/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Hội hoạ truyền thống phương Đông (P4): Tả thực

3071 08:42, 13/12/2023
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Hội hoạ truyền thống phương Đông (P4): Tả thực
Nguyên nhân ở đây là do kỹ thuật tả thực của bản thân những người theo lối vẽ này không đủ, nên thường “đi đường vòng", né tránh mà không dám đối diện. Còn một nguyên nhân khác, rằng rất có thể những người thời này chịu ảnh hưởng của tư tưởng của các môn pháp tu luyện.

Ý nghĩa cơ bản của tả chân là “Vẽ mà miêu tả hình tượng thực", chữ chân tức là thần, cũng là sự đối chiếu, miêu tả được cái thần thái. Nói một cách cụ thể chính là thông qua hội hoạ để thể hiện đầy đủ hình và thần trong cùng sự vật, hình tượng (hình) là miêu tả cái thực, còn ý thì truyền tải cái thần.

Tả chân phản ánh nhận thức quan niệm hội hoạ vào thời đầu, cũng trở thành đặc điểm của hội hoạ truyền thống phương Đông, mà cụ thể là ở Trung Hoa cổ đại. Từ thời Đường trở về trước, các chủ đề trong hội hoạ đều là các nhân vật thuộc về: Phật - Đạo - Thần, tiên nhân, thánh nhân, hiền nhân, cao sĩ, liệt nữ… Đối với chủ đề này, yêu cầu là không chỉ khắc hoạ được ra ngoại hình chuẩn xác, mà còn phải nắm vững cái thần vận (thần thái).

Kỳ thực, dùng tả chân để khái quát đặc điểm các loại sự vật, hiện tượng có trong hội hoạ phương Đông thì cũng không thực chuẩn xác, đồng thời còn có tả thực và tả ý. Các tác phẩm thời Tống trong cao trào hội hoạ về tranh sơn thuỷ và hoa điểu cũng là thuộc về tả chân, cả hình và thần đều tồn tại song hành. Văn nhân hoạ vô cùng chú trọng việc thể hiện nội hàm - tả ý, chủ động loại bỏ bớt những yêu cầu về kỹ pháp tả thực, hơn nữa càng ngày càng đi vào cực đoan, tạo thành khiếm khuyết trong việc phát huy năng lực sử dụng kỹ pháp tả thực trong tác phẩm hội hoạ. Tuy rằng chú trọng tả ý, nhưng cũng không thể xem nhẹ kỹ pháp tả thực như thế được. Do đó, nói tả chân thì dường như có thể mang đầy đủ cả tả ý và tả thực vào trong đó, khái quát được đủ nội hàm và đặc điểm của hội hoạ truyền thống.

- Tại sao trong quá trình phát triển của mình, văn nhân hoạ lại đề cao tả ý mà không phải là tả thực?

Nguyên nhân ở đây là do kỹ thuật tả thực của bản thân những người theo lối vẽ này không đủ, nên thường “đi đường vòng", né tránh mà không dám đối diện. Còn một nguyên nhân khác, rằng rất có thể những người thời này chịu ảnh hưởng của tư tưởng của các môn pháp tu luyện. Trong tín ngưỡng văn hoá tu luyện của người xưa, dù là Phật gia hay Đạo gia, đều nhận định rằng con người là không có thực, cuộc đời con người chỉ là tạm thời, con người truy cầu lợi ích nên không thể tồn tại lâu dài, thế gian đều ở trong mê, nên quên mất bản tính vốn có của mình rồi. Đạo gia giảng “phản bổn quy chân", cho rằng cảnh giới của “hư”, “vô” mới là tối cao, mới là chân thực. Phật gia giảng “không”, cho rằng mọi thứ trên thế gian đều là huyễn tượng.

Tới thời cận đại thì họ chịu ảnh hưởng rất sâu đậm từ Thiền tông, cái lý “không” kia đã đi tới cực đoan, là hình thức nhận thức mang tính hạn hẹp, “tự chui vào ngõ cụt”, phủ nhận toàn bộ ý nghĩa tồn tại của vật chất hữu hình; điều này cách quá xa so với nguyên nghĩa của Phật Pháp, do đó trong thời kỳ đầu khi truyền bá pháp môn Thiền tông, đã xảy ra nhiều nghị luận, tranh luận trong Phật học. Tuy vậy, loại tư tưởng ấy cho đến ngày nay không những không suy yếu, mà còn trở nên mạnh mẽ hơn, rất nhiều giới văn nghệ sĩ đều chịu ảnh hưởng to lớn của thuyết này. Chính vì thế, văn nhân họa cũng dần thay đổi về hình thức tư duy, bỏ qua cái thực của hình thức bên ngoài, ngày càng xem nhẹ sự chuẩn xác của biểu hiện sự vật, hiện tượng, tạo thành sự lý giải sai lệch cho hội hoạ truyền thống của con người hôm nay, cho rằng cái hay đều nằm ở tả ý, nhưng hoàn toàn không phải vậy!

