/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

CÁCH PHÂN BIỆT CÁC LOẠI TRÀ BÚP, TRÀ NÕN TÔM, TRÀ MÓC CÂU, TRÀ ĐINH

3114 09:42, 04/01/2024
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

CÁCH PHÂN BIỆT CÁC LOẠI TRÀ BÚP, TRÀ NÕN TÔM, TRÀ MÓC CÂU, TRÀ ĐINH
Trà Thái Nguyên nổi tiếng thì ai cũng biết nhưng để hiểu vì sao có những tên gọi khác biệt trên cùng một dòng sản phẩm trà thì ít người uống trà để ý. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu cách phân biệt các loại trà nhé!

Từ lâu trà Thái Nguyên được mệnh danh là” đệ nhất danh trà” nơi hội tụ tinh hoa trà Việt Nam, nói đến trà Thái Nguyên là nói tới sản phẩm có hương vị thơm, ngậy, hương cốm đặc chưng không nơi nào có được. Trà Thái Nguyên đặc sản của tỉnh Thái Nguyên, chỉ cần thưởng thức một lần chắc chắn sẽ nhớ mãi hương vị thơm ngon của hương cốm non, vị chan chát và hậu ngọt kéo dài khi thưởng trà

Vì sao có tên gọi là trà Thái Nguyên? Trà Thái Nguyên được hiểu là trà được trồng, thu hoạch và chế biến ở tỉnh Thái Nguyên. Nhưng không phải vùng đất nào ở Thái Nguyên cũng trồng được Trà. Ở Thái Nguyên có những vùng trà đặc sản chuyên trồng và sản xuất các dòng sản phẩm trà ngon, chất lượng như : vùng trà Tân Cương, vùng trà La Bằng…

Tuy nhiên, để biết cách phân biệt các loại trà thì chúng ta có nhiều cách :

- Phân biệt dựa vào hình dáng của trà chúng ta có thể phân biệt được đâu là Trà Búp, Trà Móc Câu, Trà Nõn Tôm, Trà Đinh. Mỗi loại trà có một hình dáng đặc thù như sau:

Trà Búp: Trà Búp truyền thống dễ nhận biết nhất trong các loại trà, nguyên liệu chủ yếu là 1 búp non 2 đến 3 lá từ những cây trà già nên khi xao xong màu sắc đậm hơn các loại trà còn lại

Trà Móc Câu: Nguyên liệu để làm Trà Móc Câu là phần đọt trà thêm 2 lá non liền kề với đọt. Hình dáng sau khi xao, sấy khô cong hình móc câu và thường móc vào nhau, màu sắc là màu xanh ngả vàng.

Trà Nõn: hay còn gọi là tôm nõn, nguyên liệu để làm Trà Nõn gần giống Trà Móc Câu, thường là phần đọt trà thêm 1-2 lá non liền kề đọt, nhưng thường non hơn so với trà móc câu. Sau khi xao, sấy xong trà nõn hơi cong lên giống tôm, đều tăm tắp.

Trà Đinh: hình dáng của Trà Đinh rất dễ nhận biết vì để làm Trà Đinh chúng ta chọn búp trà non bao gồm 1 đọt trà ở trên cọng non, do đó sau khi sản xuất xong chúng ta nhìn thấy trà đều hơi cong một chút và không có lá. Trà có màu xanh đen sau khi xao, sấy khô.

- Phân biệt trà dựa vào màu nước sắc trà

Ngoài hình dáng chúng ta có thể dựa vào màu sắc nước trà để phân biệt các loại trà. Các loại trà khác nhau thường có màu nước khác nhau, mặc dù rất khó để nhận biết nhưng những người uống trà lâu năm hoàn toàn có thể nhận ra được.

Trà Xanh: Đây là loại trà truyền thống nên khá dễ nhận biết, màu sắc loại trà này đậm hơn các loại trà khác. Sau khi pha trà trà có màu vàng hơi đậm một chút.

Trà Móc Câu: Phần đọt trà giống Trà Đinh nhưng thành phần có thêm lá non nên sau khi pha trà vẫn có màu xanh nhưng pha thêm chút màu vàng sánh.

Trà Nõn Tôm: Thành phần cũng từ đọt và lá trà non liền kề nên màu sắc của Trà Nõn sau khi pha gần giống Trà Móc Câu nhưng màu vàng là chủ đạo. Màu sắc sau khi pha là màu vàng pha thêm xanh nhẹ.

Trà Đinh: Do thành phần làm Trà Đinh là đọt trà, phần non nhất của cây nên màu sắc gần như là nhạt nhất trong các loại trà. Nước trà sau khi pha có màu xanh trong và sáng.

