/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

BỐN CHỮ "LẠNH" TRONG ĐỐI NHÂN XỬ THẾ

3016 13:15, 20/11/2023
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM

( từ)

BỐN CHỮ

Trong bộ sách xử thế “Thái Căn Đàm” thời nhà Minh có câu: “Lạnh mắt nhìn người, lạnh tai nghe tiếng, lạnh tình cảm thụ, lạnh tâm suy ngẫm”. Bốn chữ “Lạnh” này không phải chỉ sự lạnh lùng, mà là chỉ tâm thái trầm tĩnh khi đối mặt với con người và sự việc.


Lạnh mắt nhìn người
Nếu muốn giành được thành công thì biết mặt, giỏi dùng người là một trong những kỹ năng không thể thiếu. Đơn thương độc mã chỉ có thể làm được những việc nhỏ nhất thời, còn muốn làm đại sự ắt phải học cách tìm nhân tài và cộng sự phù hợp.

“Lạnh mắt nhìn người” là dùng ánh mắt tĩnh lặng để thấu hiểu người khác, khi đánh giá họ thì không mang theo quá nhiều quan điểm và lập trường cá nhân, không vì quan hệ thân sơ hoặc ân oán trong quá khứ mà xem thường xem nhẹ.

Thôi La, tả Thừa tướng nước Tề vào thời Bắc triều, rất được Vua kính trọng. Ông từng tiến cử Hình Thiệu giữ chức vụ quan trọng trong triều. Tuy nhiên khi nói chuyện với Vua, Hình Thiệu lại thường gièm pha nói xấu Thôi La.

Một hôm, Vua trách Thôi La rằng: “Khanh luôn kể những điều tốt về Hình Thiệu, nhưng Hình Thiệu lại thường nói xấu khanh, khanh quả thực là ngốc!”

Thôi La không vì yêu ghét cá nhân mà nảy sinh hiềm khích, ông vẫn độ lượng nói: “Hình Thiệu kể ra những nhược điểm của thần, thần nói đến những chỗ hay của Hình Thiệu, hai người nói đều là sự thật, không có gì sai cả!”

Khi đối đãi với một con người, luôn giữ tâm thái “tĩnh lặng” mới có thể quan sát chính xác, phân biệt tài năng và thiện ác của họ. Khi đối đãi với sự việc cũng vậy, “Người trong cuộc thường mê muội, người ngoài cuộc thường tỉnh táo”. “Lạnh mắt” quan sát mới có thể thấy rõ đại cục.


Lạnh tai nghe tiếng
Trong “Khổng Tử tứ ngôn” viết: “Nhĩ thông tính hải, nhập ư nhĩ nhi loạn ư tâm”, những điều tai nghe như thông với biển cả, hễ lọt vào tai là có thể nhiễu loạn nhân tâm. Những thứ tai nghe thấy thường tiến nhập vào nội tâm của mỗi người và gây ra những ảnh hưởng nhất định.

Trong công việc và cuộc sống mỗi người sẽ nghe thấy rất nhiều thông tin khác nhau, có thứ hữu ích, có thứ vô dụng, có thứ được thổi phồng, có thứ bị hạ thấp. Vậy nên học cách phân biệt phải trái đúng sai, biết lắng nghe những lời “trung ngôn nghịch nhĩ” và xa lánh lời đường mật của kẻ tiểu nhân mới là bậc trí tuệ.

Khổng Tử từng nói: “Ác lợi khẩu chi phúc bang gia”, ghét kẻ khéo nói thì tốt cho nước nhà. Ông còn giảng: “Viễn nịnh nhân”, tức là nên tránh xa kẻ nịnh bợ. Những lời này của Khổng Tử không chỉ đúng với việc quốc gia đại sự mà còn đúng với mỗi cá nhân.

Khi lắng nghe người khác nói, phải giữ được đôi tai trầm tĩnh, không nên vì những lời nịnh nọt, xuôi tai nhất thời mà mở cờ trong bụng, buông lỏng cảnh giác. Cũng không nên vì một chút phản đối, chất vấn mà phiền muộn bất an hay nổi giận. Dùng đôi tai “lạnh” để phân biệt những lời tốt xấu mới có thể đưa ra những phán đoán chính xác.

 


Lạnh tình cảm thụ
Người xưa giảng rằng “tĩnh lặng mới có thể nhìn xa”. Con người sinh ra ai cũng đều có thất tình lục dục, nhưng muốn kiểm soát cảm xúc, dục vọng của mình lại không phải là chuyện đơn giản. “Lạnh tình cảm thụ” là khi sự việc đến thì không để tình cảm chi phối, khiến cảm xúc che lấp lý trí. Quá vui hay quá buồn đều chỉ khiến sự tình trở nên tồi tệ hơn mà thôi.

Điều này đặc biệt đúng trong mối quan hệ vợ chồng. Khi bất đồng quan điểm, nếu không bên nào chịu nhường bên nào thì có thể cãi nhau tới mức đỏ mặt tía tai. Sau khi phát hiện sự việc chẳng hề có tiến triển, đi lòng vòng một hồi, rốt cuộc đôi bên vẫn phải tâm bình khí hòa mà ngồi lại chia sẻ.

