/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

BỐN CHỮ "LẠNH" TRONG ĐỐI NHÂN XỬ THẾ

3016 13:15, 20/11/2023
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM

( từ)

BỐN CHỮ

Trong bộ sách xử thế “Thái Căn Đàm” thời nhà Minh có câu: “Lạnh mắt nhìn người, lạnh tai nghe tiếng, lạnh tình cảm thụ, lạnh tâm suy ngẫm”. Bốn chữ “Lạnh” này không phải chỉ sự lạnh lùng, mà là chỉ tâm thái trầm tĩnh khi đối mặt với con người và sự việc.


Lạnh mắt nhìn người
Nếu muốn giành được thành công thì biết mặt, giỏi dùng người là một trong những kỹ năng không thể thiếu. Đơn thương độc mã chỉ có thể làm được những việc nhỏ nhất thời, còn muốn làm đại sự ắt phải học cách tìm nhân tài và cộng sự phù hợp.

“Lạnh mắt nhìn người” là dùng ánh mắt tĩnh lặng để thấu hiểu người khác, khi đánh giá họ thì không mang theo quá nhiều quan điểm và lập trường cá nhân, không vì quan hệ thân sơ hoặc ân oán trong quá khứ mà xem thường xem nhẹ.

Thôi La, tả Thừa tướng nước Tề vào thời Bắc triều, rất được Vua kính trọng. Ông từng tiến cử Hình Thiệu giữ chức vụ quan trọng trong triều. Tuy nhiên khi nói chuyện với Vua, Hình Thiệu lại thường gièm pha nói xấu Thôi La.

Một hôm, Vua trách Thôi La rằng: “Khanh luôn kể những điều tốt về Hình Thiệu, nhưng Hình Thiệu lại thường nói xấu khanh, khanh quả thực là ngốc!”

Thôi La không vì yêu ghét cá nhân mà nảy sinh hiềm khích, ông vẫn độ lượng nói: “Hình Thiệu kể ra những nhược điểm của thần, thần nói đến những chỗ hay của Hình Thiệu, hai người nói đều là sự thật, không có gì sai cả!”

Khi đối đãi với một con người, luôn giữ tâm thái “tĩnh lặng” mới có thể quan sát chính xác, phân biệt tài năng và thiện ác của họ. Khi đối đãi với sự việc cũng vậy, “Người trong cuộc thường mê muội, người ngoài cuộc thường tỉnh táo”. “Lạnh mắt” quan sát mới có thể thấy rõ đại cục.


Lạnh tai nghe tiếng
Trong “Khổng Tử tứ ngôn” viết: “Nhĩ thông tính hải, nhập ư nhĩ nhi loạn ư tâm”, những điều tai nghe như thông với biển cả, hễ lọt vào tai là có thể nhiễu loạn nhân tâm. Những thứ tai nghe thấy thường tiến nhập vào nội tâm của mỗi người và gây ra những ảnh hưởng nhất định.

Trong công việc và cuộc sống mỗi người sẽ nghe thấy rất nhiều thông tin khác nhau, có thứ hữu ích, có thứ vô dụng, có thứ được thổi phồng, có thứ bị hạ thấp. Vậy nên học cách phân biệt phải trái đúng sai, biết lắng nghe những lời “trung ngôn nghịch nhĩ” và xa lánh lời đường mật của kẻ tiểu nhân mới là bậc trí tuệ.

Khổng Tử từng nói: “Ác lợi khẩu chi phúc bang gia”, ghét kẻ khéo nói thì tốt cho nước nhà. Ông còn giảng: “Viễn nịnh nhân”, tức là nên tránh xa kẻ nịnh bợ. Những lời này của Khổng Tử không chỉ đúng với việc quốc gia đại sự mà còn đúng với mỗi cá nhân.

Khi lắng nghe người khác nói, phải giữ được đôi tai trầm tĩnh, không nên vì những lời nịnh nọt, xuôi tai nhất thời mà mở cờ trong bụng, buông lỏng cảnh giác. Cũng không nên vì một chút phản đối, chất vấn mà phiền muộn bất an hay nổi giận. Dùng đôi tai “lạnh” để phân biệt những lời tốt xấu mới có thể đưa ra những phán đoán chính xác.

 


Lạnh tình cảm thụ
Người xưa giảng rằng “tĩnh lặng mới có thể nhìn xa”. Con người sinh ra ai cũng đều có thất tình lục dục, nhưng muốn kiểm soát cảm xúc, dục vọng của mình lại không phải là chuyện đơn giản. “Lạnh tình cảm thụ” là khi sự việc đến thì không để tình cảm chi phối, khiến cảm xúc che lấp lý trí. Quá vui hay quá buồn đều chỉ khiến sự tình trở nên tồi tệ hơn mà thôi.

Điều này đặc biệt đúng trong mối quan hệ vợ chồng. Khi bất đồng quan điểm, nếu không bên nào chịu nhường bên nào thì có thể cãi nhau tới mức đỏ mặt tía tai. Sau khi phát hiện sự việc chẳng hề có tiến triển, đi lòng vòng một hồi, rốt cuộc đôi bên vẫn phải tâm bình khí hòa mà ngồi lại chia sẻ.