- Tả thực của phương Đông rất khác tả thực của phương Tây

Nguyên nhân chủ yếu là do văn hoá truyền thống khác nhau cơ bản. Bản chất lịch sử của toàn bộ hội hoạ phương Tây, nói một cách khái quát, cũng chính là lịch sử của kỹ pháp tả thực. Sau khi quan niệm của giới nghệ thuật phương Tây bị chi phối bởi phái ấn tượng, dùng luận điệu “tái hiện giống với chủ thể không thể bằng tả thực dựa theo chủ thể", thay thế nghệ thuật tả thực truyền thống ngay trong các Học viện mỹ thuật chính thống. Họ tự nhận mình là “trường phái tả thực”. Nhưng tại sao có thể nói lý luận về việc vẽ đối chiếu, dựa theo chủ thể của phái Ấn tượng lại không đúng? Chụp ảnh và hội hoạ là hai lĩnh vực khác nhau, chụp ảnh chỉ có thể ghi lại những sự vật mà mắt người cũng có thể nhìn thấy, nhưng lại hoàn toàn không thể ghi lại những thứ vô hình. Chẳng hạn như máy ảnh có thể ghi lại khoảnh khắc Đấng Sáng Thế Chủ kiến tạo ra vũ trụ này không? Hay có thể chụp lại cảnh tượng giống như trong bức tranh “Trường Athena" - một trong những bức tranh sơn dầu nổi tiếng nhất của Ý do hoạ sĩ Raffaello Sanzio sáng tác - hay không? Hoàn toàn không thể. Tất nhiên, nhiếp ảnh cũng có thể truyền tải được nhiều thông điệp đằng sau các vật thể thực, nhưng không thể như hội hoạ, có thể hoàn toàn siêu xuất khỏi bản chất của vật thể mà thể hiện được toàn bộ nội hàm cũng như nội dung phong phú, mỹ diệu, đồng thời mang theo trong đó các yếu tố thuộc về bản thân người vẽ, như trình độ nghệ thuật, học thức, kinh nghiệm, và hơn hết là phẩm chất đạo đức cùng tình cảm sâu kín nhất của họ. Các sáng tác hội hoạ chính là chiếc gương phản chiếu Phật tính - thứ ẩn sâu bên trong nhân tính của nhân loại.

Đặc điểm của nghệ thuật truyền thống phương Tây chính là về tả thực, chú trọng thể hiện những việc liên quan đến Thần và tạo hoá, tái hiện một cách chuẩn xác và khách quan mọi sự việc, bao gồm sự thay đổi của tất cả các nhân tố bên trong như bóng sáng, sáng tối... thông qua sự biểu đạt chính xác mà đạt tới được tính truyền thần sinh động. Trong thời văn hoá Phục Hưng hình thành một bộ hệ thống cơ chế luyện tập cơ bản, khiến hội hoạ tả thực Tây phương rất nhanh chóng trở nên phổ biến. Mà hội hoạ truyền thống phương Đông, đều là thầy truyền cho trò, và khẩu truyền tâm thụ, không có tạo thành hệ thống mang tính phổ cập, lại thêm việc chú trọng vào tả ý, kỹ nghệ tạo hình bên ngoài không được đầu tư, do đó không nắm vững được tạo hình và tỷ lệ bố cục, chủ yếu là thông qua tinh thần bên trong để đạt được tính truyền thần. Trong quá trình sáng tác, hoạ gia không hoàn toàn diễn tả lại hết những gì họ thực sự nhìn thấy, mà chỉ chọn lọc các quy tắc tự nhiên, nắm vững quy luật tạo hoá rồi sau đó dựa theo ý muốn của bản thân mà vẽ, cũng chính là không vẽ theo vật thể thực nhưng lại có thể đạt được các đặc trưng tự nhiên phù hợp với sự vật. Quá trình sáng tác có thể ví như lái xe mà bịt mắt vậy! Thế chẳng phải là vẽ linh tinh sao? Khuyến khích người ta quan sát sự vật, hiện tượng, rồi sau đó dựa trên cơ sở thể ngộ và tâm thái của mình mà vẽ.

