/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Giấc Mơ về Cuộc Sống Con Người - Michelangelo

3150 08:57, 24/01/2024
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Giấc Mơ về Cuộc Sống Con Người - Michelangelo
Tôi nghĩ đây là những gì Ruvoldt muốn truyền tải khi cô nói rằng “Giấc mơ về cuộc sống của con người” là một tác phẩm mà “nghĩ cho kỹ, là một tác phẩm gây ấn tượng bởi tầng tầng lớp lớp nội hàm ý nghĩa, khiến người xem thích thú ngắm đi ngắm lại nhiều lần".

Khoảng năm 1533, họa sĩ Phục Hưng người Ý Michelangelo đã vẽ một loạt tranh để tặng cho những người bạn thân của mình. Vào thời điểm đó, các bản vẽ thường dưới dạng phác thảo cho các tác phẩm lớn. Tuy nhiên, những bản vẽ này lại được dành riêng để làm quà tặng.

Trong bài viết “Giấc mơ của Michelangelo”, Maria Ruvoldt cho rằng đây là một trong những bản vẽ đầu tiên trong lịch sử được hoàn thành vì mục đích riêng của nó. Các bản vẽ được dùng làm bản phác thảo cho các tác phẩm lớn thường được hoàn thành theo lệnh của người bảo trợ, như gia đình Medici hoặc Đức Giáo Hoàng, là những người quan tâm đến các vấn đề nhân văn hoặc tôn giáo.

Tuy nhiên, Ruvoldt cho rằng:"Tính riêng tư và kín đáo ẩn giấu của hình thức nghệ thuật mới này cho phép các nghệ sĩ tự do sáng tạo và cảm thụ tranh ở mức độ cao", và tạo điều kiện để Michelangelo vẽ một bức tranh, mà "nghĩ cho kĩ, là một tác phẩm mang đến cho người xem sự hài lòng bởi những lớp nội hàm ý nghĩa vô tận, khiến họ thích thú ngắm nhìn hết lần này đến lần khác".

Nói cách khác, Michelangelo có quyền tự do tạo ra những bức vẽ từ trí tưởng tượng của mình, và “Giấc mơ về cuộc sống con người” là kết quả của sự tự do này. Nhưng ý nghĩa của tác phẩm này hé lộ điều gì với chúng ta hôm nay?

Michelangelo đã tạo ra một cảnh thú vị và đầy sáng tạo. Người đàn ông khỏa thân ngồi trên chiếc hộp chứa những chiếc mặt nạ với các biểu cảm khác nhau. Anh tựa người trên một quả cầu, ngẩng đầu lên và nhìn về phía một thiên thần có cánh đang bay đến và thổi kèn trumpet về phía đầu anh.

Xung quanh khung cảnh trung tâm này là một quầng sáng với các nhân vật đang tương tác với nhau, nhưng được vẽ với nét nhẹ mờ để tập trung hơn vào hai nhân vật chính. Một số nhân vật phụ đang ôm và hôn nhau, trong khi những người khác đang đánh nhau và lẩn trốn. Giữa những cái đầu lúc nhúc lơ lửng, xuất hiện đôi tay đang giữ một túi tiền.

Trên trang web của Viện Nghệ thuật Courtauld, họ cho rằng bản vẽ này ”thể hiện một thanh niên đang được đánh thức bởi một thiên thần có cánh khỏi những tật xấu vây quanh anh ta.”

Nhà triết học và thần học Thomas Aquinas đã có ảnh hưởng đến thời kì Phục hưng Ý về sự hiểu biết Bảy Mối Tội Đầu (cardinal vices). Bảy tật xấu hay tội lỗi gồm ngạo mạn, tham lam, ham muốn, đố kỵ, phàm ăn, giận dữ và lười biếng. Các hình vẽ được mô tả xung quanh các nhân vật trung tâm hiển thị một vài trong những tội lỗi này.

Nhưng Michelangelo phản hồi thế nào với những tội lỗi này? Có phải ông chỉ đơn thuần là trình bày về những tội lỗi hay có gì khác sâu hơn trong ý định của ông?

