/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

96 CHỮ CÔ ĐỌNG TRÍ TUỆ TRONG GIA HUẤN CỦA VƯƠNG DƯƠNG MINH

3100 17:07, 26/12/2023
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM

( từ)

96 CHỮ CÔ ĐỌNG TRÍ TUỆ TRONG GIA HUẤN CỦA VƯƠNG DƯƠNG MINH

96 CHỮ CÔ ĐỌNG TRÍ TUỆ TRONG GIA HUẤN CỦA VƯƠNG DƯƠNG MINH

 

Vương Dương Minh là một nhà hiền triết lỗi lạc của triều Minh. Ông là người văn võ song toàn, tinh thông thư pháp, quân sự, giáo dục, văn học, triết học, có ảnh hưởng sâu rộng ở cả Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam. Ông viết ra bài “Vương Dương Minh gia huấn” để răn dạy con trai mình là Vương Chính Hiến. Mặc dù toàn bộ bài viết này chỉ gồm 96 chữ nhưng nó lại cô đọng trí tuệ làm người và đối nhân xử thế hữu ích cho người đời sau.


Toàn bộ nội dung của “Vương Dương Minh gia huấn” là:

“Ấu nhân tào, thính giáo hối: cần độc thư, yếu hiếu đễ; học khiêm cung, tuần lễ nghi; tiết ẩm thực, giới du hí; vô thuyết hoang, vô tham lợi; vô nhâm tình, vô đấu khí; vô trách nhân, đãn tự trì. Năng hạ nhân, thị hữu chí; năng dung nhân, thị đại khí. Phàm tố nhân, tại tâm đích; tâm đích hảo, thị lương sĩ; tâm đích ác, thị hung loại. Thí thụ quả, tâm thị đế; đế nhược phôi, quả tất trụy. Ngô giáo nhữ, toàn tại thị. Nhữ đế thính, vật khinh khí.”

“Ấu nhân tào, thính giáo hối”, là dặn dò thế hệ sau lắng nghe những lời dạy bảo của người lớn.

“Cần độc thư, yếu hiếu đễ; học khiêm cung, tuần lễ nghi”, nghĩa là phải chăm chỉ đọc sách học hành, cần phải hiếu đễ, học làm người khiêm tốn cung kính và phải tuân thủ lễ nghi.

Tri thức giúp mở rộng tầm nhìn của một người. Ngay từ nhỏ phải dạy trẻ chăm chỉ học hành đọc sách, hiếu kính cha mẹ. Theo Vương Dương Minh thì điều này là quan trọng nhất trong giáo dục gia đình. Và việc có thể biến phẩm hạnh khiêm tốn cung kính ở bên trong thành khí chất nho nhã lễ phép ở bên ngoài sẽ có lợi cho trẻ trong suốt cuộc đời, đồng thời có thể giúp trẻ thiết lập những giá trị quan đúng đắn. Một người không tự đề cao bản thân, không tự tâng mình lên đồng thời cũng không hạ thấp người khác, biết tôn trọng người khác thì mới được người khác tôn trọng lại.


 

(Tranh minh họa: Bảo tàng Cố Cung Quốc gia Đài Loan, Public Domain)


“Tiết ẩm thực, giới du hí; vô thuyết hoang, vô tham lợi”, nghĩa là ăn uống phải tiết chế và điều độ, không nên ham chơi bời, không được nói dối và chớ tham lam lợi ích.

Khi có cuộc sống vật chất và điều kiện kinh tế tương đối dư dả thoải mái, nếu một người ăn uống không biết tiết chế thì điều dễ thấy chính là ngay từ nhỏ đã mắc phải bệnh thừa cân béo phì và các loại bệnh “người giàu” khác. Mặc dù vui chơi là thiên tính của trẻ con nhưng người lớn không nên để trẻ dưỡng thành thói quen xấu là ham chơi. Chơi bời quá mức sẽ khiến người ta mất đi ý chí. Tuổi thơ là thời kỳ hoàng kim để dưỡng thành các thói quen tốt và học tập, nếu bỏ qua giai đoạn này sẽ thật đáng tiếc.

Thành tín là cái gốc để lập thân, cũng là đạo đức căn bản. Khổng Tử nói: “Nhân nhi vô tín, bất tri kì khả”, một người mà ngay cả thành tín căn bản cũng không có thì sẽ không thể gây dựng được gì.

Tham lam nhìn như là đắc được lợi ích nhưng kỳ thực đó chỉ là đắc được nhất thời mà mất đi tương lai. Người không tham cái lợi trước mắt thì mới có thể phát triển được xa hơn.

“Vô nhâm tình, vô đấu khí; vô trách nhân, đãn tự trì”, nghĩa là đừng phóng túng, đừng hung hăng tranh đấu, đừng đổ lỗi cho người khác mà hãy tự chủ.

Buông thả phóng túng, không biết ước thúc bản thân là điều vô cùng nguy hiểm. Từ xưa cổ nhân rất coi trọng việc “nghiêm khắc với bản thân và khoan dung đối đãi với mọi người”. Ngay từ khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ cần giáo dục để trẻ hiểu được rằng, điều khiến một người tự do không phải là buông thả phóng túng mà là tính kỷ luật tự giác, điều khiến một người đạt được tôn trọng không phải là đòi hỏi người khác mà là tự quản lý mình.