Nhìn từ góc độ nào thì hội hoạ chính là vẽ dựa trên các quy luật tự nhiên. Các hoạ sĩ tổng kết các quy luật tự nhiên, quan sát động tĩnh của sự vật phản ánh ra tất cả các động thái về tinh thần, đến khi ngay cả trong cuộc sống thường nhật cũng vô tình hoặc cố ý thực hiện theo chúng, tới khi sáng tác thì đều được thấm nhuần rồi mới có thể tuỳ tâm mà vận dụng. Các tác giả thêm bớt đối với sự vật, hiện tượng vì nhu cầu phải thể hiện ra được ý cảnh trong tâm, dựa vào cách nghĩ của bản thân mà sáng tác, chứ không hoàn toàn chỉ là lấy các sự vật khách quan phù hợp với các quy luật khách quan. Giả dụ như bức tranh “Hàn hi tái dạ yến đồ”, hoàn toàn không vẽ bối cảnh, không có lớp lót đệm nào cả, điều này khiến cho chủ thể chính trở nên vô cùng nổi bật, hoàn toàn biểu hiện ra một cách rất sinh động. Điểm này rất khác so với tả thực trong hội hoạ phương Tây. Ví như hội họa phương Tây yêu cầu không được để lại khoảng trống màu trắng, và nếu có thì cũng phải dùng màu trắng để tô lên. Với hội hoạ phương Đông thì trong khi sáng tác, có lúc đột nhiên muốn thể hiện đặc điểm nào đó của đối tượng thì sẽ lược bỏ khá nhiều, khiến cho đối tượng cần thể hiện càng thêm sinh động, phong phú, gia tăng năng lực truyền thần của chúng.

Giả dụ như tượng kim cương trong bức bích hoạ của Trung Quốc chẳng hạn, để thể hiện được sự uy nghiêm của Ông, liền vẽ con ngươi rất cao, đây là một loại thủ pháp khoa trương, phô diễn, cũng là một trong những đặc điểm thường thấy trong các phương pháp được sử dụng trong hội hoạ phương Đông. Như tác phẩm “Phi lưu trực hạ tam thiên xích" (Bay trôi thẳng xuống ba nghìn thước) của Lý Bạch cũng sử dụng thủ pháp biểu đạt khoa trương này để bộc lộ ra ý cảnh khí thế và hùng hồn, khiến cho ngọn núi Lư Sơn hiện ra trước mắt với vẻ đẹp hết sức hùng vĩ. Tất nhiên các tác gia còn sử dụng rất nhiều các thủ pháp khác nữa, có thể nói thủ pháp tu từ trong thơ ca có bao nhiêu thì trong hội hoạ cũng có thủ pháp biểu hiện tương ứng. Nếu đặt trong tương quan với hội hoạ tả thực phương Tây mà nói, thì tả thực phương Đông về thực chất chính là tả ý.

Ở trên đã nói đến việc hội hoạ phương Đông không có một hệ thống đào tạo truyền thừa, thiếu sự bồi dưỡng năng lực tạo hình cơ bản, các kiến thức về tạo hình trong hội họa cổ đại được lưu lại không đầy đủ, đặc biệt là về việc thể hiện nhân vật trong tranh. Dù rằng rất nhiều họa gia không lưu ý tới chuyện này, nhưng nó vẫn được xem là một thiếu sót lớn. Ngày nay những người học về hội hoạ truyền thống không nhất thiết thụ nhận các quan niệm về phương diện này, nhưng nên thẳng thắn thừa nhận tính không đầy đủ của chúng. Nhiều người theo cảm tính mà phủ nhận điều này, coi những thiếu sót trong tạo hình lại thành “vẻ đẹp riêng". Kỳ thực, nghệ thuật là quá trình theo đuổi sự hoàn mỹ, tiêu chuẩn cái đẹp cũng là một cảnh giới cần liên tục đề cao không ngừng, cổ nhân tuy rằng đã sáng tác ra một số tuyệt tác, nhưng điều đó không có nghĩa rằng đó đã là tầng cao nhất của cảnh giới nghệ thuật. Nghệ thuật là vô cùng! Quá trình tìm kiếm cơ sở văn hoá truyền thống về nghệ thuật hội hoạ phương Đông là để đưa ra một cơ sở tốt, học hỏi kinh nghiệm quý báu từ xa xưa. Nếu chúng ta có thể bồi đắp những thiếu sót trong tạo hình của hội hoạ hiện nay, lưu ý hơn về độ chính xác trên phương diện này, rất có thể sẽ có thể đạt được tới truyền thần một cách sinh động.

Dù rằng hội hoạ phương Đông có sự vay mượn lý thuyết từ phương Tây, tuy nhiên đặc điểm nội hàm vẫn là tả ý. Hai loại kỹ thuật của hai phía cũng không thể bị trộn lẫn, bởi vì đặc điểm hai bên là không giống nhau, bối cảnh văn hoá khác nhau, nếu trộn lẫn vào nhau sẽ đánh mất đi tinh hoa của cả hai. Cũng giống như cà phê và trà mạn, mỗi thứ đều có hương vị và nét độc đáo riêng, nhưng một khi trộn chúng vào với nhau, thì chúng sẽ trở nên thật khó uống. Nhiều hoạ sĩ hiện đại cũng thử kết hợp hội hoạ Đông-Tây nhưng đều thất bại.