Thiên thần có cánh dường như bay thẳng xuống từ bầu trời với kèn trumpet nhắm thẳng vào khu vực trán phía trên lông mày. Tại sao thiên thần lại nhắm kèn thẳng tới đây mà không phải vị trí khác? Nó nhắm vào tâm trí, linh hồn hay thể xác? Có gì quan trọng ở vị trí này?

Chúng ta hãy tìm hiểu về Marsilio Ficino. Marsilio Ficino là một nhà triết học Tân Platon, người đứng đầu Học viện Platonic tại biệt thự Medici trong thời Phục Hưng Ý. Michelangelo theo học tại học viện này khi còn là một thiếu niên và chịu ảnh hưởng bởi chủ nghĩa Tân Platon của Ficino.

Ficino cho rằng linh hồn đóng vai trò như một mối trung gian giữa trời và đất, sở hữu các khía cạnh của cả thiên đàng và nhân gian. Chẳng hạn, linh hồn di chuyển theo thời gian và không gian nhưng được phản ánh trên những ý tưởng và lý tưởng vĩnh cửu và vô hình.

Tuy nhiên, linh hồn có thể bị lấn áp bởi thể xác mà nó giao tiếp thông qua đó. Vì bị ức chế, linh hồn sẽ quên đi mối liên hệ thiêng liêng của nó với thiên đàng.

Hãy quay lại với bức vẽ. Nhân vật có cánh nhắm kèn vào trung gian giữa trời và đất là một linh hồn?

Còn cái hộp có mặt nạ bên dưới thì sao? Những mặt nạ này có những biểu cảm sẵn có nhưng đang không được sử dụng. Phải chăng cần bỏ đi những chiếc mặt nạ mà chúng ta đeo trong cuộc sống hàng ngày để đến gần hơn với sự thật của linh hồn chúng ta? Hoặc, nếu được nghe những âm thanh của thiên đàng, liệu chúng ta vẫn dửng dưng bởi những tình cảm và quan niệm​, những thứ bóp méo khuôn mặt thật của chúng ta?

Thế còn quả cầu rỗng mà nhân vật đang dựa mình thì sao? Liệu nó có đại diện cho trái đất mà chúng ta sống? Có phải đó là một trái đất trống trải đang chờ linh hồn chúng ta lấp đầy với những hình ảnh và âm thanh của thiên thượng? Hay nó đại diện cho những cám dỗ trống rỗng và những thú vui trần thế mà chúng ta cần phải quay lưng lại để nhớ đến phần thiêng liêng của chính mình?

Quầng sáng của những nhân vật tội lỗi dường như không thực sự hiện diện. Họ tồn tại một cách phù du, như thể sẽ biến mất vào màn sương bất cứ lúc nào. Họ ở đó tựa như những suy nghĩ bám víu dai dẳng chẳng tiêu tán.

Có phải đây là những tật xấu trần gian mà linh hồn buộc phải bỏ lại nếu muốn lấy lại vai trò trung gian giữa trời và đất, hay sự tiêu tan của những tật xấu này phụ thuộc vào sự can thiệp của thiên đàng? Nói cách khác, tiếng kèn trời có khiến những tội lỗi sợ hãi, hay linh hồn phải chọn cách tách biệt với tội lỗi để nghe được tiếng kèn?

Đây là những câu hỏi lớn đóng gói trong bản vẽ nhỏ này. Hầu hết trong số chúng không có câu trả lời tuyệt đối, bất luận liệu chúng có liên quan đến bản vẽ hay không.

Tôi nghĩ đây là những gì Ruvoldt muốn truyền tải khi cô nói rằng “Giấc mơ về cuộc sống của con người” là một tác phẩm mà “nghĩ cho kỹ, là một tác phẩm gây ấn tượng bởi tầng tầng lớp lớp nội hàm ý nghĩa, khiến người xem thích thú ngắm đi ngắm lại nhiều lần".

