/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Những địa danh trà nổi tiếng ở Việt Nam

3010 08:35, 16/11/2023
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Những địa danh trà nổi tiếng ở Việt Nam
Dọc theo chiều dài đất nước, hình ảnh cây trà ghi dấu ấn bởi thổ nhưỡng của từng vùng trà, bởi lối sống và thói quen canh tác, mang đến những nét riêng đậm đà hồn Việt.

Cây chè là loại cây có khả năng thích nghi và phát triển cao, sinh trưởng tốt trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau. Đặc biệt là trong điều kiện khí hậu cận nhiệt đới như ở Việt Nam, có nhiệt độ giao động từ 23 - 40°C. Với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu thuận lợi, những giống trà (chè) đã được trồng khắp từ Bắc vào Nam, đưa Việt Nam trở thành nước sản xuất trà lớn thứ 7 và xuất khẩu trà lớn thứ 5 thế giới.

Những vùng trồng chè nổi tiếng của Việt Nam đã đem đến hàng loạt thương hiệu chè chất lượng, được ưa chuộng trong và ngoài nước. Không những vậy đây còn là những điểm đến hấp dẫn, lí tưởng cho những ai yêu thích du lịch và khám phá.

- Thái Nguyên - “Đệ nhất danh trà”

Thái Nguyên là vùng trà nổi tiếng nhất nhì cả nước với tổng diện tích trông và khai thác khoảng 20.000 ha. Ở đây, cây chè được trồng, chăm sóc theo phương thức cổ truyền, cùng với quy trình thu hoạch và chế biến theo cách thức truyền thống đảm bảo giữ được mùi vị, màu sắc đặc trưng của từng lá tà. Trà xanh truyền thống Thái Nguyên nổi tiếng có hương vị thơm, vị đầu lưỡi đắng, hậu vị ngọt, mà sắc đẹp được nhiều người yêu thích.

Đất Thái Nguyên đã nuôi dưỡng nên những thương hiệu trà nổi tiếng như Tân Cương, Đồng Hỷ, La Bằng,... Trong đó, nổi tiếng nhất vùng trồng trà ở Thái Nguyên là xã Tân Cương – thủ phủ của chè Thái Nguyên với những sóng trà xanh tít tắp, nơi được biết tới với loại trà nõn tôm cao cấp thơm ngon, hấp dẫn.

- Phú Thọ - một trong những “cái nôi” ngành chè Việt

Ðược coi là "cái nôi" của ngành chè Việt Nam, những năm qua, tỉnh Phú Thọ triển khai nhiều giải pháp phát triển cây chè theo hướng bền vững, chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm.

Phú Thọ là vùng đất Trung du với nhiều đồi lớn phù hợp để cây chè phát triển. Ðây là một trong những địa phương có diện tích và sản lượng chè lớn nhất cả nước gồm: năng suất chè đạt 118 tạ/ha; sản lượng đạt hơn 185 nghìn tấn/năm; tỷ lệ diện tích các giống chè mới đạt 75,3%, trong đó, cơ cấu giống phục vụ chế biến chè xanh khoảng 30%. Hiện, Phú Thọ vươn lên đứng thứ tư về diện tích với hơn 16.000 ha chè và thứ ba về sản lượng chè của toàn quốc. Tại đây, đã hình thành nhiều làng nghề, hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp sản xuất, chế biến chè đen, chè xanh bảo đảm chất lượng được thị trường chấp nhận.

Tính đến nay, Phú Thọ có hơn 3.300 ha chè được sản xuất theo quy trình an toàn, vệ sinh thực phẩm; 100% cơ sở chế biến chè búp tươi có vùng nguyên liệu hoặc ký kết hợp đồng xây dựng vùng nguyên liệu, đủ cho chế biến chè xanh.

Bên cạnh vùng nguyên liệu chế biến chè đen xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới như Ấn Ðộ, Trung Quốc, Ðức, Anh, tại Phú Thọ bước đầu hình thành các vùng nguyên liệu phục vụ chế biến chè xanh (trồng bằng các giống LDP1, Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên...) ở các huyện: Tân Sơn, Thanh Sơn, Ðoan Hùng, Thanh Ba, Phù Ninh, Hạ Hòa.

- Tuyên Quang

Tỉnh Tuyên Quang hiện có 7.912 ha chè tập trung ở các huyện Sơn Dương, Yên Sơn và Hàm Yên. Trong đó, có 6.957 ha chè kinh doanh cho thu hái sản phẩm, năng suất chè búp tươi năm 2010 đạt 77,1 tạ/ha, sản lượng chè búp tươi đạt 51.307 tấn.

