/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Tìm hiểu công dụng của các loại trà cụ

3069 09:41, 11/12/2023
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Tìm hiểu công dụng của các loại trà cụ
Trong nghệ thuật thưởng trà, bên cạnh trà ngon, cách pha trà điệu nghệ, thì dụng cụ pha trà (trà cụ) cũng là yếu tố quan trọng làm nên giá trị của nghệ thuật tinh tế này.

Văn hóa trà từ lâu đã trở thành truyền thống của rất nhiều quốc gia trên thế giới. Đặc biệt là phương Đông trong đó có Việt Nam ta. Trong nghệ thuật thưởng trà Việt, bên cạnh trà ngon, cách pha trà điệu nghệ, thì dụng cụ pha trà cũng là yếu tố quan trọng làm nên giá trị của nghệ thuật tinh tế này. Để có những tách trà thơm ngon thì không thể không nhắc đến những dụng cụ pha trà trên bàn trà. Một bàn trà đầy đủ bao gồm nhiều loại trà cụ khác nhau. Trên bàn trà những dụng cụ uống trà thường thấy là ấm trà; tống; chén; khay trà; hũ đựng trà, lọc trà, kháo trà, bộ dụng cụ gắp, lót ly… Dù là người mới thưởng trà hay những người thưởng lâu năm. Đối với trà cụ chúng là vật thiết yếu nhưng đừng quá cầu kỳ đi theo một khuôn mẫu nào cả, vì trên hết là tâm mình luôn hướng về trà.

Dụng cụ pha trà đã có nhiều biến chuyển nên được thay đổi qua các thời đại và ngày càng đẹp, tinh tế hơn so với lúc ban đầu. Việc lựa chọn trà cụ còn tùy thuộc vào sở thích riêng của từng người, đây được xem là cả một nghệ thuật như người ta thường hay nhắc đến: Nghệ thuật trà cụ.

- Ấm trà

Ấm trà (ấm pha) là trung tâm của bàn trà, chuyên dùng cho việc pha trà. Trà cụ này thường được phân loại theo chất liệu (gồm ấm sành, ấm sứ, ấm thủy tinh, ấm đất, ấm tử sa…) và phân loại theo người uống (gồm ấm độc ẩm, ấm trà quần ẩm, ấm trà song ẩm)

Những chiếc ấm trà sử dụng trong trà đạo thường có kích cỡ nhỏ hơn so với các loại ấm bình thường. Do đó, khi hãm trà cần cân nhắc về thời gian và số lượng người uống để pha được lượng trà hợp lý. Ấm tử sa được giới uống trà ngưỡng mộ và được đánh giá cao để có được những chén trà ngon.

Vỏ ấm cứng, ít thẩm thấu, cầm ấm lên gõ nhẹ vào thành ấm nghe tiếng phát ra càng trong càng quý. Nắp ấm phải kín, càng giảm thoát hơi nước, càng giữ trà ấm lâu và ít làm thoát đi mùi hương của trà.

- Chén trà

Chén trà cũng có 2 loại chén khác nhau: 1 là chén tống, 2 là chén quân

Mỗi một bộ trà cụ thường sẽ có một chén tống, còn số lượng chén quân tương ứng theo phong tục riêng của từng vùng miền. Ở miền Bắc, 1 chén tống thì 4 chén quân còn ở miền Nam thì nhất tống tam quân. Hiện nay, để đảm bảo sự thuận tiện, người ta thường dùng 1 chén tống và 6 chén quân.

Chén tống (đọc trại âm từ chén tướng) hay còn gọi là chén công đạo, thường được làm bằng thủy tinh, gốm, sứ và có dung tích lớn hơn ấm pha trà, dùng để chứa lượng nước được rót ra từ ấm sau mỗi lần hãm trà. Dụng cụ này giúp vị trà được dung hòa với nhau trước khi chia ra các chén, tránh chỗ nhạt chỗ đậm để mọi người đều thưởng được vị ngon như nhau. Ngoài ra, trà cụ cụ này còn giúp giảm nhiệt độ trà, để người thưởng trà có thể thẩm được hương vị trà trọn vẹn nhất.

Chén quân hay còn gọi là chén khách, tùy theo số lượng người, tùy theo từng loại trà và gu thẩm mỹ để lựa chọn. Chén quân được chia thành 2 loại: Chén thưởng hương và chén thưởng vị. Chén thưởng hương có đáy sâu, miệng nhỏ, dùng để thưởng mùi hương của trà. Chén thưởng vị có đặc trưng là miệng chén rộng và đáy nông, dùng để thưởng thức sắc và vị của trà. Nóng thẩm hương, nguội thẩm vị

Bên cạnh đó, bộ chén trà còn được chia ra thành 4 loại sử dụng cho 4 mùa đó là xuân ẩm, hạ ẩm, thu ẩm và đông ẩm. Đặc điểm của chén trà xuân thu là không lớn cũng không nhỏ, không dày cũng không mỏng. Trong khi đó, chén hạ ẩm có thành chén mỏng để trà mau nguội hơn và chén đông ẩm có lòng chén sâu, thành chén dày để giữ nhiệt tốt hơn.

- Chiếu trà

Chiếu trà hay khay trà dùng để chứa chén tống và chén quân giúp giữ sạch bàn trà và tăng tính thẩm mỹ. Ngoài ra, bạn nên chọn khay có chất liệu bền, dễ vệ sinh, không có quá nhiều chi tiết cầu kỳ gây rối mắt, thiếu tinh tế.