Trong “Kinh Do Thái” có viết: “Con người ta sẽ phạm sai lầm khi tức giận.” Kinh Tân Ước “Philemon” cũng nói: “Con người đều điên cuồng khi tức giận.” Dù nguyên nhân là gì, khi bạn tức giận, không kiểm soát lời nói, cảm xúc, có thể sẽ gây tổn thương cho người khác, hủy hoại tình bạn, thậm chí làm ra những việc khiến bản thân phải ân hận suốt đời.

Gia Cát Lượng nói: “Lười nhác thì không thể tinh thâm, nóng nảy mạo hiểm thì không thể lý tính”. Lửa giận bốc lên sẽ che mờ lý trí của con người, khiến họ mắc sai lầm mà chuốc lấy bại vong.

 


Lạnh tâm suy ngẫm
Một người muốn giành được thành công, thì nhất định phải thường xuyên suy ngẫm về quy luật và đạo lý khiến sự vật sự việc nảy sinh, diễn biến. Lạnh tâm, tĩnh tâm suy ngẫm mới có thể nhìn sâu vào mọi việc. Vạn sự đều từ tâm mà sinh ra. Người ta hay quy kết nguyên nhân cho những yếu tố bên ngoài, mà quên mất trách nhiệm của bản thân trong đó.

Dù thành công hay thất bại, bạn cũng đều nên lạnh tâm suy nghĩ về nguồn cơn của sự tình, nguyên nhân thành bại, từ đó mới có thể không ngừng rút kinh nghiệm và cải chính những điều còn thiếu sót. Oán trời trách người vừa vô ích lại vừa không thay đổi được bản thân, còn khiến người ta tiếp tục bước vào thất bại. Có đôi chút thành tựu rồi thì cũng không thể hiu hiu đắc ý, để cho hoàn cảnh ăn mòn ý chí.

Gia Cát Lượng từng nói: “Không đạm bạc thì cái chí không sáng, không tĩnh lặng thì chẳng thể nghĩ xa”. Người có ý chí, lo nghĩ xa, thường xuyên tĩnh tâm suy ngẫm về mọi việc mới có thể vươn cao, mới có thể làm được việc lớn.

 

Thiên Cầm

Team Uống Trà Thôi sưu tầm

2 0 4,895 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Ý nghĩa của việc thỉnh chuông
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
892 09:47, 09/08/2021
0 0 13,896 0.0
Ý nghĩa của việc thỉnh chuông
Tiếng chuông chùa cũng là Pháp âm, nên sự chú tâm thành kính trong thỉnh chuông, không những giúp cho người dương thức tĩnh, lâng lâng cõi lòng, hướng tâm về cõi thiện lành, mà còn giúp cảm hóa cho cõi âm được nhẹ nhàng siêu thoát.

Chuông là một pháp khí linh thiêng, quan trọng trong nghi ...
“Cây lúa, hạt càng nhiều, càng mẩy, thì cúi càng thấp”
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
884 10:38, 07/08/2021
1 0 13,164 1.0
“Cây lúa, hạt càng nhiều, càng mẩy, thì cúi càng thấp”

Người càng nhiều tiền càng khiêm tốn, còn người càng không có tiền càng thích khoe khoang. “Khoe của” thì được khen, thành thật lại bị cười chê; dẻo miệng được quý mến còn làm việc tốt thì mệt mỏi.

Người không có tiền thì nói người có tiền ...
Tiếng Vang
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
879 09:46, 06/08/2021
1 0 12,213 0.0
Tiếng vang.
Hai cha con nọ đang đi men theo triền núi. Bỗng người con trai nhỏ trượt chân và ngã, em la lớn lên “Ối chao!” .
Em lấy làm ngạc nhiên khi thấy ở miền núi xa có tiếng ai nhái lại “Ối chao!”.
Em tò mò la lên “Ngươi là ai?” thì em nhận lại tiếng nhái lại “Ngươi là ai?”, tức giận quá em quát lên ...
Chút tình giữa mùa dịch
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
875 15:54, 05/08/2021
1 2 12,269 0.0
Chút tình giữa mùa dịch
"Đã hơn chục ngày rồi, mẹ con Thanh chỉ ăn cơm với trứng và nước tương, còn không là pha mì gói ăn, 4–5 bữa thì có được bó rau do bà Năm hàng xóm thương tình đem qua. Dịch dã thế này, con người ta thất nghiệp. Đâm ra không có tiền xài. Không có tiền xài thì đồng nghĩa với… đói".

Mày ...
Trong ngàn vạn tội lỗi ở đời, tội nào nặng nhất?
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
873 10:43, 05/08/2021
1 0 13,415 10.0
Tương truyền, xưa kia ở huyện bên có một thôn tên là Thượng Liễu, có một gia đình gồm hai vợ chồng chàng trai trẻ và mẹ già sống cùng nhau. Bởi vì bà lão đã già không làm được việc gì giúp hai vợ chồng người con trai, hơn nữa, bà lại thường xuyên đau ốm nên người con dâu cảm thấy rất bực bội trong lòng. ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!