/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

VỨT ĐI THÌ TIẾC NÊN NGƯỜI NGƯ DÂN ĐEM CON CÁ Ế TẶNG CHO KHỔNG TỬ, PHẢN ỨNG CỦA ÔNG KHIẾN CÁC ĐỆ TỬ SỬNG SỐT

3022 13:48, 21/11/2023
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM

( từ)

VỨT ĐI THÌ TIẾC NÊN NGƯỜI NGƯ DÂN ĐEM CON CÁ Ế TẶNG CHO KHỔNG TỬ, PHẢN ỨNG CỦA ÔNG KHIẾN CÁC ĐỆ TỬ SỬNG SỐT

Khổng Tử đưa đệ tử chu du khắp các nước. Có một lần thầy trò Khổng Tử đi đến nước Sở, còn chưa kịp làm quen với phong tục của nơi đây, thì đã có một ngư dân mang đến cửa một con cá lớn, đòi dâng con cá cho Khổng Tử.

Của ít nhưng lòng nhiều, chỗ ở chưa ổn định nhưng lại nhận được sự tiếp đãi long trọng, các đệ tử đều rất vui mừng, nhanh chóng đưa người ngư dân đó đến trước mặt Khổng Tử.

Khổng Tử hiểu ý của người đánh cá, cũng biểu đạt rõ ràng rằng mình không thể nhận được, vì ông có một nguyên tắc, không có công thì không hưởng lộc. Làm sao có thể nhận không đồ của người khác được?

Từ trước đến nay ông luôn hành xử như thế, cũng dùng cách này để dạy dỗ các đệ tử của mình.

 

Người đánh cá không phải là một người giỏi ăn nói, vừa nghe Khổng Tử nói không cần thì mặt đỏ bừng lên, vội vàng nói: “Khí trời nóng nực, tôi đã đến mấy cái chợ ở xa để bán nhưng vẫn không bán được, bán không được thì chỉ còn nước vứt nó đi, nhưng làm như thế chẳng bằng đem tặng cho ngài vẫn tốt hơn.”

Các đệ tử vừa nghe thấy người ngư dân nói vậy thì vô cùng tức giận, có người không nhịn được nữa, giận dữ nói chen vào: “Là vì ông không bán được, vứt đi thì tiếc, nên mới đến tặng cho thầy của chúng tôi à? Nếu chúng tôi lấy cá của ông, không phải chúng tôi cũng sẽ giống như cái mương nước hôi hám, trở thành nơi cho ông vứt cá sao? Ông hãy cầm cá đi đi!”

Lúc này, mặt của người đánh cá càng đỏ hơn, muốn phân bua giãi bày tránh hiểu nhầm. Đúng thời điểm đó, Khổng Tử đã đứng dậy, cúi đầu trước người đánh cá hai lần, cung kính nhận con cá về và nói: “Cảm ơn món quà của ông, ta không thể không nhận tấm lòng của ông được.”

Người đánh cá đi rồi, Khổng Tử liền bảo họ rửa sạch sẽ con cá, sau đó chuẩn bị nghi thức cúng tế. Các đệ tử nhìn nhau sửng sốt, không hiểu thầy họ đang làm gì, liền hỏi: “Người đánh cá đó muốn vứt nó đi, mà thầy lại muốn cúng tế nó, lí do là gì vậy ạ?”

Khổng Tử bình tĩnh đáp lời: “Ta từng nghe nói rằng những người dốc sức bố thí và không lãng phí những thứ dư thừa đều là thánh nhân. Bây giờ ta nhận quà tặng của thánh nhân, làm sao có thể không cúng tế được?”

 

Vứt đi thì tiếc nên người ngư dân đem con cá ế tặng cho Khổng Tử, phản ứng của Khổng Tử khiến các đệ tử sửng sốt - Ảnh 1.

Mỗi người trên thế giới này đều có thể trở thành thánh nhân, chỉ cần mỗi người có cho mình một trái tim lương thiện, yêu thương người khác. Một người nói gì, thậm chí nghĩ gì không quan trọng, quan trọng là họ làm được những gì, bởi những hành vi cao thượng luôn tốt hơn nhiều so với những động cơ cao thượng.

Trong cuộc sống này, thử hỏi đã có được bao người dốc sức cho đi? Thậm chí không thiếu những người dư thừa, thừa thãi đến mức đổ đi cũng không nghĩ đến việc bố thí cho người cần. Có lẽ là vì họ chưa lĩnh hội và cảm nhận được cái giá của lòng tốt.

 

Khi sẵn sàng mở lòng cho đi, chúng ta sẽ nhận ra rằng, việc mình làm đã mang lại cảm giác thật tuyệt, giống như khi chúng ta tặng cho người khác một bó hoa thơm vậy, hoa đã trao đi rồi, nhưng đôi bàn tay ta vẫn còn thoang thoảng mùi thơm.

