/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Hội hoạ Truyền thống phương Đông (P5): Tranh cũng như người

3074 14:20, 17/12/2023
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Hội hoạ Truyền thống phương Đông (P5): Tranh cũng như người
Đổi một góc nhìn khác mà nói, khi quan niệm về thẩm mỹ phổ thông của con người xuất hiện sự sai lệch, coi cái không đẹp thành đẹp, thì đó cũng là lúc quan niệm đạo đức của nhân loại bắt đầu trượt dốc.

Từ xưa con người đã tin rằng, giữa hoạ phẩm và nhân phẩm là có mối liên quan với nhau. Nhưng quan điểm tương tự mà xuất hiện sớm nhất lại không phải là luận thuật nói về phẩm hoạ.

Thượng thư - Thuấn điển viết: “Thi ngôn trí, ca vĩnh ngôn". Đây là lí luận và nhận thức sớm nhất về quan hệ giữa tinh thần của con người với thơ từ của người xưa được ghi lưu lại, có thể nói là căn nguyên quan niệm “văn - thơ như người" của các văn nhân sau này. Dương Hùng thời Tây Hán nói trong Pháp ngôn - Vấn thần quyển thứ 5 rằng: “Ngôn, là tiếng từ tâm; thư, là hoạ từ tâm. Tiếng, hoạ, hình, quân tử tiểu nhân đều nhìn ra được". Có thể nói từng ngôn hành của con người chính là thể hiện rõ ràng nhất cảnh giới đạo đức chân thực của nội tâm, quan niệm này đã được số đông đại chúng tiếp nhận và được phổ biến rộng rãi trong các loại hình văn nghệ. Vậy nên suy nghĩ “hoạ như người" cũng không phải ngẫu nhiên.

- Họa phẩm có liên quan gì đến Nhân phẩm?

Thời xã hội cổ đại rất đề cao giá trị đạo đức của con người trong các giai tầng và trong các ngành nghề, nhấn mạnh tác dụng của “đức", coi trọng “nhân tâm", do đó trong quan niệm của người thời bấy giờ, tiêu chuẩn đánh giá sự vật và con người là nhìn vào cảnh giới đạo đức của họ cao thấp ra sao. Mọi sự trên thế gian đều lấy con người làm trung tâm, nếu cảnh giới đạo đức của con người không phù hợp thì sự việc được làm ra cũng sẽ xuất hiện sự sai lệch. Điều này đặc biệt thể hiện trên phương diện văn hoá - nghệ thuật, bởi vì tác phẩm văn nghệ là trực tiếp do con người sáng tác ra, là sự biểu hiện thế giới nội tâm của con người. Do đó người có phẩm cách khác nhau sẽ làm ra các tác phẩm có phẩm chất khác nhau. Nhìn từ góc độ này, cách nói “tranh cũng như người" trở nên rất hợp lý. Tất nhiên nói đến mối quan hệ này, chúng ta cũng cần đặt trong mối tương quan về quan niệm đạo đức và bối cảnh văn hoá và lịch sử phát triển để nhìn nhận rõ nét hơn.

Chúng ta thường dùng từ “thiên bẩm" để giải thích về các loại năng lực vượt trội của con người. Thẩm mỹ cũng như vậy, thực chất nó là điều có nguồn gốc từ tạo hoá, vạn vật sinh ra đều mang bản tính nội tại, và cái đẹp của tự nhiên là thuần phác và chuẩn mực nhất. Trải qua thời gian sinh tồn lâu dài, các quan niệm dần bị con người thay đổi, dẫn tới cơ điểm giá trị quan cũng dần khác đi.

Văn hoá truyền thống phương Đông chủ yếu chú trọng đạo đức, bởi vì quan niệm đạo đức không những quyết định thiện - ác trong mỗi con người, mà còn giúp họ có đủ nhận thức đúng đắn để phân biệt được xấu - đẹp. Vì vậy thẩm mỹ nghệ thuật đồng thời chính là thể hiện quan niệm đạo đức của con người. Điều gì phù hợp với quan niệm đạo đức cao, thì đó là cái đẹp của tự nhiên, thuần chân thuần thiện, là thẩm mỹ chân chính. Nếu con người cố ý làm ra những thứ thuận theo quan niệm không chuẩn xác của mình, thêm vào sự chỉ đạo không đúng đắn, lúc đó sẽ xuất hiện sai lệch giữa nhận thức về cái đẹp của con người và của tạo hoá, thẩm mỹ của con người sẽ bị biến dị và phản truyền thống, thậm chí trái ngược hẳn với sự thuần chân, thuần thiện nữa. Nói cách khác, quan niệm thẩm mỹ phổ thông xuất hiện sự sai biệt, thậm chí còn tương phản hẳn lại với cái gọi là “thuần chân, thuần thiện". Đổi một góc nhìn khác mà nói, khi quan niệm về thẩm mỹ phổ thông của con người xuất hiện sự sai lệch, coi cái không đẹp thành đẹp, thì đó cũng là lúc quan niệm đạo đức của nhân loại bắt đầu trượt dốc.

