/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

ĐẤT TỬ SA CÓ THẬT SỰ HIẾM?

3109 09:46, 02/01/2024
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

ĐẤT TỬ SA CÓ THẬT SỰ HIẾM?
Nhiều người từng nói đất tử sa đã bị cấm khai thác từ năm 2008, nên hiện tại không có đất tử sa thật để làm ấm có đúng không?

Đất tử sa được khai thác sâu trong lòng đất, bên dưới núi Hoàng Long Sơn và các vùng lân cận núi Hoàng Long Sơn nằm tại Đinh Thục Trấn. Đất càng xuống sâu là gọi là đất lão, đất càng gần mặt thì gọi là đất non. Đất lão thì luôn tốt hơn đất non, nên người ta có xu hướng đào thật sâu xuống để khai thác.

Từ năm 2008 thì bên Nghi Hưng đã cấm khai thác đất tử sa. Tuy nhiên đất tử sa tại Nghi Hưng còn rất nhiều, và theo tìm hiểu thực tế thì có 3 nguồn chính:

Nguồn tàng trữ, những người làm nghề cung cấp đất, họ đang dự trữ đất rất nhiều (người ít thì vài chục tấn, người nhiều thì vài trăm, nghìn tấn).

Nguồn đấu giá quyền khai thác hợp pháp. Như đã nói đất tại Đinh Thục Trấn khi đào xuống thì nó là đất tử sa. Nên khi phát triển về cơ sở hạ tầng, nhà cao tầng, các công trình, thì cần phải đào đất để xây móng, xây hầm. Tất cả đất đào lên điều có “bên chuyên thu mua đấu giá hết”

Nguồn đất khai thác lậu (theo tìm hiểu thì đây là nguồn cung cấp chính và lớn nhất hiện nay). Lúc trước hoạt động khai thác này chỉ bị hạn chế và phạt hành chính, nhưng từ năm 2019 thì nếu phát hiện bất cứ ai đứng gần vị trí khai thác điều bị “bắt trước nói sau”. Nên hoạt động này được thực hiện tuyệt đối bí mật và kín đáo, thông thường là do những người từ nơi khác đến thuê nhà dân địa phương, sau đó đào miệng giếng xuống lòng đất để khai thác.

Nên hiện tại số lượng đất tử sa còn rất nhiều, có người dự trữ đất từng nói dùng đến đời cháu họ cũng chưa hết. Nếu chỉ để làm ấm tử sa thì khoảng 100 năm nữa không thể hết đất. Tuy nhiên cần phải lưu ý là những ấm được làm bằng đất chuẩn tử sa Nghi Hưng giá không hề rẻ, một chiếc ấm thông thường thì cần khoản 200g đến 250g đất tử sa, riêng tiền đất phẩm chất thông thường thôi thì khoảng tầm 2tr5 đến 4tr8/ 500g (1 cân) đất.

Kết luận lại là, đất tử sa thật sẽ không thiếu để làm ấm tử sa thật và chất lượng trong vài trăm năm tới.

Uống Trà Thôi
Theo tusatranngoan
ĐẤT TỬ SA CÓ THẬT SỰ HIẾM?
ĐẤT TỬ SA CÓ THẬT SỰ HIẾM?
0 0 1,289 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

HAI VẤN ĐỀ VỀ QUẶNG KHOÁNG CHẾ TÁC ẤM TỬ SA
1271 10:53, 12/10/2021
0 0 3,646 10.0
Trong giới gốm nghệ thuật nói chung và giới trà thuật nói riêng, không ai không biết đến Tử sa Nghi Hưng nổi tiếng trên thế giới nhưng những loại quặng khoáng ít nổi tiếng hơn thì không phải ai cũng biết. Những quặng này thông dụng hơn quặng Tử sa và được dùng cho việc chế tạo các loại đồ gốm dùng hàng ngày ...
Ấm Tokoname Yaki và khả năng thay đổi hương vị trà
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1180 12:07, 22/09/2021
0 0 3,035 10.0
Nếu nói về ấm trà ở Việt Nam thì không thể không nhắc đến ấm tử sa, loại ấm được đông đảo người yêu trà sưu tầm và sử dụng hằng ngày. Một trong những công năng của ấm tử sa là làm thay đổi hương vị trà, tất nhiên là theo chiều hướng tốt hơn. Nếu Trung Quốc có ấm tử sa, thì Nhật Bản có loại ...
Ấm Nhật - Bizen Houhin Rồng của Lò Konishi Touko ( 250ml)
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1077 10:32, 10/09/2021
2 0 3,927 2.0
Thông tin về Nghệ nhân Konishi Tozo, người giám sát trực tiếp Lò Konishi Touko:

- Nghệ nhân Konishi Tozo sinh 1947 ở Ibe, thành phố Bizen, Tỉnh Okayama. Triển lãm đầu tiên năm 1971 tại Triển Lãm Thủ Công truyền thống Nhật Bản lần thứ 18. Các năm sau đó Ông được rất nhiều giải thưởng danh giá của vùng.

- Năm 2013, Konishi ...
TỬ SA - TRI KỶ CỦA TRÀ
1076 14:09, 09/09/2021
0 0 4,096 0.0
Có lẽ không một loại hình nghệ thuật chế tác nào gắn bó với trà và văn hóa của trà hơn những chiếc ấm tử sa từ vùng đất Nghi Hưng – ‘Thành phố của Gốm’. Những chiếc ấm trà sản xuất ở đây không những lưu giữ được những nét thanh nhã và mộc mạc của thiền trà mà còn làm bừng lên những cảm ngộ ...
TÌM HIỂU 3 HIỆU ẤM TRÀ: THẾ ĐỨC, LƯU BỘI, MẠNH THẦN
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1056 16:09, 05/09/2021
1 0 2,959 9.5
Có câu truyền miệng:
"Thứ nhất Thế Đức gan gà
Thứ nhì Lưu Bội, thứ ba Mạnh Thần"
Đầu tiên cần xác định, đây không phải là thành ngữ điển tích của người Trung Hoa, mà là câu thiệu bằng thơ lục bát cho dễ nhớ của các cụ ta (V.N) ngày xưa, vì vậy “vai vế” thứ nhất, thứ nhì, thứ ba trong câu chỉ là tượng ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!