/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

ĐẤT TỬ SA CÓ THẬT SỰ HIẾM?

3109 09:46, 02/01/2024
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

ĐẤT TỬ SA CÓ THẬT SỰ HIẾM?
Nhiều người từng nói đất tử sa đã bị cấm khai thác từ năm 2008, nên hiện tại không có đất tử sa thật để làm ấm có đúng không?

Đất tử sa được khai thác sâu trong lòng đất, bên dưới núi Hoàng Long Sơn và các vùng lân cận núi Hoàng Long Sơn nằm tại Đinh Thục Trấn. Đất càng xuống sâu là gọi là đất lão, đất càng gần mặt thì gọi là đất non. Đất lão thì luôn tốt hơn đất non, nên người ta có xu hướng đào thật sâu xuống để khai thác.

Từ năm 2008 thì bên Nghi Hưng đã cấm khai thác đất tử sa. Tuy nhiên đất tử sa tại Nghi Hưng còn rất nhiều, và theo tìm hiểu thực tế thì có 3 nguồn chính:

Nguồn tàng trữ, những người làm nghề cung cấp đất, họ đang dự trữ đất rất nhiều (người ít thì vài chục tấn, người nhiều thì vài trăm, nghìn tấn).

Nguồn đấu giá quyền khai thác hợp pháp. Như đã nói đất tại Đinh Thục Trấn khi đào xuống thì nó là đất tử sa. Nên khi phát triển về cơ sở hạ tầng, nhà cao tầng, các công trình, thì cần phải đào đất để xây móng, xây hầm. Tất cả đất đào lên điều có “bên chuyên thu mua đấu giá hết”

Nguồn đất khai thác lậu (theo tìm hiểu thì đây là nguồn cung cấp chính và lớn nhất hiện nay). Lúc trước hoạt động khai thác này chỉ bị hạn chế và phạt hành chính, nhưng từ năm 2019 thì nếu phát hiện bất cứ ai đứng gần vị trí khai thác điều bị “bắt trước nói sau”. Nên hoạt động này được thực hiện tuyệt đối bí mật và kín đáo, thông thường là do những người từ nơi khác đến thuê nhà dân địa phương, sau đó đào miệng giếng xuống lòng đất để khai thác.

Nên hiện tại số lượng đất tử sa còn rất nhiều, có người dự trữ đất từng nói dùng đến đời cháu họ cũng chưa hết. Nếu chỉ để làm ấm tử sa thì khoảng 100 năm nữa không thể hết đất. Tuy nhiên cần phải lưu ý là những ấm được làm bằng đất chuẩn tử sa Nghi Hưng giá không hề rẻ, một chiếc ấm thông thường thì cần khoản 200g đến 250g đất tử sa, riêng tiền đất phẩm chất thông thường thôi thì khoảng tầm 2tr5 đến 4tr8/ 500g (1 cân) đất.

Kết luận lại là, đất tử sa thật sẽ không thiếu để làm ấm tử sa thật và chất lượng trong vài trăm năm tới.

Uống Trà Thôi
Theo tusatranngoan
ĐẤT TỬ SA CÓ THẬT SỰ HIẾM?
ĐẤT TỬ SA CÓ THẬT SỰ HIẾM?
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Tìm hiểu sự khác biệt thú vị giữa Chén Khải và Ấm Trà
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3481 07:32, 23/09/2024
0 0 173 0.0
Chén khải và ấm trà đều là những vật dụng thú vị giữa thế giới trà cụ vô cùng phong phú. Tương tự như ấm trà, chén khải có công dụng pha nên những tách trà đượm hương, chuẩn vị. Bài viết sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa hai loại trà cụ này, cũng như kỹ thuật sử dụng chén khải chuẩn ...
Những bộ đồ trà thời Nguyễn
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3450 13:26, 27/08/2024
1 0 342 0.0
Người Việt có một nền “văn hóa uống trà”, tuy không đến mức nâng thành Trà đạo (Chado) như người Nhật, nhưng nền “văn hóa” ấy có từ lâu đời, rất phong phú và độc đáo. Dưới thời Nguyễn (1802 - 1945), uống trà đã trở thành một lạc thú tao nhã, rất được giới quý tộc, quan lại và thức giả ưa chuộng. ...
Ấm trà – Chứa đựng tinh hoa nghệ thuật trà
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3434 09:38, 16/08/2024
0 0 325 0.0
Với những người sành về trà, ngoài nguyên liệu chất lượng và cách ủ phù hợp, ấm trà cũng là một yếu tố quan trọng để có thể thưởng thức trọn vẹn sự tinh túy của thứ thức uống thanh tao. Không chỉ góp phần quyết định hương vị của trà mà mỗi chiếc ấm còn chứa đựng bản sắc văn hóa trà đạo của ...
PHỤC CHẾ NẮP ẤM TỬ SA
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3406 11:28, 06/08/2024
0 0 522 0.0
Một ấm trà bằng đất tử sa cần phải trải qua nhiều quy trình từ sản xuất đến nung, trong quá trình nung có rất nhiều yếu tố không thể kiểm soát được. Chi phí và rủi ro khi chế tác riêng nắp ấm thường gấp vài lần so với việc chế tạo một chiếc ấm, rất có thể phải làm hàng chục lần mới có thể thành ...
Bát gốm 1.000 năm tuổi giá gần 40 triệu USD
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3390 14:51, 22/07/2024
4 0 583 0.0
Tỷ phú Trung Quốc Lưu Ích Khiêm sở hữu chiếc bát khoảng nghìn tuổi, thời Tống, giá gần 40 triệu USD.

Theo The Value, tác phẩm gốm sứ nhận chú ý của giới sưu tầm khi được triển lãm tại Hong Kong từ ngày 27/7. Vợ chồng ông Lưu Ích Khiêm mua cổ vật ở phiên đấu giá của Sotheby's năm 2017, với giá 294 triệu HKD (37,6 ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!