Từ các tác phẩm được lưu truyền từ cổ đại cho tới ngày nay, có thể thấy cơ sở giá trị thẩm mỹ của cổ nhân dần dần xuất hiện sự biến đổi theo dòng lịch sử, cũng tức là quan niệm thẩm mỹ có sự biến hoá, đều là để phù hợp với đặc điểm bối cảnh văn hoá thời bấy giờ. Chẳng hạn như thời Đại Đường ưa thích các kiến trúc mang theo khí khái, chính thường, to lớn, thì hội hoạ cũng có nét tương đồng, cho dù là tranh sơn thuỷ hay vẽ nhân vật thì đều tràn đầy quý khí và sử dụng màu sắc mỹ lệ, người được vẽ trong tranh vừa uy phong vừa mạnh mẽ, to lớn, thần thái hiên ngang. Các bức tranh phong cảnh thì thể hiện ra vừa rộng rãi vừa to lớn, khí thế phi phàm, khí tượng chân chính. Đây cũng phù hợp với sự cường thịnh của quốc gia và niềm tin tín ngưỡng mạnh mẽ của người thời đó.

Tới thời Tống, lại ưa thích sự ôn hoà, tĩnh mặc và trang trọng, các tác phẩm tương đối nội liễm, chú trọng tới vần vị trong bản chất vẻ đẹp văn chương, điêu khắc hội hoạ thì nhắm tới sự tinh vi, chi tiết, bút pháp chu toàn, kĩ lưỡng. Đặc điểm này lại phù hợp với việc người thời Tống rất trọng Đạo và đề cao văn chương, nội hàm tư tưởng văn hoá rất gần với Đạo học. Mà sang thời nhà Nguyên, do ngoại tộc thống trị người Hán trong một khoảng thời gian tương đối ngắn, nên dù vẫn là kế thừa hội họa từ thời Tống, nhưng đã có phần nới lỏng các quy tắc; đây là thời kì hưng thịnh nhất của văn nhân họa, có thể việc văn nhân họa xem nhẹ ý cảnh trong lối vẽ cũng phần nào có mối liên hệ nhất định đến tâm lý bi quan về tình hình dị tộc thống trị lúc bấy giờ. Do đó trong mỗi thời đại trong lịch sử Trung Quốc, phong cách hội họa đều có liên đới mật thiết với đặc điểm văn hóa chỉnh thể đương thời.

Tuy vậy, cho dù phong cách hội họa về tổng thể là có bao nhiêu thay đổi, tư tưởng chủ đề được thể hiện đều không được xa rời văn hoá truyền thống, văn hoá truyền thống là nền tảng không thể tách rời, và nó được khái quát trong hai từ, đó là: tu luyện và trọng đức. Trải qua hàng nghìn năm văn minh, xã hội phương Đông đối với tín ngưỡng Thần - Phật, đối với quan niệm tư tưởng “thiện ác hữu báo" đều đã in sâu trong tâm khảm, vậy nên việc sáng tác nghệ thuật cũng đều phải tôn sùng cái đẹp của “thiện", tránh các biểu hiện không chân chính trong quan niệm tư tưởng, đây chính là giá trị chủ yếu, nhất quán trong hội họa truyền thống. Do đó các đề tài trong hội họa truyền thống phương Đông từ trước tới nay đều là hình tượng của Phật - Đạo - Thần, hoặc thuật lại các câu chuyện thần tiên, tôn giáo, hoặc về các cao nhân có đạo đức, tiết tháo cao thượng. Còn về nữ giới thì đều lấy chủ đề về đạo đức và nữ tắc như hiền lương thục đức, cái đẹp nội tâm phù hợp với nữ tính truyền thống.