“Năng hạ nhân, thị hữu chí; năng dung nhân, thị đại khí”, ý là người có thể hạ mình là người có chí, người có thể dung nạp người là người có năng lực.

Người có con mắt nhìn xa trông rộng, có chí khí thì luôn co được duỗi được, biết ứng phó thích hợp với tình hình cụ thể. Lòng dạ của một người rộng lớn bao nhiêu thì con đường đời cũng sẽ rộng lớn bấy nhiêu.


“Phàm tố nhân, tại tâm địa; tâm địa hảo, thị lương sĩ; tâm địa ác, thị hung loại. Thí thụ quả, tâm thị đế; đế nhược phôi, quả tất trụy”, nghĩa là làm người điều quan trọng là ở tâm địa, tâm địa tốt là người lương thiện, tâm địa xấu là người hung ác, giống như quả trên cây, tâm là cuống, cuống mà thối thì quả sẽ rụng.

Tâm của con người giống như cuống của trái cây, hành vi tựa như trái cây. Nếu như cuống không tốt thì trái cây sẽ bị ảnh hưởng, nếu như đã thối hỏng thì trái cây cho dù chưa chín cũng sẽ bị rơi xuống. Làm cha mẹ, chỉ có dạy con phải giữ thiện niệm trong tâm, làm việc thiện, làm người tốt thì đó mới là tài phú lớn nhất của một gia đình.

“Ngô giáo nhữ, toàn tại thị. Nhữ đế thính, vật khinh khí”, đây là những lời cuối cùng mà Vương Dương Minh nhắn nhủ với con trong bản gia huấn này: “Ta nghĩ rằng tất cả những điều cần dạy con đều là ở trong gia huấn này. Con nhất định phải dụng tâm ghi nhớ cho kỹ, đừng dễ dàng vứt bỏ những lời răn dạy này”.
 

An Hòa biên tập

Team Uống Trà Thôi sưu tầm

1 0 5,258 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Mối quan hệ cân nặng bao nhiêu?!
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2371 22:01, 23/12/2022
0 0 16,901 0.0
Anh bạn tôi kể: Vợ tôi không thích đeo nhẫn, có một lần đã đem hai chiếc nhẫn đặt trên bệ cửa sổ, bị dì dọn vệ sinh lau chùi rồi quét vào sọt rác ở kế bên luôn. Ngày hôm sau, vợ tôi đem túi rác đi bỏ.

Qua một tuần mới nhớ đến mấy chiếc nhẫn, hỏi dì dọn vệ sinh, rồi tức tốc chạy đến thùng rác ...
Triết lý sống Wabi - Sabi của người Nhật
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2370 11:35, 23/12/2022
0 0 13,519 0.0
Triết lý sống Wabi - Sabi của người Nhật
Đừng cố tìm sự hoàn mỹ
Theo triết lý Wabi-Sabi thì trên đời chẳng có thứ gì là hoàn hảo hay tồn tại vĩnh viễn, một chiếc bình vỡ cũng có vẻ đẹp riêng, một nếp nhăn cũng là cả câu chuyện nên đừng cố tìm tới sự hoàn mỹ vì nó không tồn tại.
Nếu như vào năm 2016, ...
The Silent Night: câu chuyện có thật trong đêm Giáng Sinh 1944
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2367 20:44, 21/12/2022
0 0 13,143 0.0
The Silent Night: câu chuyện có thật trong đêm Giáng Sinh 1944

Elisabeth Vincken, một phụ nữ Đức vì trốn tránh chiến tranh nên đưa con trai 12 tuổi của mình tên là Frisbey lánh xa trong rừng thẳm trong một căn nhà gỗ. Tuy rằng xa xa vẫn nghe được tiếng súng vọng lại, nhưng một nơi hoang vắng thế này, nghe chừng như an toàn.

Đêm ...
“HOÀNG TỬ BÉ” ĐÃ DẠY TÔI NHƯ THẾ ĐẤY.
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2364 19:15, 20/12/2022
0 0 14,309 0.0
“HOÀNG TỬ BÉ” ĐÃ DẠY TÔI NHƯ THẾ ĐẤY.

“Nếu cậu đến, chẳng hạn như lúc bốn giờ chiều, thì từ ba giờ tớ đã cảm thấy hạnh phúc rồi.”
[Hoàng tử bé - Antoine De Saint-Exupéry]

Antoine Marie Jean-Baptiste Roger de Saint-Exupéry là một nhà văn và phi công Pháp nổi tiếng. Saint-Exupéry được biết tới nhiều nhất ...
Hội chứng “One More” - cái bẫy của hạnh phúc
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2363 08:49, 20/12/2022
0 0 18,373 0.0
Hội chứng “One More” - cái bẫy của hạnh phúc!

Sáng sớm, một người ăn xin cầm chiếc bình bát bước vào vườn thượng uyển. Đó là nơi nhà vua thường đến tản bộ vào buổi sáng; nếu không có khu vườn này, bạn sẽ không có cách nào diện kiến nhà vua, đặc biệt là khi bạn là một người ăn xin – cả triều ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!