/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Tác Phẩm: The praying hands

3041 17:00, 30/11/2023
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Tác Phẩm: The praying hands

BÀN TAY CẦU NGUYỆN

Ông gọi bức tranh của mình đơn giản chỉ là Hands , nhưng cả thế giới ngay lập tức đón nhận kiệt tác nghệ thuật này và đặt tên cho món quà tình yêu ấy là “ The praying hands ” ( bàn tay cầu nguyện ) .

Vào thế kỷ XV, tại một ngôi làng nhỏ gần Nuremberg có một gia đình rất đông con: 18 đứa!

Để kiếm đủ thức ăn đem về hằng ngày cho lũ trẻ, ông bố - một người thợ kim hoàn - đã phải làm việc vất vả gần 18 tiếng mỗi ngày và chẳng từ bất kỳ công việc gì mà người trong làng thuê ông.

Mặc dù sống trong cảnh cùng quẫn, hai người con lớn Albrecht Durer và Albert Durer vẫn ấp ủ một ước mơ đẹp đẽ: cả hai đều muốn theo đuổi sự nghiệp nghệ thuật, nhưng thật đáng buồn vì người cha chẳng thể nào kiếm đủ tiền để gửi họ đến học viện ở Nuremberg .

Sau nhiều đêm dài cùng bàn bạc trên chiếc giường chật chội , hai anh em nghĩ ra được một cách: họ sẽ gieo đồng xu, người thua sẽ xuống làm việc trong hầm mỏ gần nhà kiếm tiền nuôi người kia suốt thời gian ở học viện, và sau bốn năm người được học trước sẽ phải lo tiền học cho người còn lại, cho dù đó là tiền bán tranh, hay nếu cần là tiền lương của công nhân hầm mỏ.
Họ cùng nhau gieo đồng xu. Albrecht thắng và lên đường đến Nuremberg. Albert bắt đầu chuỗi ngày làm việc vất vả nhọc nhằn trong hầm mỏ và suốt bốn năm đều đặn gửi cho anh khoản tiền lương ít ỏi.

Tại học viện , tranh của Albrecht được đánh giá như một bước đột phá. Những bức khắc, gỗ chạm, sơn dầu của anh vượt xa các giáo sư lâu năm. Đến lúc tốt nghiệp , Albrecht đã có thể kiếm được những món tiền kha khá nhờ bán tranh.

Khi Albrecht trở về làng , gia đình Durer tổ chức một bữa tiệc lớn ăn mừng sự thành công của chàng họa sĩ trẻ.

Sau bữa ăn dài thịnh soạn đầy tiếng cười và tiếng nhạc, Albrecht đứng lên nâng cốc về phía người em trai ở cuối bàn bày tỏ lòng biết ơn những năm tháng hy sinh thầm lặng để anh vun đắp cho hoài bão nghệ thuật.

“ Và bây giờ, Albert, em trai yêu quý của anh…” , Albrecht trìu mến nói , “…Đã đến lúc em biến ước mơ của mình thành hiện thực. Hãy đến Nuremberg, anh sẽ lo tiền học cho em”.

Tất cả mọi người đều quay về phía cuối bàn nơi góc phòng. Albert ngồi đó, nước mắt ràn rụa trên gương mặt gầy gò xanh xao, chỉ có thể nghẹn ngào: “ Không… không… không…”.

Cuối cùng Albert lau nước mắt đứng dậy, nhìn khắp lượt những người yêu thương rồi đưa tay ôm mặt khẽ nói :

“ Không anh ạ, muộn mất rồi. Em không thể đến Nuremberg được nữa. Hãy nhìn xem, những tháng năm dưới hầm mỏ đã tàn phá đôi tay em. Mỗi ngón tay đều đã dập nát không dưới một lần, và gần đây tay phải em lại bị chứng thấp khớp hành hạ, đến nỗi không thể cầm ly chúc mừng anh thì làm sao có thể cầm cọ vẽ những đường nét tinh tế trên khung vải trắng”.

