòng côn trùng.

- Phòng ẩm: Như đã giới thiệu ở trên, giấy xuyến có khả năng thấm hút nước cao, do đó nếu để lộ ngoài không khí sẽ rất dễ hút ẩm trong không khí, ngoài ra còn dễ bị bụi. Cách bảo quản là bọc trong lớp giấy hoặc lớp túi nilong bảo quản, để ở vị trí nào đó cách mặt đất. Những ngày trời nắng ráo có thể mở cửa sổ, cửa phòng để giấy xuyến có thể hấp thụ hơi ẩm trong không khí, giúp giấy xuyến co giãn một cách tự nhiên. Giấy xuyến để lâu sợi thực vật trong giấy xuyến co giãn lâu ngày sẽ khiến giấy ngấu, viết vẽ đẹp hơn. Nói chung, không nên để giấy xuyến hút ẩm quá nhiều, dễ bị hỏng mốc. Trước hộp giấy xuyến bị ẩm nước cũng không nên cho ra ngoài nắng phơi vì sẽ làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của giấy, có thể đặt trong phòng những ngày khô ráo, độ ẩm trong giấy sẽ tự phân phát ra không khí.

- Phòng côn trùng: Giấy xuyến được mệnh danh là thiên niên thọ chỉ 千年寿纸 (tức giấy bền ngàn năm), tuy nhiên câu nói trên cũng không phải tuyệt đối, để bảo vệ giấy xuyến tốt trong thời gian dài có thể đặt cạnh giấy 1 vài viên long não để đuổi côn trùng.

Giấy xuyến chỉ được sử dụng như thế nào?

Biểu giấy xuyến chỉ, liễn lụa

Giấy xuyến chỉ khá mỏng, sau khi viết, vẽ lên giấy để bảo quản lâu dài phải đem bồi một lớp đế ở để giấy phẳng phiu, cứng cáp hơn. Việc đem bồi tác phẩm viết, vẽ trên giấy xuyến giống như mặc cho giấy thêm một lớp áo vậy, bạn sẽ thấy tác phẩm trở lên đẹp đẽ hơn rất nhiều. Sau khi bồi có thể đem đóng khung hoặc đóng trục để treo. Giấy xuyến bồi đế, bo lụa xung quanh và đóng trục ở Miền Bắc thường gọi là Biểu giấy xuyến hoặc Biểu giấy xuyến bo lụa, còn ở Miền Nam thì thường gọi là Liễn lụa.

 

Team Uống Trà Thôi sưu tầm

1 0 3,925 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Những bí ẩn xoay quanh bức tranh đắt nhất thế giới
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2286 08:37, 19/11/2022
0 0 5,537 0.0
Kiệt tác "Salvator Mundi" - từng được đấu giá hơn 450 triệu USD, đắt nhất thế giới - hiện không rõ tung tích.

Sáng 14/10, trên The Times, giáo sư Martin Kemp cho biết được mời đến Arab Saudi để kiểm tra kiệt tác Salvator Mundi của Leonardo da Vinci, cùng sự tham gia của cơ quan an ninh. "Có những lý do khiến tôi ngần ngại ...
Tuyệt tác tranh Phật giáo 600 năm tuổi
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2280 08:40, 15/11/2022
1 0 4,620 0.0
Tranh Phật giáo - ở bảo tàng tư nhân của tỷ phú Trung Quốc Lưu Ích Khiêm - được thêu chỉ vàng, tơ ngũ sắc, tuổi đời hơn 600 năm.

Theo Sina, tác phẩm hiện được lưu giữ ở bảo tàng tư nhân Long Museum của tỷ phú Trung Quốc. Tranh được ông mua tại phiên đấu giá do Christies Hong Kong tổ chức năm 2014, với giá xấp ...
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2265 08:45, 05/11/2022
0 0 5,523 0.0
"GIẢI MÃ" LỢN TRONG TRANH DÂN GIAN
Hai dòng tranh dân gian nổi tiếng là Đông Hồ (Bắc Ninh) và Kim Hoàng (Hà Nội) đều chọn hình tượng con lợn để thể hiện sự no đủ, sung túc. Đặc biệt những tranh này thường được treo dịp Tết để cầu mong một năm êm ấm.
Điều đáng nói là một dòng tranh dân gian nổi tiếng là ...
Hội họa thời kỳ Phục Hưng ‘Ngụ ngôn về đức hạnh và suy đồi’: Lựa chọn làm quỷ hay làm Thần?
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2264 08:44, 04/11/2022
0 0 5,489 0.0
Lựa chọn giữa đức hạnh và lương tri (Virtue), hay sự cám dỗ và suy đồi (Vice) là chủ đề nổi bật trong rất nhiều tác phẩm hội họa thời kỳ Phục Hưng, trong đó có bức họa “Allegory of Virtue and Vice” (“Ngụ ngôn về đức hạnh và suy đồi”) của họa sĩ người Ý Lorenzo Lotto.

Câu chuyện về người anh hùng Hercules

Trong ...
‘Thanh Minh thượng hà đồ’: Điều gì ẩn sau một kiệt tác hội họa?
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2256 08:38, 31/10/2022
0 0 6,459 0.0
“Thanh minh thượng hà đồ” là một tác phẩm tranh khổ rộng được vẽ bởi họa sĩ Trương Trạch Đoan của thời Bắc Tống, thông qua cách miêu tả truyền thần về hơn 810 nhân vật với nhiều màu sắc khác nhau, đã ghi lại được hình ảnh về cuộc sống thành thị của Trung Quốc vào thế kỷ 12 một cách sống động, ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!