Các sáng tác đều có giá trị thẩm mỹ là lấy đạo đức cao thượng làm trọng tâm. Đây cũng là phù hợp với lý niệm hội hoạ “thừa giáo hoá, trợ nhân luân” (kế thừa giáo hoá, trợ giúp người tài) trong hội họa truyền thống. Mà trong miêu tả cảnh vật tự nhiên, thông thường là xuất phát từ quan niệm thẩm mỹ thuần phác vốn có của con người (mà cổ nhân gọi là Thiên tính) để mô phỏng tạo hoá và những sản vật tự nhiên do Thần tạo ra, hoặc ký thác vào đó tâm tư và tư tưởng đạo đức cao thượng, hoặc cầu tới một cảnh giới nội tâm thanh tịnh, quên đi thế tục nhiễu nhương, hoặc cũng có thể chỉ đơn giản muốn góp thêm vào vẻ đẹp ấy cái tốt đẹp và lời chúc phúc bình an như ý của cá nhân, v.v..

Trên cơ điểm này, quy tắc hội hoạ hiện đại rất khác biệt với thời xưa, đề tài và lối thể hiện trong hội hoạ ngày nay đều là chú trọng vào tài năng cá nhân cũng như theo đuổi phong trào số đông. Do sự ảnh hưởng của quan niệm được phổ cập từ nền khoa học thực chứng, tín ngưỡng với Thần dường như đã bị phủ định đáng kể, cho rằng những gì không nhìn thấy là không tồn tại. Tín ngưỡng vào Thần Phật chính là bồi dưỡng tiêu chuẩn thiện - ác chuẩn xác để con người có thể theo đó mà phân biệt cũng như thực hành, tin vào thiện ác hữu báo sẽ đốc thúc hành vi của con người thế gian, và không làm mất đi tính công bằng, ít nhất là, trong tâm lý của mỗi người. Loại tư tưởng văn hoá này trong lịch sử vẫn luôn có một hệ thống nhất quán, đầy đủ trong xã hội cổ xưa. Hoàng đế xưng là Thiên tử, quyền lực của ông là do Trời trao cho, trị quốc là có sự giúp đỡ của Đạo, mọi quyết định đều là có “phụng Thiên thừa vận" đi đầu, mà Thiên (Trời) ở đây là cách gọi chung chỉ về Thần, Phật. Thiên lý là điều mà con người đều phải tuân thủ, tin rằng hành thiện, làm điều tốt thì đắc được phúc báo, làm việc ác, việc xấu thì chịu trừng phạt của Trời, nhân quả luân báo, đó là một hệ thống Thần luận chặt chẽ và thực tế đã giúp nâng cao tinh thần chính nghĩa cho xã hội nhân loại, gìn giữ đạo đức tiêu chuẩn cao trong suốt mấy nghìn năm văn minh. Có những thời kỳ lịch sử mà nhà nước còn thậm chí không cần dùng tới lao tù, đối với người có tội, chỉ cần vẽ dưới đất một phạm vi nhất định, thống nhất đó là “nhà lao", và người phạm tội thực sự đã tuân thủ rất nghiêm chỉnh, không bước ra khỏi đó nửa bước. Sự tin tưởng vào thiện lương của người xưa thực không đơn giản!

Nếu theo luận thuật trên mà nhìn nhận, cùng lúc tín ngưỡng của con người mất đi, cũng là lúc tiêu chuẩn phán đoán đúng - sai, công bằng của xã hội cũng không còn nữa, thiện niệm trong tiềm thức cũng phai mờ, không còn tin vào thiện ác hữu báo, vậy nên con người sẵn sàng chạy theo lợi ích và dục vọng bản thân mà không mảy may ngoái đầu nhìn lại. Bất kể là pháp luật ngày nay có kiện toàn đến đâu, thì cũng khó có thể điều khiển được tâm trí và suy nghĩ của người dân, mà chỉ phần nào điều chỉnh được hành vi của họ mà thôi. Sự thôi thúc của dục vọng của họ mà lớn thì luật pháp cũng không thể khống chế được, chưa nói tới sự chênh lệch quyền lực dẫn tới sự khác nhau trong việc thực thi pháp luật. Như vậy, dưới một hình thức quản lý mà không mang theo tín ngưỡng, thì văn minh nhân loại sẽ rẽ sang lối nào đây?