Lịch sử đã lùi vào quá khứ. Giờ đây, hàng trăm tác phẩm của Albrecht Durer được trưng bày trong nhiều viện bảo tàng lớn trên thế giới, nhưng điều lạ lùng là phần lớn người ta biết đến tranh ông, thậm chí treo trong nhà bản sao của chỉ một tác phẩm duy nhất.

Người ta kể lại rằng, để tỏ lòng biết ơn đức hy sinh cao cả của người em trai, Albrecht đã kiên trì tái hiện từng đường nét của đôi bàn tay không còn lành lặn áp vào nhau, với những ngón tay xương gầy hướng lên trời.

Ông gọi bức tranh của mình đơn giản chỉ là Hands, nhưng cả thế giới ngay lập tức đón nhận kiệt tác nghệ thuật này và đặt tên cho món quà tình yêu ấy là “The praying hands” (bàn tay cầu nguyện).  

 

Đây là bàn tay sắt son
Anh - em ruột thịt toác mòn vì nhau ... 
Xin trời cao bớt khổ đau
Đôi tay gãy xước trước sau nặng tình 
Anh thương quá vẽ em mình
Đôi tay duy nhất lặng thinh nhìn trời!
...
 

Team Uống Trà Thôi sưu tầm
 

2 0 2,415 10.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Bức tranh chim ưng chỉ “phẩy vài nét mực” nhưng có giá 1000 tỷ đồng, phóng to mới thấy nó giá trị
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1833 14:59, 16/05/2022
0 0 8,451 0.0
Hình ảnh chú chim ưng ốm yếu, không hề oai vệ gì lại là một biểu tượng vô giá cho nền hội họa Trung Hoa và trở thành huyền thoại.

Phan Thiên Thọ (1897 - 1971) là một họa sĩ nổi tiếng được gọi là "bậc thầy cuối cùng của hội họa truyền thống Trung Hoa" với lối vẽ cổ điển, đậm chất thơ. Tác phẩm tiêu ...
Những nét vẽ 'nguệch ngoạc' trị giá chục triệu USD
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1830 10:10, 14/05/2022
1 0 6,332 0.0
Những tác phẩm khổ lớn, vô đề, đường nét "nguệch ngoạc" của họa sĩ Cy Twombly được bán từ 20 triệu USD tới hơn 70 triệu USD.

"Untitled" (1955) là tác phẩm tiếp theo vào danh sách "Tranh đấu giá hàng chục triệu USD" của Cy Twombly, sau khi được bán ở mức 21 triệu USD trong phiên "The Collection of Thomas and Doris Ammann Evening ...
Cái đẹp và cái xấu – những bài học vỡ lòng
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1823 07:43, 11/05/2022
0 0 5,196 0.0
Những vấn đề chuyên môn nói chung và đặc biệt là nghệ thuật hiện đại nói riêng bao giờ cũng phải được nhìn dưới lăng kính của các hiểu biết chuyên môn, để tránh những hiểu lầm, ấu trĩ và ngộ nhận.

Sự việc Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội bất ngờ yêu cầu tạm dừng triển lãm "Hội họa Điện Biên Phủ" ...
Vẻ đẹp kỳ quái của
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1786 08:47, 25/04/2022
0 0 5,463 0.0
Bức tranh chân dung khắc họa vẻ đẹp người tình của Picasso - nàng Marie-Thérèse Walter. Vẻ đẹp của người đẹp có thể khó cảm nhận, nhưng giá tranh thì... "nghe xong, sốc liền".

Bức "Femme nue couchée" (Người phụ nữ nằm khỏa thân) sắp được nhà đấu giá Sotheby tại New York, Mỹ, đem ra rao bán trong tháng 5 này. Đây ...
'Câu chuyện phương Đông' hay một đối thoại văn hóa Việt – Nhật
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1778 09:04, 20/04/2022
1 0 5,035 0.0
Câu chuyện phương Đông, hay để cụ thể hơn, câu chuyện Việt Nam – Nhật Bản, đã khởi thảo những trang đầu tiên của nó, kể từ khi Abe no Nakamaro (A Bội Trọng Ma Lữ, 698 – 770, tên tiếng Trung là “Triều Hành”) – người Nhật đầu tiên đặt chân đến Giao Châu – được bổ nhiệm chức Tiết độ sứ An Nam vào ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!