/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Cuộc đời nhiều nỗi đau của danh họa Claude Monet

3052 09:17, 05/12/2023
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Cuộc đời nhiều nỗi đau của danh họa Claude Monet
Claude Monet - người tiên phong sáng lập trường phái Ấn tượng - từng lâm cảnh nghèo khó, đối diện bệnh đục thủy tinh thể những năm cuối đời.

Tác phẩm Ao hoa súng (Water Lily Pond) của họa sĩ được bán với giá 74 triệu USD tại phiên Chritie's New York hôm 10/11. Sau khoảng 100 năm, bức tranh mới xuất hiện trên thị trường, được các nhà sưu tầm "săn đón" kịch liệt, thông tin về ông cũng gây chú ý trở lại.

Claude Monet sớm có tài năng hội họa, là người khai sinh trường phái Ấn tượng nhưng cuộc đời gặp nhiều nỗi đau. Theo The Art Story, Claude Monet (1840-1926) sinh ra trong một gia đình làm kinh doanh ở Paris (Pháp). Từ nhỏ, họa sĩ đã bộc lộ năng khiếu mỹ thuật. Thuở thiếu niên, ông thường vẽ tranh biếm họa khi rảnh, sau đó bán với giá 20 francs một bức. Điều này tạo động lực để Monet nghiêm túc theo đuổi nghệ thuật. Tuy nhiên, cha Monet muốn ông làm kinh doanh nên đã cắt viện trợ vì thất vọng với lựa chọn của con trai.

Trong giai đoạn đầu của sự nghiệp, Monet sáng tác nhiều nhưng không bán được tác phẩm, khiến ông lâm vào cảnh nghèo khó, phải vay tiền bạn bè. Danh họa thường viết thư than vãn, kể khổ với những người bạn, khẩn khoản xin họ kiên nhẫn và cho ông mượn thêm tiền.

Tình trạng này tiếp diễn khi họa sĩ sống cùng người vợ đầu tiên - Camille Doncieux, bất chấp sự phản đối của gia đình. Vì không bán được tranh, Monet cùng vợ trồng khoai tây để trang trải cuộc sống nhưng vẫn không thể thanh toán tiền thuê nhà, phải chạy trốn giữa đêm khi người chủ nổi giận và xua đuổi. Một số tranh của danh họa bị chủ nợ tịch thu do ông không đủ khả năng trả tiền. Trang DailyArt Magazine cho biết đối diện gánh nặng tài chính, Monet từng cố tự tử bằng cách dìm mình xuống sông Seine (Pháp).

Chiến tranh Pháp - Phổ năm 1870 khiến gia đình ông phải di cư sang London lánh nạn. Tại đây, Monet gặp Paul Durand-Ruel - người kinh doanh nghệ thuật. Durand-Ruel đồng ý mua một số tranh của ông và các họa sĩ theo đuổi lối vẽ không tuân thủ kỹ thuật hội họa. Những giao dịch này đã thay đổi cuộc đời Monet, khiến sự nghiệp của ông dần phát triển, đem lại thu nhập.

Năm 1874, Claude Monet trưng bày bức Ấn tượng mặt trời mọc (Impression, soleil levant), được ông sáng tác năm 1872, mô tả cảng Le Havre. Trong bài Sự trưng bày ấn tượng (L'Exposition des Impressionnistes) in trên tờ Le Charivari, nhà phê bình nghệ thuật Louis Leroy đã đặt ra thuật ngữ Ấn tượng (Impressionism), xuất phát từ tựa đề của bức họa.

Sau bài viết, trường phái Ấn tượng được ra đời, khởi nguồn từ bức tranh của Monet. Trong hội họa, thuật ngữ được sử dụng cho những tác phẩm khắc họa chính xác ấn tượng thị giác, dưới tác động nhất thời của ánh sáng và màu sắc. Với âm nhạc, trường phái này gồm những ca khúc có tiêu đề cụ thể nhưng nội dung mơ hồ, chú trọng vào sự khơi gợi.

Khi đạt được thành công, Monet lại gặp biến cố đau đớn nhất cuộc đời. Vợ danh họa - cũng là "nàng thơ" trong nhiều bức tranh ông vẽ - qua đời năm 1879, sau nhiều năm mắc ung thư. Cái chết của bà khiến họa sĩ suy sụp, bỏ sáng tác suốt thời gian dài. Alice Hoschedé - bạn thân của Camille thường đến an ủi Monet, giúp ông vượt qua cú sốc. Hai người dần gắn kết và trở thành vợ chồng.

Năm 1883, ông cùng Alice và các con - gồm con riêng của bà - chuyển đến Giverny (Pháp). Bảy năm sau, ông mua lại căn nhà và cải tạo khu đất trống bên trong. Họa sĩ tạo ra một khu vườn Nhật Bản, với hồ nước chứa đầy hoa súng và một cây cầu hình vòm. Ngôi nhà trở thành cảm hứng chính cho ông trong suốt hơn 30 năm cuối đời. Tại đây, ông thực hiện khoảng 250 tác phẩm cùng chủ đề Hoa súng (Nymphéas), bán nhiều ở Anh, Mỹ.