Uống Trà Thôi
Theo ntdvn
Hội hoạ Truyền thống phương Đông (P5): Tranh cũng như người“Các bức tranh phong cảnh thời Đường thì thể hiện ra vừa rộng rãi vừa to lớn, khí thế phi phàm, khí tượng chân chính.” 李思訓 - Lý Tư Huấn ( 651-718) - Một họa gia nhà Đường rất giỏi trong việc dùng lục sắc để vẽ cảnh sơn thủy. (Ảnh: Wikipedia)
Hội hoạ Truyền thống phương Đông (P5): Tranh cũng như người“Điêu khắc hội hoạ thời Tống thì nhắm tới sự tinh vi, chi tiết, bút pháp chu toàn, kĩ lưỡng” 崔白 - Thôi Bạch (1050–1080) - Bắc Tống. (Ảnh: Wikipedia)
Hội hoạ Truyền thống phương Đông (P5): Tranh cũng như ngườiThôi Bạch (1050–1080) - Bắc Tống. (Ảnh: Wikipedia)
Hội hoạ Truyền thống phương Đông (P5): Tranh cũng như ngườiBản sao Tác phẩm Đảo luyện đồ (搗練圖) của Trương Huyên (713–755) thời Đường mô tả cảnh phụ nữ đang giã tơ tằm, làm quần đảo mùa đông cho bính lính phòng thủ ở biên thùy. (Ảnh: comuseum.com)
Hội hoạ Truyền thống phương Đông (P5): Tranh cũng như ngườiTrâm hoa sĩ nữ đồ - Chu Phưởng(730-800)- Nhà Đường. (Ảnh: Wikipedia)
Hội hoạ Truyền thống phương Đông (P5): Tranh cũng như ngườiNgọc Hoàng Đại Đế - là những tước vị nói đến vị vua của bầu trời trong tín ngưỡng của Đạo giáo -Tranh vẽ vào thế kỉ 16. (Ảnh: Wikipedia)
1 0 3,097 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Những kỷ lục của Tề Bạch Thạch
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
674 10:58, 12/07/2021
0 0 11,324 0.0
Những kỷ lục của Tề Bạch Thạch
Team Uống Trà Thôi sưu tầm

Một bộ tranh thủy mặc của danh họa Tề Bạch Thạch có tên gọi Thập nhị phong cảnh đồ, được ông sáng tác năm 1925 vừa lập kỷ lục thế giới khi được bán với giá 140,8 triệu USD vào ngày 17-12-2017 tại nhà đấu giá Poly ở Bắc Kinh.

Nếu không có ...
CUỘC ĐỜI PHONG LƯU, THÍCH MUA VUI LẦU XANH CỦA ĐƯỜNG BÁ HỔ
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
612 08:29, 05/07/2021
0 0 9,098 0.0
CUỘC ĐỜI PHONG LƯU, THÍCH MUA VUI LẦU XANH CỦA ĐƯỜNG BÁ HỔ
Bên cạnh tài năng xuất chúng, Đường Bá Hổ (thi sĩ, họa sĩ đời Minh, Trung Quốc) còn thường được nhắc đến với cuộc sống phóng túng.

Đường Dần, tự Bá Hổ (1470-1524), người Tô Châu, đời Minh. Ông là nhà thơ, nhà thư pháp, họa sĩ kiệt xuất thời ...
THIẾU NỮ SAY ĐẮM TRONG VƯỜN NẮNG HẠ CỦA LÊ PHỔ
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
380 14:10, 15/06/2021
0 0 11,092 0.0
Lê Phổ là họa sĩ khóa đầu tiên của Trường Mỹ thuật Đông Dương, cùng khoá với hoạ sĩ Mai Trung Thứ. Ông được hiệu trưởng vừa là người thầy Victor Tardieu xếp vào nhóm 10 học sinh tinh hoa của trường. Năm 1931 họa sĩ Lê Phổ sang Pháp trang trí cho các triển lãm ở Paris, sau đó ông nhận được học bổng và theo ...
THIẾU NỮ CHOÀNG KHĂN - Đạt Mức Giá Triệu Đô
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
353 14:40, 14/06/2021
0 0 10,130 0.0
Phiên đấu giá 20th and 21 th century art evening sale của nhà Christie's Hong Kong đã vừa khép lại. Bức "Thiếu nữ choàng khăn" của danh họa Lê Phổ đã được gõ búa với những bước giá thành công.

Bức "Thiếu nữ choàng khăn" của danh họa Lê Phổ đã được mua với giá 8.650.000 HKD, tương đương hơn 1 triệu đô la, 26 tỷ ...
Lĩnh Nam họa phái và dòng tranh thủy mặc Việt Nam
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
260 17:28, 09/06/2021
0 0 10,555 0.0
Lĩnh Nam họa phái và dòng tranh thủy mặc Việt Nam
Các họa sĩ nổi tiếng về tranh thủy mặc (mực nước) hiện đại ở nước ta hiện nay như Trương Hán Minh, Lư Tòng Đạo, Lý Tùng Niên, Trương Lộ, Lý Khắc Nhu, Mạc Ái Hoàn… đều chịu ảnh hưởng của trường phái Lĩnh Nam.

Lĩnh Nam họa phái bắt nguồn từ trường phái ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!