/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

ĐẤT TỬ SA CÓ THẬT SỰ HIẾM?

3109 09:46, 02/01/2024
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

ĐẤT TỬ SA CÓ THẬT SỰ HIẾM?
Nhiều người từng nói đất tử sa đã bị cấm khai thác từ năm 2008, nên hiện tại không có đất tử sa thật để làm ấm có đúng không?

Đất tử sa được khai thác sâu trong lòng đất, bên dưới núi Hoàng Long Sơn và các vùng lân cận núi Hoàng Long Sơn nằm tại Đinh Thục Trấn. Đất càng xuống sâu là gọi là đất lão, đất càng gần mặt thì gọi là đất non. Đất lão thì luôn tốt hơn đất non, nên người ta có xu hướng đào thật sâu xuống để khai thác.

Từ năm 2008 thì bên Nghi Hưng đã cấm khai thác đất tử sa. Tuy nhiên đất tử sa tại Nghi Hưng còn rất nhiều, và theo tìm hiểu thực tế thì có 3 nguồn chính:

Nguồn tàng trữ, những người làm nghề cung cấp đất, họ đang dự trữ đất rất nhiều (người ít thì vài chục tấn, người nhiều thì vài trăm, nghìn tấn).

Nguồn đấu giá quyền khai thác hợp pháp. Như đã nói đất tại Đinh Thục Trấn khi đào xuống thì nó là đất tử sa. Nên khi phát triển về cơ sở hạ tầng, nhà cao tầng, các công trình, thì cần phải đào đất để xây móng, xây hầm. Tất cả đất đào lên điều có “bên chuyên thu mua đấu giá hết”

Nguồn đất khai thác lậu (theo tìm hiểu thì đây là nguồn cung cấp chính và lớn nhất hiện nay). Lúc trước hoạt động khai thác này chỉ bị hạn chế và phạt hành chính, nhưng từ năm 2019 thì nếu phát hiện bất cứ ai đứng gần vị trí khai thác điều bị “bắt trước nói sau”. Nên hoạt động này được thực hiện tuyệt đối bí mật và kín đáo, thông thường là do những người từ nơi khác đến thuê nhà dân địa phương, sau đó đào miệng giếng xuống lòng đất để khai thác.

Nên hiện tại số lượng đất tử sa còn rất nhiều, có người dự trữ đất từng nói dùng đến đời cháu họ cũng chưa hết. Nếu chỉ để làm ấm tử sa thì khoảng 100 năm nữa không thể hết đất. Tuy nhiên cần phải lưu ý là những ấm được làm bằng đất chuẩn tử sa Nghi Hưng giá không hề rẻ, một chiếc ấm thông thường thì cần khoản 200g đến 250g đất tử sa, riêng tiền đất phẩm chất thông thường thôi thì khoảng tầm 2tr5 đến 4tr8/ 500g (1 cân) đất.

Kết luận lại là, đất tử sa thật sẽ không thiếu để làm ấm tử sa thật và chất lượng trong vài trăm năm tới.

Uống Trà Thôi
Theo tusatranngoan
ĐẤT TỬ SA CÓ THẬT SỰ HIẾM?
ĐẤT TỬ SA CÓ THẬT SỰ HIẾM?
0 0 1,162 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Lịch sử của Kiến Diêu
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2720 13:51, 24/06/2023
0 0 1,569 0.0
Kiến diêu (Jianzhan) là tên gọi của dòng gốm sứ cổ xuất hiện vào khoảng thời nhà Đường, và được chế tác ở lò gốm thuộc phủ Kiến Ninh, Kiến An, nay thuộc trấn Thủy Cát, Kiến Dương, Phúc Kiến, Trung Quốc. Điểm nổi bật của Kiến Diêu là chất men đen được nung ở nhiệt độ rất cao (khoảng 1300 độ C).

Do ...
Ấm trà Tri kỷ
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2696 16:24, 15/06/2023
0 0 1,683 0.0
Truyền thuyết kể rằng đã lâu lắm rồi, có một vị tài chủ cực kỳ thích uống trà. Bất cứ ai đến uống trà ở nhà ông, bất luận giàu hay nghèo, chỉ cần đến, ông sẽ ngay lập tức gọi gia nhân phục vụ.

Một ngày, một người ăn mày áo quần rách rưới đến cửa nhà tài chủ. Ông ta chẳng xin thức ăn, chỉ nói ...
Lịch sử của Nhữ Diêu (Ru ware)
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2677 09:14, 08/06/2023
0 0 1,593 0.0
Gốm Nhữ không những được xếp hạng là “anh cả” trong Ngũ đại danh diêu thời Tống mà còn được đánh giá là một trong những dòng gốm có địa vị cao nhất trong lịch sử hay là đỉnh cao gốm sứ nhân loại.

Trong những năm 1100, gốm Nhữ được làm chỉ dành riêng cho Hoàng gia. Được cho là lấy cảm hứng từ giấc ...
Tử sa rạn là như nào? Cách nhận biết Tử sa rạn
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2660 08:58, 01/06/2023
0 0 1,571 0.0
Chúng ta thường thấy đồ sứ có men rạn, chứ ít khi có tử sa. Bài viết này nhằm giới thiệu đến các anh chị loại tử sa không phủ men nhưng lại có vệt rạn tự nhiên.

Đây là loại tử sa được công nghệ mỹ thuật sư cao cấp Mã Tuấn Hoa phát minh ra, đã đăng ký sở hữu trí tuệ vào năm 2009. Loại ấm tử sa này ...
Đất Thiên Thanh Nê trong cuốn “Dương Tiện Minh Sa Thổ” của Lưu Ngọc Lâm
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2648 08:53, 24/05/2023
0 0 3,838 0.0
Xin gửi đến độc giả bài dịch về nội dung đất Thiên Thanh Nê trong cuốn “Dương Tiện Minh Sa Thổ” của Lưu Ngọc Lâm. Có thể thấy quan điểm trong cuốn này khác nhiều so với cuốn “Nghi Hưng Tử Sa Khoáng Liệu”. Mời các độc giả tham khảo!

Thiên Thanh Nê “đứng đầu trong các loại đất”, nhưng giờ đã khó ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!