Thời nhà Minh - Thanh Trung Quốc, tả chân trong hội hoạ Trung Quốc bước vào hai phía cực đoan. Một là coi trọng tả ý, nhìn nhận loại tạo hình méo mó, sai lệch, không chuẩn xác là đẹp, phóng túng sáng tác mà không giữ gìn ý niệm chân chính. Còn lại là lối vẽ chịu sự ảnh hưởng của hội hoạ phương Tây, giống với tả thực của họ, mất đi phong vị vốn có trong hội hoạ Trung Quốc. Do đó nếu muốn nói đến đặc điểm của hội hoạ Trung Quốc nói riêng, hay hội hoạ phương Đông nói chung, thì sử dụng tả chân sẽ chính xác hơn, sát nghĩa hơn. Tả chân bao hàm cả tả thực và tả ý ở trong đó, mang nội dung đầy đủ nhất.

Uống Trà Thôi
Theo ntdvn
Hội hoạ truyền thống phương Đông (P4): Tả thựcLã Động Tân băng hồ Động Đình - Vẽ vào giữa thế kỉ 13 thời Nam Tống. (Ảnh: Wikipedia)
Hội hoạ truyền thống phương Đông (P4): Tả thựcHàn hi tái dạ yến đồ - Cố Hoành Trung (937 - 975). (Ảnh: zh.zhengjian.org)
Hội hoạ truyền thống phương Đông (P4): Tả thựcVua Càn Long - Giuseppe Castiglione (1688 - 1766) - Nhà Thanh. (Ảnh: Wikipedia)
0 0 2,750 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Trăm năm Trường Mỹ thuật Đông Dương: Dấu ấn Giáo sư Joseph Inguimberty
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3541 10:00, 31/10/2024
0 0 815 0.0
Bên cạnh Hiệu trưởng Victor Tardieu, giáo sư Joseph Inguimberty (1896 - 1971) cũng là một người thầy đã có nhiều ảnh hưởng tới các sinh viên Trường Mỹ thuật Đông Dương.

Trong khi Victor Tardieu luôn khuyến khích học trò dành thời gian ở xưởng vẽ, tỉ mỉ tới đường nét, chú trọng khuôn mẫu và quay về với chất liệu ...
Hoạ sĩ nổi tiếng nhờ vẽ tranh cá, ốc sên đẹp đến khó tin thu về tiền tỷ
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3526 10:59, 23/10/2024
1 0 838 0.0
Nhiều người hỏi họa sĩ Young-sung Kim có phải anh in ảnh lên vải hay không. Bản thân Kim cũng từng nhầm lẫn giữa ảnh chụp và tranh vẽ của mình.

Young-sung Kim là nghệ sĩ thị giác cực thực người Hàn Quốc. Các tác phẩm của họa sĩ sinh năm 1973 được trưng bày khắp thế giới tại các không gian nghệ thuật như Bảo ...
Bi kịch của các nàng thơ - nhân tình họa sĩ
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3491 08:27, 02/10/2024
0 0 884 0.0
Mối quan hệ giữa một số họa sĩ và nàng thơ của họ không chỉ dừng ở các bức vẽ mà biến thành niềm đam mê, tình yêu say đắm nhưng kết thúc trong bi kịch.

Dưới đây là một số người mẫu tranh có đời tư nhuốm màu khổ đau khi trót phải lòng các họa sĩ:

- Elizabeth Siddal (1829-1862)

Siddal là một họa sĩ nhưng ...
Cuộc đời yểu mệnh lắm tai tiếng của họa sĩ vẽ tranh khoả thân triệu đô
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3483 09:43, 25/09/2024
0 0 1,268 0.0
Chỉ sau khi Modigliani qua đời ở tuổi 35, những bức tranh khoả thân từng bị miệt thị của ông mới được ca tụng, chốt giá trăm triệu đô.

Trong cuộc đời ngắn ngủi của mình, Amedeo Modigliani đã sáng tác hơn 300 tác phẩm nghệ thuật bất chấp thể trạng yếu ớt, tính khí thất thường và cuộc sống nghèo mạt.

Modigliani ...
Hằng Nga trong tranh Đường Bá Hổ
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3476 13:41, 19/09/2024
0 0 1,291 0.0
Bức "Hằng Nga cầm cành quế" khoảng 500 tuổi, là tác phẩm nổi bật về chủ đề Trung thu của hội họa Trung Quốc.

Họa sĩ thời Minh Đường Bá Hổ để lại bức tranh tiên nữ Hằng Nga dịu dàng, mơ về chàng trai tài hoa. Theo trang Youth, giới nghiên cứu chưa xác định được tranh ra đời trong giai đoạn nào của danh họa, ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!