Năm 1911, người vợ thứ hai qua đời khiến Monet bị trầm cảm. Thời gian này, bệnh đục thủy tinh thể của ông trở nên nặng hơn. Ông gặp khó khăn trong việc nhìn các chi tiết của cảnh quan, đồ vật và nhận biết màu sắc. Dù được bác sĩ chẩn đoán tình trạng mắt, Monet vẫn phớt lờ, mong bệnh tự khỏi. Họa sĩ cố gắng vẽ, nhưng chỉ thực hiện lúc gần bình minh và hoàng hôn, khi ánh sáng dịu nhẹ để tránh chói mắt.

Những bức tranh danh họa vẽ trong giai đoạn thị lực giảm sút có tông màu phớt đỏ chung, theo The Guardian. Vì không cảm nhận được các màu xanh lam, xanh lục, ông thay thế bằng màu vàng, đỏ rực.

Năm 1922, Monet gần như mù hẳn, thị lực 1/10, phải dán màu lên các tuýp sơn. Ông quyết định phẫu thuật một năm sau đó vì không còn lựa chọn, song chỉ mổ một mắt để phòng trừ rủi ro. Sau cuộc phẫu thuật, họa sĩ dần cảm nhận được sắc tím và bắt đầu vẽ hoa súng với màu này.

Dù bệnh tật, Claude Monet vẫn nỗ lực sáng tác. Những tác phẩm cuối đời của ông được coi là kiệt tác hội họa giai đoạn đầu thế kỷ 20. Tại các cuộc đấu giá, tranh Monet đều được mua giá cao, trong đó những bức vẽ hoa súng của ông luôn khiến phiên đấu "dậy sóng". Năm 2018, một bức thuộc đề tài này được Christie's gõ búa gần 85 triệu USD. Các bức tranh hoa súng khổ lớn khác của ông hiện lưu giữ trong các bộ sưu tập lớn trên thế giới, còn một phần nằm tại Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại (New York).

Uống Trà Thôi
Theo vnexpress
Cuộc đời nhiều nỗi đau của danh họa Claude MonetBức "Water Lily Pond". Ảnh: The Value
Cuộc đời nhiều nỗi đau của danh họa Claude MonetHọa sĩ vẽ tranh "Japanese Footbridge, Giverny" (Cây cầu Nhật Bản, Giverny) khi mắc bệnh đục thủy tinh thể. Ảnh: Useum
1 0 3,453 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Tinh túy truyền thống: Khám phá nghệ thuật tranh thủy mặc
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2702 11:37, 18/06/2023
0 0 4,826 0.0
Tranh thủy mặc hay tranh thủy mạc, là một loại tranh hội họa khởi nguồn từ Trung Hoa. Nó được coi là Quốc họa Trung Hoa thời xưa. Sự kết hợp hài hòa đạt trình độ tinh vi và tao nhã nhất bởi 2 yếu tố; “Thủy” (水) là nước, “mặc” (墨) là mực nên tranh thủy mặc chủ yếu chỉ là mực mài ra, pha với nước, ...
Lịch sử mỹ thuật qua các thời kỳ: Khi con người tự mình vẽ nên lịch sử thế giới (phần 2)
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2688 08:27, 13/06/2023
0 0 4,648 0.0
Từ trong lòng đất, trong bảo tàng, hay trên vách đá… đều ẩn tàng dấu tích, bí mật hay những kỳ diệu mà nhân loại đã tác tạo. Con người đã được Thần trao cho cây bút để tự vẽ nên lịch sử hào hùng của mình: những thành tựu và con đường họ trải qua đều hiện lên ở đó, trong sự nâng niu mà Thần hữu ...
Lịch sử mỹ thuật qua các thời kỳ: Khi con người tự mình vẽ nên lịch sử thế giới (Phần 1)
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2681 09:19, 09/06/2023
0 0 5,478 0.0
Từ trong lòng đất, trong bảo tàng, hay trên vách đá… đều ẩn tàng dấu tích, bí mật hay những kỳ diệu mà nhân loại đã tác tạo. Con người đã được Thần trao cho cây bút để tự vẽ nên lịch sử hào hùng của mình: những thành tựu và con đường họ trải qua đều hiện lên ở đó, trong sự nâng niu mà Thần hữu ...
Thưởng thức hội họa: Nghệ thuật vẽ tranh hoa và chim cao siêu của xứ Thần Châu xưa
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2672 08:52, 06/06/2023
0 0 4,640 0.0
Tranh vẽ hoa và chim ở Trung Quốc cổ đại quả là một khoảng sáng trong dòng chảy rộng dài của nền văn hoá và triết học truyền thống Trung Hoa. Từ triều đại nhà Tống đến triều đại nhà Thanh, loại tranh này là một chủ đề ưa thích của nghệ thuật cổ truyền Trung Hoa và làm nổi bật giá trị của việc coi trọng ...
Chiêm ngưỡng tác phẩm hội họa thời kì Phục hưng: Điều gì con người có thể mang theo được khi rời thế gian?
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2662 08:48, 02/06/2023
0 0 5,012 0.0
Hieronymus Bosch (sinh khoảng 1450 – 9/8/1516) là một họa sĩ giai đoạn Hà Lan sớm. Tác phẩm của ông được biết đến với hình ảnh tuyệt vời, cảnh quan chi tiết, minh họa những ý nghĩa đạo đức và các châm ngôn một cách vô cùng sâu sắc. Bức họa “Thần Chết và kẻ bủn xỉn” qua 500 năm vẫn giúp chúng ta thấy rõ ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!