Nhiều người từng nói đất tử sa đã bị cấm khai thác từ năm 2008, nên hiện tại không có đất tử sa thật để làm ấm có đúng không?
Đất tử sa được khai thác sâu trong lòng đất, bên dưới núi Hoàng Long Sơn và các vùng lân cận núi Hoàng Long Sơn nằm tại Đinh Thục Trấn. Đất càng xuống sâu là gọi là đất lão, đất càng gần mặt thì gọi là đất non. Đất lão thì luôn tốt hơn đất non, nên người ta có xu hướng đào thật sâu xuống để khai thác.
Từ năm 2008 thì bên Nghi Hưng đã cấm khai thác đất tử sa. Tuy nhiên đất tử sa tại Nghi Hưng còn rất nhiều, và theo tìm hiểu thực tế thì có 3 nguồn chính:
Nguồn tàng trữ, những người làm nghề cung cấp đất, họ đang dự trữ đất rất nhiều (người ít thì vài chục tấn, người nhiều thì vài trăm, nghìn tấn).
Nguồn đấu giá quyền khai thác hợp pháp. Như đã nói đất tại Đinh Thục Trấn khi đào xuống thì nó là đất tử sa. Nên khi phát triển về cơ sở hạ tầng, nhà cao tầng, các công trình, thì cần phải đào đất để xây móng, xây hầm. Tất cả đất đào lên điều có “bên chuyên thu mua đấu giá hết”
Nguồn đất khai thác lậu (theo tìm hiểu thì đây là nguồn cung cấp chính và lớn nhất hiện nay). Lúc trước hoạt động khai thác này chỉ bị hạn chế và phạt hành chính, nhưng từ năm 2019 thì nếu phát hiện bất cứ ai đứng gần vị trí khai thác điều bị “bắt trước nói sau”. Nên hoạt động này được thực hiện tuyệt đối bí mật và kín đáo, thông thường là do những người từ nơi khác đến thuê nhà dân địa phương, sau đó đào miệng giếng xuống lòng đất để khai thác.
Nên hiện tại số lượng đất tử sa còn rất nhiều, có người dự trữ đất từng nói dùng đến đời cháu họ cũng chưa hết. Nếu chỉ để làm ấm tử sa thì khoảng 100 năm nữa không thể hết đất. Tuy nhiên cần phải lưu ý là những ấm được làm bằng đất chuẩn tử sa Nghi Hưng giá không hề rẻ, một chiếc ấm thông thường thì cần khoản 200g đến 250g đất tử sa, riêng tiền đất phẩm chất thông thường thôi thì khoảng tầm 2tr5 đến 4tr8/ 500g (1 cân) đất.
Kết luận lại là, đất tử sa thật sẽ không thiếu để làm ấm tử sa thật và chất lượng trong vài trăm năm tới.
Uống Trà Thôi
Theo tusatranngoan