/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Lược Sử Của Trà (P3): Trà Trước Thời Nhà Đường – Chử Trà Pháp

3149 08:54, 23/01/2024
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Lược Sử Của Trà (P3): Trà Trước Thời Nhà Đường – Chử Trà Pháp
Vào thời kỳ đầu của lịch sử uống trà, người cổ đại có thể đã nhai lá chè tươi trực tiếp như một cách giải khát. Sau đó thì họ chuyển sang nấu lá chè tươi với nước và gia vị như món canh, tiếp theo là học cách phơi khô lá chè để dùng dần. Thời kỳ này, các loại cây chè hoang dã được khai thác, đến sau này mới được trồng trọt.

Tiếp đến, trà được chế biến thô sơ bằng cách phơi héo lá chè rồi ép lại thành bánh, đục lỗ ở giữa để xỏ dây và phơi khô. Sau đó, người ta nghĩ ra cách hấp lá chè tươi, vắt bớt nước để loại bỏ vị đắng, dùng cối đá nghiền nhỏ, thêm vào chất kết dính, bỏ vào khuôn ép rồi sấy khô gọi là bánh trà. Khi pha thì bẻ vụn bánh trà cho vào ấm, chế nước và thêm các loài gia vị khác như muối, hành, gừng, kết bì, thù du, bạc hà rồi nấu lên.

Cách chế biến này về sau được gọi là chử trà pháp, tức là “nấu trà”. Đây là cách uống trà phổ biến trong thời nhà Tùy (581 – 619) đến thời nhà Đường.

Tại vùng đất tây nam Trung Quốc (ngày nay là Vân Nam), người dân các bộ tộc người Bạch, người Di, người Thái, người Miêu/Hmong… đã thuần hóa những quần thể chè hoang dã để canh tác, chế biến thành bánh trà làm thức uống và hàng hóa buôn bán với người Thổ Phồn (Tây Tạng), Miến Điện, người Hán (Trung Nguyên). Vùng đất mà ngày nay là thành phố Phổ Nhĩ trở thành đầu mối giao thương trà lớn nhất của vùng.

Vùng đất Tứ Xuyên ngày nay với vị trí tiếp giáp Vân Nam cũng tiếp thu nông nghiệp trà và trở thành đầu mối giao thương của các triều đình Trung Hoa trên tuyến đường trà ngựa. Các triều đại cai trị Trung Quốc sau này đã thúc đẩy việc buôn bán trà với các nước lân bang nhằm tạo ảnh hưởng và tăng ngân sách cho triều đình. Đổi trà lấy ngựa (trà mã hỗ thương) trở thành phương thức thương mại trà phổ biến ở các vùng biên giới phía tây Trung Quốc vào thời đó.

Uống Trà Thôi
Theo teacrop
Lược Sử Của Trà (P3): Trà Trước Thời Nhà Đường – Chử Trà PhápMinh họa “Chử trà pháp”
0 0 3,192 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Thú vui thưởng trà của những quý bà nước Anh
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1212 10:57, 27/09/2021
0 0 6,921 0.0
Nước Anh nổi tiếng với nhiều thú vui sang chảnh của tầng lớp quý tộc. Một trong số đó là việc thưởng thức tiệc trà chiều dưới ánh hoàng hôn rực rỡ. Uống trà chiều cũng được xem là nét văn hóa truyền thống lâu đời của đất nước này.

Nước Anh là đất nước đứng đầu về uống trà, trung bình mỗi ...
Mùa thu trong hương sắc trà Việt
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1196 09:00, 25/09/2021
0 0 8,166 0.0
Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng là đất nước của lá trà. Hầu hết trên mọi nẻo đường của mảnh đất hình chữ S mọi người sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh cây trà hay những cốc trà xanh mát. Chính vì sự đa dạng về hương vị và chủng loại đã góp phần làm nên hương sắc trà Việt. Hãy tận hưởng mùa thu dịu ...
Làm thế nào để phân biệt hạn sử dụng của trà?
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1172 09:47, 21/09/2021
1 0 7,524 0.0
Trà có rất nhiều loại và công dụng khác nhau, tùy theo từng đặc điểm của lá trà mà chúng sẽ có thời hạn sử dụng tương ứng để giữ cho hương vị thơm ngon đặc trưng được lâu hơn. Tuy nhiên, đối với những người sành trà, hạn sử dụng của trà không chủ yếu dựa trên hạn sử dụng ghi ở bao bì, mà dựa ...
Đi tìm hương vị trà trong mỗi mùa thu hoạch
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1141 10:12, 17/09/2021
0 0 7,585 0.0
Chén trà không chỉ có hương vị khác nhau bởi chủng loại, vùng sản xuất mà nó còn ảnh hưởng không nhỏ bởi mùa vụ thu hoạch. Thế nên mới có câu thơ “Nước trà mùa xuân, hương trà mùa thu”. Mỗi mùa khác nhau trong năm sẽ cho ra chất lượng và hương vị trà trà khác nhau. Chính điều này tạo nên sự khác biệt ...
Tìm hiểu về Umami - hương vị bí ẩn trong trà
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1115 10:52, 15/09/2021
2 0 7,888 10.0
Ngoài những hương vị cơ bản trong ẩm thực là ngọt, đắng, mặn, chua thì còn có một vị tên umami mà ít ai chú ý đến. Đây cũng là một vị cơ bản của trà, mang lại những thay đổi giác quan trong quá trình thưởng thức mỗi người.

Thuật ngữ "umami" ban đầu xuất phát từ tiếng Nhật, tuy nhiên, ngày nay từ này đã ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!