Lòng tốt và sự lương thiện tạo ra hương thơm cho đời chính là theo cách ấy. Nó không chỉ mang đến sự trợ giúp cần thiết cho người đang cần được giúp, giúp họ ổn hơn, có niềm tin hơn… mà còn khiến ta cảm nhận được sự vui vẻ, hạnh phúc ngay trong từng khoảnh khắc của cuộc sống.

Cuộc sống sẽ trở nên tươi đẹp biết nhường nào nếu mỗi người biết trao đi sự thiện lương. Từ xa xưa, cổ nhân đã dạy “Gieo nhân nào gặt quả ấy”, khi con người chúng ta gieo lương thiện, chúng ta sẽ nhận lại trái ngọt. Khi tất cả mọi người cùng được hưởng trái ngọt từ những hành vi tử tế của mình, chẳng phải đó là một điều quá tuyệt vời đó sao?

Vứt đi thì tiếc nên người ngư dân đem con cá ế tặng cho Khổng Tử, phản ứng của Khổng Tử khiến các đệ tử sửng sốt - Ảnh 2.

 

Đừng nghĩ rằng làm việc thiện phải là việc gì đó to tát để rồi lăn tăn khi mình chẳng có gì để giúp người khác.

Một con cá bán ế, không ăn đến đem tặng cho người khác, đó cũng đã là một hành động đầy thiện chí, được đức Khổng Tử ví là hành động của bậc thánh nhân.

Hay như một nụ cười, một sự nhường nhịn, một thái độ sống tích cực… những cử chỉ tưởng chừng rất đỗi bình thường ấy nếu ta trao cho người khác, đó cũng là hành động mang tên lương thiện.

Đừng ngại cho đi, chúng ta sẽ nhận lại được sự báo đáp, có thể là ngay lập tức hoặc vào một lúc không ngờ đến nhất.

 

Team Uống Trà Thôi sưu tầm

0 0 5,166 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Cháy nhà lòi  mặt chuột
111 12:45, 30/05/2021
0 0 19,162 0.0
CHÁY NHÀ LÒI MẶT CHUỘT

Một con chuột bị mèo đuổi, vô tình chui vào trong tượng Phật trên chùa và làm tổ ở đó...

Từ ngày chui vào trong tượng Phật, cuộc sống của chuột ta vô cùng no đủ. Nó luôn được ăn thỏa thích những đồ lễ vật mà người dân mang đến cúng bái. Thêm nữa, người nào đến trước tượng ...
Biết tôn trọng người khác là một loại Mỹ Đức
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
104 06:13, 28/05/2021
0 0 16,186 0.0
Ngày nọ, một ông lão ăn mày quần áo rách tả tơi, đầu tóc bù xù, trên người bốc ra một mùi hôi khó chịu đứng trước một cửa tiệm bánh ngọt náo nhiệt. Những vị khách mua hàng đứng bên cạnh đều bịt mũi, nhíu mày, tỏ rõ thái độ ghét bỏ và khó chịu với ông ấy.

Nhân viên bán hàng quát to: “Đi ngay! Đi ...
Tu hành đạt được gì?
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
103 06:01, 28/05/2021
2 0 20,473 10.0
TU HÀNH CUỐI CÙNG ĐẠT ĐƯỢC ĐIỀU GÌ ?

Có người hỏi vị Tăng sĩ :
“ Ông lúc nào cũng tu tu hành hành vậy thông qua tu hành , cuối cùng đạt được cái gì?”

Vị tăng sĩ trả lời :
“Cái gì cũng không đạt được”

Người này lại hỏi :
“ Vậy ngài còn Tu Hành làm gì?”

Vị tăng sĩ mỉm cười nói :
“ Thế ...
KHẨU NGHIỆP
102 23:38, 27/05/2021
0 0 19,065 0.0
10 KIỂU KHẨU NGHIỆP TUYỆT ĐỐI PHẢI TRÁNH

1. Đa ngôn (nhiều lời)

Bệnh từ miệng mà vào, họa từ miệng mà ra, vì thế không nên nói quá nhiều, đa ngôn tất thất (nói nhiều ắt sẽ có sai sót).

Trong cuốn "Mặc Tử" có ghi chép rằng, học trò của Mặc Tử từng hỏi ông: "Nói nhiều có lợi không?"

Mặc Tử trà lời: ...
Thiền sư Thích Nhất Hạnh kể chuyện tình yêu
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
101 17:48, 27/05/2021
0 0 19,233 0.0
“Nhân danh tình thương, người ta làm khổ nhau. Chuyện đó vẫn thường xảy ra.”

Chúng ta thường nói mình yêu, thương ai đó, nhưng tình yêu xây dựng trên cảm xúc nhất thời sẽ không bền vững. Bài viết dưới đây, thiền sư Thích Nhất Hạnh sẽ cho chúng ta hiểu thêm về Từ Bi Hỉ Xả trong tình yêu.

Thiền sư Thích ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!