/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Lược Sử Của Trà (P3): Trà Trước Thời Nhà Đường – Chử Trà Pháp

3149 08:54, 23/01/2024
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Lược Sử Của Trà (P3): Trà Trước Thời Nhà Đường – Chử Trà Pháp
Vào thời kỳ đầu của lịch sử uống trà, người cổ đại có thể đã nhai lá chè tươi trực tiếp như một cách giải khát. Sau đó thì họ chuyển sang nấu lá chè tươi với nước và gia vị như món canh, tiếp theo là học cách phơi khô lá chè để dùng dần. Thời kỳ này, các loại cây chè hoang dã được khai thác, đến sau này mới được trồng trọt.

Tiếp đến, trà được chế biến thô sơ bằng cách phơi héo lá chè rồi ép lại thành bánh, đục lỗ ở giữa để xỏ dây và phơi khô. Sau đó, người ta nghĩ ra cách hấp lá chè tươi, vắt bớt nước để loại bỏ vị đắng, dùng cối đá nghiền nhỏ, thêm vào chất kết dính, bỏ vào khuôn ép rồi sấy khô gọi là bánh trà. Khi pha thì bẻ vụn bánh trà cho vào ấm, chế nước và thêm các loài gia vị khác như muối, hành, gừng, kết bì, thù du, bạc hà rồi nấu lên.

Cách chế biến này về sau được gọi là chử trà pháp, tức là “nấu trà”. Đây là cách uống trà phổ biến trong thời nhà Tùy (581 – 619) đến thời nhà Đường.

Tại vùng đất tây nam Trung Quốc (ngày nay là Vân Nam), người dân các bộ tộc người Bạch, người Di, người Thái, người Miêu/Hmong… đã thuần hóa những quần thể chè hoang dã để canh tác, chế biến thành bánh trà làm thức uống và hàng hóa buôn bán với người Thổ Phồn (Tây Tạng), Miến Điện, người Hán (Trung Nguyên). Vùng đất mà ngày nay là thành phố Phổ Nhĩ trở thành đầu mối giao thương trà lớn nhất của vùng.

Vùng đất Tứ Xuyên ngày nay với vị trí tiếp giáp Vân Nam cũng tiếp thu nông nghiệp trà và trở thành đầu mối giao thương của các triều đình Trung Hoa trên tuyến đường trà ngựa. Các triều đại cai trị Trung Quốc sau này đã thúc đẩy việc buôn bán trà với các nước lân bang nhằm tạo ảnh hưởng và tăng ngân sách cho triều đình. Đổi trà lấy ngựa (trà mã hỗ thương) trở thành phương thức thương mại trà phổ biến ở các vùng biên giới phía tây Trung Quốc vào thời đó.

Uống Trà Thôi
Theo teacrop
Lược Sử Của Trà (P3): Trà Trước Thời Nhà Đường – Chử Trà PhápMinh họa “Chử trà pháp”
0 0 2,808 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Điều làm nên phong vị đặc biệt trà Thái Nguyên
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2954 09:05, 26/10/2023
2 0 3,259 10.0
Trà Thái Nguyên khiến lòng người đắm say bởi sắc nước và hương vị mà chén trà mang lại. Nước trà khi pha có màu vàng sóng sánh đầy hấp dẫn, vị trà ấn tượng ngay từ ngụm đầu tiên.

Trà Thái Nguyên (hay còn gọi là Chè Thái Nguyên) là loại trà xanh đặc sản được trồng và chế biến tại Thái Nguyên – một ...
Khẳng định vị thế trà Shan tuyết Hà Giang
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2938 08:57, 23/10/2023
2 0 3,604 10.0
Tà Shan tuyết - “vàng xanh” của đất trời cực Bắc đang ngày càng khẳng định chất lượng và uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế.

Hà Giang là vùng sản xuất chè trọng điểm của cả nước với tổng diện tích lên đến hơn 20.300 ha, đứng thứ 3 sau Lâm Đồng và Thái Nguyên. Trong đó, diện tích chè Shan ...
Bao lâu rồi bạn chưa uống trà?
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2927 09:03, 17/10/2023
1 0 3,297 0.0
Mỗi lần về thăm nhà thấy bã trà trong ấm đã mốc rêu, cặn trà đọng dưới đáy chén vàng khè là tôi biết đã lâu rồi không có khách ghé chơi.

Lâu rồi bố mẹ tôi bận bịu đến mức không có thời gian uống một chén trà. Tôi sinh ra và lớn lên trên một vùng quê mà ở đó những nét văn hóa lâu đời ít nhiều vẫn ...
Vùng trà Phổ Nhĩ sản lượng lớn trên thế giới hiện nay
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2918 09:26, 13/10/2023
1 0 5,328 0.0
Trung Quốc vốn đã nổi tiếng là nơi có nhiều loại trà ngon. Trong đó nổi bật nhất là loại trà Phổ Nhĩ của vùng đất Vân Nam.

Nhắc đến trà phổ nhĩ, là nhắc đến Vân Nam, đây được xem là thủ phủ của dòng trà này. Vân Nam là một tỉnh nằm ở phía Tây Nam Trung Quốc giáp với biên giới Hà Giang, Lào Cai, Điện ...
Trà & Người: Pha trà biết tâm tính, uống trà biết ý vị, luận trà biết tâm tư
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2901 09:11, 10/10/2023
3 0 4,762 9.0
Cuộc đời con người và trà luôn có một sợi dây liên kết: Thưởng một chén trà ngon, ban đầu sẽ thấy có vị chát nhẹ trên môi, chút dư vị đắng nơi cuống họng nhưng rồi sau đó sẽ hồi lại vị ngọt lan tỏa cả thân tâm trí. Vị ngọt ấy không phải thêm vào lúc sơ chế, cũng không phải thêm ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!