/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

LÝ GIẢI CÂU KHẨU QUYẾT: NHẤT THỦY, NHÌ TRÀ, TAM PHA, TỨ ẤM, NGŨ QUẦN ANH

3104 09:03, 29/12/2023
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

LÝ GIẢI CÂU KHẨU QUYẾT: NHẤT THỦY, NHÌ TRÀ, TAM PHA, TỨ ẤM, NGŨ QUẦN ANH
Nói đến giới Võ Lâm, mỗi môn phái đều có lưu truyền một câu khẩu quyết riêng, đó chính là câu nói có tính chất rút gọn những điều tinh yếu nhất của môn phái do các vị sáng lập truyền lại. Tuy không có các môn phái như võ lâm giang hồ, nhưng trong giới thưởng trà Việt cũng có một câu khẩu quyết nổi tiếng mà bất cứ người thưởng thức trà Việt nào cũng biết đó là: “Nhất thủy, Nhì trà, Tam pha, Tứ ấm, Ngũ quần anh”. Hôm nay chúng ta sẽ cùng khám phá mật ngữ của câu khẩu quyết trên nhé!

Trước tiên về thứ tự sắp xếp, ông cha ta đã khéo léo sắp xếp các vấn đề cần quan tâm trong việc thưởng trà theo thứ tự ưu tiên. Trước nhất là nước, sau là trà, ba là cách pha, bốn là trà cụ, năm là người bạn cùng thưởng thức. Năm kinh nghiệm này không phải là năm yếu tố riêng biệt mà phải liên kết với nhau chặt chẽ trong mỗi lần pha, để cho ra ấm trà ngon nhất có thể.

- Nhất Thủy

Vì sao các cụ lại đặt vấn đề lựa chọn nước phù hợp lên hàng ưu tiên mà đó không phải là chọn trà ? Vì dù bạn có một loại trà ngon đến mấy, nhưng nguồn nước không phù hợp cũng không thể pha ra được một ấm trà ngon. Trong Trà Kinh của Lục Vũ ghi chép lại cách chọn nước là: “Sơn thủy thượng, giang thủy trung, tỉnh thủy hạ”. Nghĩa là loại nước suối từ núi cao là loại nước tốt nhất để pha trà, sau đó là nước sông, cuối cùng là nước giếng.

- Nhì Trà

Về cách chọn trà, các cụ không hướng chúng ta đến việc chọn loại trà ngon, vì điều đó tùy theo khẩu vị của mỗi người. Trà ban đầu là thuốc, nên điều người uống trà cần phải chú ý đó là chọn loại trà phù hợp với từng loại khí tiết trong năm hay từng khoảng thời gian trong ngày, để vừa có thể thưởng thức vừa tốt cho sức khỏe. Vũ trụ - Con người và Trà đều mang trong mình yếu tố về ngũ hành, nếu vận dụng đúng các yếu tố đó, trà sẽ phát huy công dụng dưỡng sinh cao nhất.

- Tam pha

Thứ ba về cách pha, một khi có nguồn nước sạch và trà ngon rồi thì người thưởng thức cũng cần quan tâm đến cách pha trà. Mỗi loại trà đều có một cách pha khác nhau, trong đó các yếu tố về lượng trà, lượng nước, nhiệt độ và thời gian hãm trà có liên quan trực tiếp đến hương vị của trà nên cần được chú trọng. Với mỗi loại trà mới, người thưởng thức cần phải thử pha nhiều lần trước khi chọn được công thức pha phù hợp.

- Tứ Ấm

“Ấm” ở đây là khái niệm chung để chỉ các loại trà cụ trong lúc pha, bao gồm ấm, chén khải, tống và cả chén để uống. Các yếu tố cần được cân nhắc bao gồm chất liệu và kiểu dáng. Ví dụ chỉ với chén trà nhưng chất liệu (sứ, đất, thủy tinh,…) hay độ dày, dáng chén,… cũng có những ý nghĩa khác nhau ảnh hưởng đến vị trà.