Chè được xác định là cây trồng mũi nhọn của tỉnh, giúp các hộ dân xóa nghèo bền vững của địa phương và đang được triển khai theo hướng trồng chè sản xuất, chế biến chè đúng kỹ thuật, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Xứ Nghệ

Cây chè đã được xác định là một trong 10 cây chủ lực, mang lại giá trị kinh tế, là một trong những mặt hàng xuất khẩu đem lại ngoại tệ cho tỉnh Nghệ An. Sản phẩm chè Nghệ An đang dần khẳng định được thương hiệu và có vị trí vững chắc trong ngành chè cả nước cũng như chinh phục được một số thị trường trên thế giới như các nước Trung Đông, EU, ASEAN, Mỹ, Nga…

Được biết, thực hiện Quyết định số 6290/QĐ-UBND ngày 24/12/2013 về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển vùng chè công nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn 2013 - 2020 mục tiêu quy hoạch đến năm 2015, tính đến năm 2020, tổng diện tích chè của tỉnh đã đạt 12.000ha, diện tích chè kinh doanh 12.000ha, năng suất 130 tạ/ha, sản lượng búp tươi 156.000 tấn, tương đương 31.200 tấn búp khô, tập trung chủ yếu tại 6 huyện Thanh Chương 5.770ha, Anh Sơn 3.200ha, Con Cuông 1.500ha, Kỳ Sơn 1.000ha, Quỳ Hợp 230ha, Tương Dương 300ha.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An vẫn phát triển các giống chè công nghiệp chính là giống LDP1, LDP2, PH1, shan tuyết.

Về diện tích chè đặc sản, chè chất lượng cao tỉnh Nghệ An có gần 500ha chè shan tuyết, trồng độ cao trên 1.200m - 1.500m so với mực nước biển, nơi mây mù phủ quanh năm của vùng Huồi Tụ - Mường Lống, huyện Kỳ Sơn. Ngoài ra, còn có đảo chè Thanh An ở huyện Thanh Chương, vừa là vùng sản xuất chè vừa là vùng du lịch hấp dẫn...

- Mộc Châu - Sơn La

Đây là vùng đất có điều kiện tự nhiên cực kỳ lý tưởng để trồng các giống trà truyền thống của Nhật Bản được yêu thích mà người Việt cũng thường nhập về. Trong đó, phải kể đến đây là vùng trồng nguyên liệu trà để sản xuất các loại matcha hảo hạng. Không chỉ nổi tiếng với trà ngon, cao nguyên Mộc Châu còn được mệnh danh là thiên đường du lịch xanh. Nếu có dịp đi ngang vùng núi rừng Tây Bắc, bạn đừng quên dừng chân thưởng thức một tách trà Mộc Châu, ngắm những chọn đồi chè xanh tận chân trời.

- Suối Giàng - Yên Bái

Suối Giàng - Yên Bái lừng danh với đặc sản chè Shan Tuyết. Nơi đây có hàng nghìn cây chè cổ thụ hơn 100 tuổi, có cả những gốc chè Shan Tuyết lên đến 300 năm tuổi, góp mặt vào danh sách những cây chè lâu năm nhất còn sót lại của thế giới. Vậy nên, người Mông sinh sống nơi đây cũng hình thành nên tục cúng cây chè tổ. Nổi tiếng và độc đáo, đã khiến chè Shan Tuyết trở thành cây phát triển kinh tế chủ lực của tỉnh và giúp nâng cao đời sống của những bà con trên núi rừng Yên Bái.

- Hà Giang

Đây là tỉnh có diện tích trồng trà đứng thứ 3 cả nước (sau Thái Nguyên và Lâm Đồng) với hơn 20.000 ha. Cây chè Shan Tuyết, Shan Nậm Ty là những loại chè đặc sản và chủ lực của mảnh đất phong cảnh hữu tình này. Với địa thế núi rừng trùng điệp, cùng nhiều điểm đến thu hút khách du lịch, đặc biệt là quy trình trồng và sản xuất trà của các bà con dân tộc mang nhiều nét đặc trưng độc đáo đã luôn hấp dẫn du khách trong và ngoài nước đến thưởng ngoạn và khám phá.