- Phân biệt trà dựa vào mùi và vị

Ngoài dùng thị giác trực quan để phân biệt các loại trà thì chúng ta có thể dùng vị giác để phân biệt. Dưới đây là mùi và vị của các loại trà khác nhau các bạn có thể tham khảo.

Trà Búp: Vị trà đầm đà hơn đúng chất trà xanh, hương thơm thoang thoảng vừa phải. Phân biệt Trà Búp truyền thống dễ nhận biết hơn vì vị đậm đà của trà.

Trà Móc Câu: Trà Móc Câu mang vị chát nhiều hơn Trà Đinh, nhưng vị ngọt cảm nhận được lại nhiều hơn và sau cùng mới cảm nhận được vị ngậy ngậy. Mùi hương loại trà này thơm hơn Trà Đinh nhưng khi uống vào thì không lan tỏa giống Trà Đinh.

Trà Nõn Tôm: Để phân biệt được Trà Nõn với Trà Móc Câu thì người uống hẳn phải có một vị giác rất nhạy cảm và là người dùng trà lâu năm. Khác biệt duy nhất của Trà Nõn là vị chát của trà không nhiều như Trà Móc Câu và khi uống hương thơm nồng nàn hơn.

Trà Đinh: Một loại trà thượng hạng với mùi và vị đều đạt ở mức tuyệt đối. Vị của trà béo ngậy, hơi chát khi uống vào nhưng hết ngay sau đấy thay vào là vị ngọt còn đọng lại ở trên đầu lưỡi và cổ họng. Mùi thơm của trà cũng nhẹ dịu mùi cốm, cảm nhận nhiều nhất khi uống. Mùi và vị cảm nhận đều thanh thanh.

Uống Trà Thôi
Theo chexanhthainguyen
CÁCH PHÂN BIỆT CÁC LOẠI TRÀ BÚP, TRÀ NÕN TÔM, TRÀ MÓC CÂU, TRÀ ĐINH
0 0 3,378 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Chuyện của trà (Kỳ 6): Có gì hấp dẫn ở những cuộc “đấu trà”?
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3256 09:14, 11/04/2024
3 0 3,074 0.0
Người Trung Quốc không chỉ yêu thích uống trà mà để nâng cao chất lượng của trà, họ còn sáng tạo ra một trò chơi nghệ thuật gọi là “đấu trà” hay “mính chiến” rất kỳ thú từ triều đại nhà Tống. Nghệ thuật “đấu trà” của Trung Quốc đã được lưu giữ, phát triển và du nhập sang nước láng giềng ...
Điểm danh những loại trà đắt nhất thế giới
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3252 11:53, 08/04/2024
7 0 3,298 0.0
Trà là một trong những loại đồ uống được ưa chuộng nhất trên khắp thế giới với giá trị dinh dưỡng và giá trị văn hóa tinh thần cao. Không chỉ mang lại giá trị văn hóa mà trà còn là một mặt hàng mang lại giá trị kinh tế đáng kinh ngạc.

Bắt nguồn từ Trung Quốc qua một khám phá tình cờ, trà đã vượt ra ...
Chuyện của trà (Kỳ 5): “Quyền lực” của trà dưới triều nhà Tống
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3245 08:53, 05/04/2024
0 0 2,744 0.0
Như đã nói ở các kỳ trước, từ khi xuất hiện, trà đã nhanh chóng trở thành thức uống được yêu thích nhất xứ Trung Hoa. Dưới triều đại nhà Tống, trà là một món hàng có giá cao hơn cả vàng.

Thậm chí, khi bước ra khỏi biên giới, trà còn được coi như một loại tiền tệ và hình thành nên một con đường Trà ...
Bình minh sổ trản trà
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3242 10:45, 02/04/2024
3 0 2,833 0.0
Tôi thường có thói quen uống trà, nó là thú tiêu khiển khó bỏ. Vả lại uống trà tốt cho sức khỏe, như tăng cường khả năng miễn dịch, có thể hạ đường huyết một cách hiệu quả, v.v… Hồi nhỏ, gia đình tôi cũng có thói quen thường xuyên uống trà. Mới sáng sớm là đã thấy một bình trà được má, hoặc anh ...
Chuyện của trà (Kỳ 4): “Thánh trà” Lục Vũ và tác phẩm để đời
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3239 17:19, 29/03/2024
4 0 3,299 0.0
Lục Vũ là học giả uyên bác đời nhà Đường được biết với những đóng góp nổi bật nghiên cứu về trà đạo. Tiêu biểu như tác phẩm “Trà kinh” là bộ sách lý luận Trà học chuyên môn đầu tiên trên thế giới. Lục Vũ được người đời sau tôn lên là “Trà thánh”, ông là 1 trong 10 vị thánh trong lịch sử Trung ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!