Nghệ thuật có một khả năng phi thường là cho ta thấy những gì ta không thể thấy, nên ta có thể thốt lên rằng: “Điều này có ý nghĩa gì đối với tôi và đối với tất cả những ai nhìn thấy nó?”, “ Nó ảnh hưởng thế nào đến quá khứ và tương lai?” “Nó nói lên gì về trải nghiệm của con người?” Đây là một số câu hỏi tôi sẽ khám phá trong loạt bài “Hướng vào nội tâm” (Reaching Within): Nghệ thuật truyền thống mang đến gì cho trái tim.

Theo ntdvn
Giấc Mơ về Cuộc Sống Con Người - Michelangelo“Tác phẩm Il Sogno (Giấc Mơ, thường được gọi là “Giấc Mơ về Cuộc Sống Con Người”), vẽ khoảng năm 1533 bởi Michelangelo Buonarroti. Tranh vẽ phấn đen trên giấy 39cm x 28cm. (London, Phòng trưng bày Courtauld, Prince Gate Bequest)
0 0 1,540 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Tranh bảng màu được định giá 25 triệu USD
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2621 08:50, 12/05/2023
0 0 4,596 0.0
Bức "4096 Farben" vẽ bảng màu của Gerhard Richter tái xuất thị trường đấu giá với mức 25 triệu USD.

4096 Farben là tác phẩm quan trọng nhất trong sáu lô đấu giá thuộc phiên Contemporary Evening Auction của Sotheby’s ở New York vào ngày 18/5. Chuyên gia nhận định tranh sẽ được gõ búa ở mức 25 triệu USD (586 tỷ đồng).

Tranh ...
Triển lãm lạ về tranh Van Gogh
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2615 08:31, 09/05/2023
0 0 5,381 0.0
Một triển lãm lạ, lạ ngay từ cái tên 'Van Gogh ở Sài Gòn' và sẽ còn lạ hơn khi loạt tranh phái sinh phong cách Van Gogh vẽ về Việt Nam.

Thực ra, không phải Van Gogh vẽ về Việt Nam, mà họa sĩ Việt dùng ngôn ngữ, bút pháp pop-art để đưa Van Gogh về đây, cùng ông dạo phố, sinh hoạt như người Sài Gòn.

Cảm hứng phái ...
Nghệ thuật cũng phải tuân thủ quy tắc
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2606 08:18, 05/05/2023
0 0 3,365 0.0
Nghệ thuật phương Tây thế kỷ 19 có rất nhiều quy định nghiêm ngặt. Từ phong cách đến nội dung, phải theo truyền thống mới được giám tuyển duyệt.

Đến giữa thế kỷ 19, ở Paris, truyền thống đã thống trị nghệ thuật. Nếu là một nghệ sĩ và muốn kiếm được miếng ăn, bạn phải đưa tác phẩm của mình đến ...
Những bức tranh đắt nhất của Picasso
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2602 08:03, 02/05/2023
0 0 3,574 0.0
"Les Femmes d'Alger" giá 179,4 triệu USD, "Le Rêve" 155 triệu USD là hai bức họa đắt nhất của Picasso, đều vẽ phụ nữ để ngực trần.

Trong tháng 4, dịp kỷ niệm 50 năm ngày mất của Picasso, hơn chục phiên đấu giá tranh của ông được tổ chức, thu về hàng trăm triệu USD. Artnews công bố danh sách các tác phẩm đắt giá ...
Chuyện họa sĩ “điên” và những bức tranh “tỉnh”
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2593 08:54, 25/04/2023
0 0 3,478 0.0
Họa sĩ Đoàn Nguyên sống ở Sài Gòn và luôn muốn giấu đi thân phận, nơi chốn của mình. Công chúng biết anh nhiều trên mạng xã hội với cách vẽ tranh kì dị nhưng lại tạo nên những tác phẩm tươi sáng, ngập tràn sắc màu hy vọng.

- Vóc dáng lạ lùng

Hỏi anh về “nơi chốn đi về”, anh xua tay “quan trọng làm gì, ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!