Trong “Kinh Do Thái” có viết: “Con người ta sẽ phạm sai lầm khi tức giận.” Kinh Tân Ước “Philemon” cũng nói: “Con người đều điên cuồng khi tức giận.” Dù nguyên nhân là gì, khi bạn tức giận, không kiểm soát lời nói, cảm xúc, có thể sẽ gây tổn thương cho người khác, hủy hoại tình bạn, thậm chí làm ra những việc khiến bản thân phải ân hận suốt đời.

Gia Cát Lượng nói: “Lười nhác thì không thể tinh thâm, nóng nảy mạo hiểm thì không thể lý tính”. Lửa giận bốc lên sẽ che mờ lý trí của con người, khiến họ mắc sai lầm mà chuốc lấy bại vong.

 


Lạnh tâm suy ngẫm
Một người muốn giành được thành công, thì nhất định phải thường xuyên suy ngẫm về quy luật và đạo lý khiến sự vật sự việc nảy sinh, diễn biến. Lạnh tâm, tĩnh tâm suy ngẫm mới có thể nhìn sâu vào mọi việc. Vạn sự đều từ tâm mà sinh ra. Người ta hay quy kết nguyên nhân cho những yếu tố bên ngoài, mà quên mất trách nhiệm của bản thân trong đó.

Dù thành công hay thất bại, bạn cũng đều nên lạnh tâm suy nghĩ về nguồn cơn của sự tình, nguyên nhân thành bại, từ đó mới có thể không ngừng rút kinh nghiệm và cải chính những điều còn thiếu sót. Oán trời trách người vừa vô ích lại vừa không thay đổi được bản thân, còn khiến người ta tiếp tục bước vào thất bại. Có đôi chút thành tựu rồi thì cũng không thể hiu hiu đắc ý, để cho hoàn cảnh ăn mòn ý chí.

Gia Cát Lượng từng nói: “Không đạm bạc thì cái chí không sáng, không tĩnh lặng thì chẳng thể nghĩ xa”. Người có ý chí, lo nghĩ xa, thường xuyên tĩnh tâm suy ngẫm về mọi việc mới có thể vươn cao, mới có thể làm được việc lớn.

 

Thiên Cầm

Team Uống Trà Thôi sưu tầm

2 0 3,365 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

GIÁC
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
1879 10:33, 05/06/2022
1 0 9,538 8.0
GIÁC

1. Khổ không than: Là một loại tu luyện tâm tính
Trên mạng có một câu nói rất nổi tiếng:
"Đừng bao giờ kể khổ với bất kì ai, vì 80% số người nghe đều không quan tâm, 20% còn lại chỉ lấy làm trò cười."

2. Sướng không khoe: Là một loại trí tuệ trầm mặc
Hoa nở một nửa khiến người ta tò mò, rượu say ...
Đừng là người võ đoán – Xúc động câu chuyện ý nghĩα nhân sâu sắc
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
1870 14:12, 31/05/2022
0 0 11,733 0.0
Đừng là người võ đoán – Xúc động câu chuyện ý nghĩα nhân sâu sắc

Tôi có một thói quen. Nếu không tháρ tùng sếρ đi tiếρ đối tác, thì tɾưα nào cũng chọn quán cơm bụi ngαy góc đường để tìm cái bỏ bụng. Quán nhỏ, đúng nghĩα cơm bình dân. Họ tận dụng căn tɾọ đầu hồi củα cả dãy để mở kinh doαnh. ...
Mượn tích củ diễn giải cho vụ lùm xùm 5.0 trong những ngày qua!
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
1869 06:04, 31/05/2022
0 0 10,362 0.0
Lặng lẽ hɑ̀ո‌h động khôn ngoan còn hơn cả chục ngàn lời nói: Người giỏi gιаո‌g thực sự nói ít và lắng nghe rất ᴛһɑ̣̂ո‌ trọng.

“Khi nói, bạn chỉ nói những gì bạn đã biết. Nhưng khi bạn nghe, bạn có thể học được nhiều điều”, theo Đại Đức Dalai Lamа.
Ở một quɑ́ո‌ ăn nọ, hai người đang ...
Luôn có một nơi ᵭể về – Đó là “Nhà”
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
1868 16:54, 30/05/2022
1 0 12,610 0.0
Luôn có một nơi ᵭể về – Đó là “Nhà”, một câu chuyện thú vị nhân văn sâu sắc

Ông Pαρρy là chủ một cửα tiệm bán đồ cổ. Ðã từ lâu, ông giữ kín một nỗi buồn ɾiêng. Một hôm, tɾong lúc đαng lαu chùi cái đèn lồng để chuẩn bị giαo cho khách hàng, bỗng ông nghe tiếng nhạc củα cái chuông tɾeo ở ...
Lời dạy của Thế Tôn
1867 14:58, 30/05/2022
1 1 12,926 0.0
CẦU NGUYỆN
Này thôn trưởng, ông nghĩ thế nào khi có một người sát sinh, lấy của không cho, sống theo tà hạnh trong các dục, Vọng ngữ, tham lam, sân hận, tà kiến; Khi người ấy mạng chung, mọi người tụ họp cầu khẩn, mong rằng người này được sinh về Thiên giới?
Này thôn trưởng, ví như có người lấy một tảng ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!