- Lọc trà

Lọc trà là dụng cụ uống trà rất quan trọng trong việc thưởng trà, có tác dụng lọc cặn xác trà nhỏ để nước trà được trong và đẹp mắt hơn. Tuy nhiên, đối với phong cách pha trà truyền thống của Việt Nam thì không dùng lọc mà rót hẳn nước trà có lẫn cặn trà vào trong tống luôn.

- Hũ đựng trà

Người thưởng trà chuyên nghiệp thường cầu kỳ thích chọn hũ đựng trà bằng đất nung, tuy nhiên tùy điều kiện bạn có thể chọn hũ đựng trà bằng nhôm, thiếc, thủy tinh sao cho phù hợp. Hũ đựng trà ngoài việc phải đảm bảo kín hơi, còn phải hạn chế được ánh sáng trực tiếp chiếu vào, vì đó là nguyên nhân khiến trà giảm hương vị.

- Kháo trà

Kháo trà là một chiếc bát lớn vừa phải dùng đựng nước sôi để vệ sinh và làm nóng các các dụng cụ trước khi pha trà, đồng thời bỏ nước tráng trà và bả trà sau khi dùng xong.

Nếu sử dụng bàn trà có khay chứa nước ở bên dưới thì có thể không cần sử dụng dụng cụ này, mà thao tác trực tiếp trên bàn trà.

- Ấm đun nước

Ấm đun nước sử dụng trong pha trà có thể bằng kim loại hoặc ấm điện. Tuy nhiên, chất liệu thường được sử dụng nhất để chế tác ấm đun nước dùng trong pha trà là đồng.

Ấm đồng có tác dụng làm nước mềm, khử flo, canxi, các loại tạp chất trong nước khi pha trà. Ngoài ra đồng còn là chất giúp diệt khuẩn tự nhiên nên rất an toàn cho sức khỏe, là yếu tố để quyết định độ ngon của những chén trà.

- Bộ dụng cụ lấy trà

Muỗng trà (nong trà): Dùng để trộn lấy các lá trà cho vào trong ấm trà một cách thuận tiện và hợp vệ sinh.

Gắp trà (kẹp trà): Là dụng cụ dùng để gắp chén trà trong quá trình rửa và chần chén qua nước nóng để tránh bỏng và hợp vệ sinh. Ngoài ra nó còn giúp kẹp lấy các lá trà ra khỏi ấm.

Phễu trà: Dùng để đặt trên miệng ấm trà, để cho trà vào trong ấm không bị rơi ra ngoài.

Uống Trà Thôi
Theo tạp chí kinh tế
Tìm hiểu công dụng của các loại trà cụ
0 0 2,141 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Tản mạn đường trà – Đạo trong trà của người Việt
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2974 09:06, 06/11/2023
1 0 2,273 0.0
Khi đến Nhật Bản, trà được nâng lên một tầm rất cao, được gọi là Trà đạo với những quy tắc ứng xử, từ tư thế pha trà với các trà cụ tạo ra một chén trà không phải ngẫu nhiên mà đều có lý do riêng của nó. Khi trà ở Trung Hoa, tính chất biểu diễn lại được đặt làm yếu tố hàng đầu, mang màu sắc ...
Trà đinh – Loại trà đặc biệt của Việt Nam
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2966 08:40, 03/11/2023
1 0 2,229 0.0
Trà đinh được ví như “ngọc” quý của trà Thái Nguyên, một trong những sản phẩm vang danh và là niềm tự hào của nghệ nhân trà.

Trà Đinh (hay còn gọi là chè đinh) là phẩm trà cao cấp nhất khi thu hái tất cả mọi loại trà. Đinh ở đây chính là phần búp non nhất của lá trà. Phần búp này chính là cánh trà đang ...
Ký sự: Nửa bình nước Nam Linh
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2965 16:00, 02/11/2023
2 0 2,391 0.0
Vào mùa xuân năm Nguyên Hòa thứ chín thời Đường (năm 814), Trương Hựu Tân vừa đỗ Trạng nguyên, trở thành Tam nguyên vì đỗ đầu cả ba kỳ thi hương, thi hội, thi đình. Ông đã hẹn gặp những người thi đậu cùng kỳ tại chùa Tiến Phúc. Trương Hựu Tân và Lý Đức Dụ đến trước, họ nghỉ ngơi trong phòng của nhà ...
Hương vị trà thu
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2957 09:07, 30/10/2023
2 0 2,839 0.0
Chén trà không chỉ có hương vị khác nhau bởi chủng loại, vùng sản xuất mà nó còn ảnh hưởng không nhỏ bởi mùa vụ thu hoạch. Đối với nhiều loại trà, mùa thu chính là thời điểm trà có hương vị có thể nói là tốt nhất chỉ sau mùa xuân, thậm chí trà thu còn có hậu vị còn mạnh mẽ và kéo dài hơn trà xuân.
Mùa ...
Điều làm nên phong vị đặc biệt trà Thái Nguyên
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2954 09:05, 26/10/2023
2 0 2,451 10.0
Trà Thái Nguyên khiến lòng người đắm say bởi sắc nước và hương vị mà chén trà mang lại. Nước trà khi pha có màu vàng sóng sánh đầy hấp dẫn, vị trà ấn tượng ngay từ ngụm đầu tiên.

Trà Thái Nguyên (hay còn gọi là Chè Thái Nguyên) là loại trà xanh đặc sản được trồng và chế biến tại Thái Nguyên – một ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!