- Bảo Lộc (Lâm Đồng)

Lâm Đồng là một trong những tỉnh có diện tích trồng chè lớn nhất và lâu đời nhất Việt Nam. Được thiên nhiên ưu đãi, đất đai mầu mỡ, khí hậu thích hợp và đặc biệt có lợi thế là tỉnh nằm ở độ cao 800-1.000m, nên chất lượng chè của Lâm Đồng được khẳng định là ngon, hương thơm, vị ngọt.

Ngược dòng lịch sử, do nhu cầu khai thác đất đai và nhân công bản xứ của người Pháp khi xưa, cây trà được mang xuống Bảo Lộc (tên cũ là B’lao) vào thập niên 1930. Từ đồn điền của người Pháp, dần dà các trang trại, rẫy trà, vườn trà ra đời. Trên mảnh đất bazan màu mỡ, trải qua hơn 80 năm, ngày hôm nay, trà là một trong ba cây công nghiệp phát triển mạnh nhất ở Bảo Lộc.

Với khí hậu ôn hòa mát mẻ quanh năm, Bảo Lộc được mệnh danh là “kinh đô trà” của Việt Nam. Cách Thành phố Đà Lạt 120km về phía Tây Nam, trà Bảo Lộc ngày nay là một thương hiệu nổi tiếng trên thị trường, đặc biệt là dòng trà ướp hương và trà Ô long. Hương vị phố núi ngoài mứt, rượu vang, dâu tây, cà phê còn là cái tình đậm đà của những thức trà thơm ngon, tôn vinh nơi vùng cao đất đỏ.

Uống Trà Thôi
Theo Tạp Chí Kinh Tế
Những địa danh trà nổi tiếng ở Việt Nam
Những địa danh trà nổi tiếng ở Việt Nam
1 0 3,096 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Bạch trà - trà hiếm hoi nhất trên thế giới có gì đặc biệt?
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1982 09:49, 16/07/2022
0 0 7,141 10.0
Tất cả các loại trà thật sự đều cùng loài Camellia sinensis. Tuy nhiên, do điều kiện trồng, phương pháp chế biến và địa điểm khác nhau đã khiến trà phát triển thành những loại khác nhau. Ngoài trà đen và trà xanh, còn 4 loại trà khác.

Loại hiếm hoi nhất là trà trắng (bạch trà), chủ yếu được sản xuất ở Trung ...
Trà và Thiền trong văn hóa Phật giáo
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1971 09:21, 13/07/2022
0 0 7,009 0.0
Hương vị của trà đã thấm sâu vào trong cuộc sống thường nhật, vị chát rồi ngọt của trà đã đi vào tâm thức của bao lớp người trong kiếp nhân sinh. Rồi trà như cam lộ nhuận thắm cửa thiền sâu lắng, gợi lên khúc đại từ sắc sắc không không.

Không biết từ khi nào mà trà trở thành một trong những thứ không ...
Một tách trà là niềm vui thanh đạm, giữa phồn hoa ta thấy được thuần chân
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1965 09:08, 11/07/2022
1 1 6,499 0.0
Thuở nhỏ tôi rất sợ uống trà, vừa nhìn thấy liền nhăn mặt, đến khi cổ họng khát khô mới chịu vớ lấy chiếc chén mà nhắm mắt nhắm mũi uống, ực một cái là xong hết! Sau này lớn lên mới biết, thì ra, hoa có hương sắc của hoa, nước có ý vị của nước, ấm có tâm tình của ấm, mà trà lại có đạo lý của ...
Khổng Tử chưa bao giờ được thưởng thức trà, lý do chưa ai cãi?
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1958 09:02, 08/07/2022
1 0 7,422 0.0
Nhiều tài liệu cho rằng, trà Trung Quốc lần đầu tiên được ghi chép trong triều đại nhà Chu, ban đầu người ta ca ngợi trà chỉ vì giá trị y học của nó. Ngay cả Khổng Tử (551 - 479 trước CN) cũng chưa từng thưởng thức trà.

Nhiều thời gian sau… Khổng Tử, trà mới thật sự trở thành thức uống ở Trung Quốc, rồi ...
Trà
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1953 09:00, 06/07/2022
0 0 9,385 0.0
Trà "cắm tăm" là cách pha trà đặc biệt. Chén trà đậm đặc đến nỗi nếu cắm que tăm vào vẫn có thể đứng thẳng trong chén.

Trà xanh gắn bó với đủ mọi tầng lớp nhân dân từ cao sang vương giả đến các tầng lớp bình dân lao động. Thưởng trà có nhiều cách, người thích vị trà nhẹ nhàng, có chút đắng nhẹ ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!