- Ngũ Quần Anh

Với người Việt, luôn có quan niệm cho rằng, khách tới nhà không trà cũng nước. Trong một buổi thưởng trà, người ta vẫn lưu truyền câu “Trà Tam, Rượu Tứ” để giải thích người Việt uống trà không quá 3 người nhằm đảm bảo không gian thưởng thức bao gồm Trà Chủ và hai Trà Khách.

Người Việt uống trà với tư duy cởi mở và thoải mái, tuy nhiên cũng rất điệu nghệ và có trình độ thưởng thức rất cao. Ngay cả khi chế độ phong kiến đã chấm dứt, tư duy Nho học đã qua đi, người Việt vẫn rất quan tâm đến việc pha ra một ấm trà ngon. Trong quyển sách “Souvenirs historiques sur Saigon et ses environs” của học giả Petrus Ký còn ghi lại ở vùng Chợ Quán Sài Gòn có giếng Hộc nổi tiếng mát trong được người tứ xứ về lấy nước pha trà. Điều này chứng tỏ rằng trong nghệ thuật uống trà của ông cha ta đã phát triển đến mức rất tinh tế.

Uống Trà Thôi
Theo Plantrip Cha
0 0 2,916 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Nghệ thuật uống trà đạo
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1916 08:43, 21/06/2022
1 0 10,332 0.0
Đối với người Trung Quốc, việc uống trà đã trở thành tập quán hơn 1.000 năm qua. Trà là một phần không thể thiếu trong cuộc sống, là một trong bảy nhu cầu thiết yếu hàng ngày, gồm: “nhiên liệu, dầu, gạo, muối, nước tương, giấm và trà”.

Cây trà có nguồn gốc ở Trung Quốc từ thời cổ đại, ban đầu được ...
Sự khác biệt giữa trà ô long và trà đen
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1911 08:27, 18/06/2022
0 0 8,246 0.0
Trà ô long và trà đen đều được làm từ lá của cây Camellia sinensis. Tuy nhiên, do phương pháp sản xuất khác nhau, cũng như là hai loại chè khác nhau nên có sự khác biệt về hương thơm, vị ngon.

Sự khác biệt cơ bản giữa trà ô long và trà đen

Trà ô long và trà đen khác nhau về nguyên liệu và phương pháp sản xuất. ...
Chén trà là đầu câu chuyện
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1904 09:03, 15/06/2022
0 0 9,974 0.0
“Chè ngon nước chát xin mời Nước non non nước nghĩa người chớ quên” Người ta nói rằng “chén trà là đầu câu chuyện”, bởi khi ngồi bên nhau với tách trà thơm ngon, người ta có thể sống chậm lại, cùng tâm sự với nhau những suy ngẫm về cuộc sống.

Ngày nay, câu nói cửa miệng của mọi người khi đón khách ...
Khai ấm tử sa đúng cách để gợi hương cho trà
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1892 09:02, 11/06/2022
0 0 8,827 0.0
Ấm tử sa nổi tiếng là loại ấm pha trà ngon bậc nhất. Pha trà bằng ấm tử sa thì hương vị của trà được hấp thụ một cách trọn vẹn. Để thưởng thức được hương vị tuyệt vời đó, việc đầu tiên và rất quan trọng đó là phải biết khai ấm tử sa đúng cách.

Khai ấm tử sa

Khai ấm tử sa được xem là công ...
Truyền thuyết về xuất xứ của cây Trà
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1886 08:32, 08/06/2022
1 0 8,527 0.0
Trung Quốc là quê hương, là chiếc nôi của cây trà, và người Trung Quốc cũng là một trong những dân tộc đầu tiên tiếp xúc và tìm ra cách chế biến lá trà. Trong lịch sử trà đạo Trung Quốc có rất nhiều cuốn sách liên quan đến trà, như: Trà Kinh, Trà Lục, Trà Phổ, Trà Sử,...

Truyền thuyết về Thần Nông nếm thử ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!