/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Cổ nhân dạy “Trà tam tửu tứ”: Ẩn chứa nhiều ý vị sâu xa

3181 22:51, 12/02/2024
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Cổ nhân dạy “Trà tam tửu tứ”: Ẩn chứa nhiều ý vị sâu xa
Trà vốn là thức uống dùng để thưởng thức nên phải chia thành 3 ngụm, một hớp, hai hớp và ba hớp. Khi ba chén lần lượt được cất lên, một mặt sẽ phản ánh được sự dung hòa của văn hóa trà, mặt khác cũng phản ánh tinh thần khiêm tốn và kính trọng người cao tuổi, các bậc hiền đức từ lâu đời.

Từ trước đến nay, trà là một trong những nét đặc trưng của văn hóa, đồng thời cũng mang nhiều nội hàm phong phú. Người xưa có câu “Trà tam tửu tứ”, ý là uống trà nên có ba, uống rượu nên có bốn, trong khi đi đường xa thì cần phải có hai. Ý nói rằng làm việc gì cũng phải có số lượng phù hợp, không phải cứ đông là tốt. Ba người cùng nhau uống trà, bốn người có thể cùng nhau uống rượu, hai người có thể cùng nhau kết bạn để đi trên đường, chỉ cần như thế là đủ.

“Trà tam” có nghĩa là gì?
Uống trà chỉ cần đến ba ly, ba chén là vừa đủ. Pha trà cũng thế, chỉ cần đến 3 lần là hết hương vị trà. Vì thế, khi người xưa rót trà mời khách hoặc rót trà để cúng bái tổ tiên, họ cũng chỉ rót đúng 3 lần mà thôi. Vì thế nên người xưa mới nói là “trà tam - tửu tứ”.

Nếu như xét theo triết lý âm dương, rượu được coi là một thức uống được phát minh bởi người phương Tây, trong khi trà là thức uống từ xa xưa của người phương Đông. Phương Tây trải dài về phía Bắc, thuộc dương và là số chẵn; trong khi phương Đông về phía Nam, thuộc âm và là số lẻ. Uống trà chính là thưởng trà, tận hưởng hương vị, để cùng nhau đàm luận văn chương và thế sự. Rượu có thể uống ừng ực được cả ly, cả bình; thế nhưng trà mà uống như thế sẽ bị coi là phí phạm.

Ngoài ra, người xưa còn có câu nói “vô tam bất thành lễ” - đây là quan niệm quý báu của người xưa. Họ tin tưởng rằng, mọi việc nếu như đòi hỏi sự chu toàn sẽ phải có ba. Ví dụ như khi cúng tế chắc chắn không thể thiếu lễ trời, lễ đất và lễ thần linh; Lưu Bị cũng phải ba lần đến thăm ngôi nhà tranh để bày tỏ lòng thành mới mời được Khổng Minh ra khỏi núi…

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử cũng từng đề cập rằng: “Đạo sinh ra một, một sinh hai, hai sinh ra ba”. Có thể thấy được rằng, số “ba” là một con số vô cùng thú vị trong văn hóa truyền thống.

Là một trong số những trà đạo tiêu biểu nhất ở vùng Triều Sơn, Trung Quốc, trà không chỉ là công phu mà còn có rất nhiều nghi lễ, tất cả đều ẩn chứa những ý nghĩa sâu sắc cùng với những hàm ý đặc biệt. Ví dụ như khi thưởng trà không cần phải có quá nhiều người, chỉ cần hai hoặc ba người là đủ, từ đó họ có thể duy trì được không khí yên tĩnh, thưởng thức trà đúng vị. Nếu như có nhiều người uống trà, họ cũng thường chỉ đặt ba tách. Mỗi khi rót trà, ba tách này sẽ được đặt ở gần nhau, tạo thành một bộ ba của chữ “品 – pǐn”, có nghĩa là mọi người nhấn mạnh phẩm hạnh cũng như tính cách. Đặc biệt, họ thường tránh để những chén trà xếp thành hàng, bởi điều này sẽ tạo cho người ta cảm giác thờ cúng.

Bên cạnh đó, trà vốn là thức uống để thưởng thức nên phải chia thành 3 ngụm, một hớp, hai hớp và ba hớp. Khi ba chén lần lượt được cất lên, một mặt sẽ phản ánh được sự dung hòa của văn hóa trà, mặt khác cũng phản ánh tinh thần khiêm tốn và kính trọng người cao tuổi, các bậc hiền đức từ lâu đời. Vì thế, câu nói này được sinh ra ở vùng Triều Sơn và đã được lưu truyền ít nhất hàng ngàn năm: “Trà tam, tửu tứ”.

“Tửu tứ” có nghĩa là gì?
“Tửu tứ” có nghĩa là uống rượu không nên uống quá 4 bởi có thể sẽ khiến cho người ta bị say và dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Nếu như uống rượu đúng trong định mức sẽ cảm thấy thơm ngon và có lợi cho sức khỏe. Còn nếu uống quá chén sẽ bị thừa thãi, mất hết vị ngon và kết quả cũng vô cùng khó lường.

Cũng có thể hiểu một cách đơn giản rằng, uống trà chính là thưởng trà, là để tận hưởng hương vị và đàm luận văn chương thế sự, nên chỉ cần 3 người là đã quá đủ. Trong khi đó, uống rượu là để đàm tiếu và trò chuyện với nhau nên họ sẽ cần đông người hơn.

Số “bốn” ở đây cũng là một con số vô cùng đặc biệt trong văn hóa truyền thống. Ví dụ như, vị trí được chia thành “đông, tây nam, bắc”; mùa được chia thành “xuân, hạ, thu, đông”; loài hoa dùng để miêu tả sự kiên cường trong giá lạnh sẽ có “tùng, cúc, trúc mai”… “Bốn” ở đây thực sự có nghĩa là cân bằng và có đi có lại sao cho thích hợp.

Uống trà cần yên tĩnh, thế nhưng uống rượu sẽ cần càng sôi nổi càng tốt. Tuy nhiên, uống rượu cũng không cần đến quá nhiều người, bởi nhiều người quá có thể dẫn đến sự hỗn loạn.

Hiểu đơn giản, câu nói “trà tam tửu tứ” của người xưa có ý muốn nói uống trà không nên quá 3 người thì mới thưởng thức hết cái thú vị của nó; còn uống rượu phải từ 4 người trở lên mới là đông vui, náo nhiệt. Hoặc, nhiều người có cách hiểu khác như “Trà tam tuần – Rượu tứ bôi” – Ý là trà 3 lần châm nước là bỏ – Rượu uống 4 chén (ly) là dừng.

Tất nhiên, văn hóa thưởng thức trà ở mỗi vùng miền cũng có những nét khác biệt. Ở một số nơi, khi pha trà cũng như chia trà sẽ luôn cố tình để lại một chén rỗng, thể hiện sự khiêm tốn của chủ nhà; đồng thời cũng yêu cầu khách và thế hệ trẻ tôn trọng người lớn tuổi, đây cũng là một trong số những văn hóa trà.

Có thể nói, câu “trà tam rượu tứ đá đào nhị” đã diễn giải một cách sinh động phong tục dân gian và quan niệm văn hóa truyền thống tao nhã, đẹp đẽ của người xưa, từ đó thể hiện nét đặc sắc của một dân tộc.

Uống Trà Thôi
Theo meeyland
Cổ nhân dạy “Trà tam tửu tứ”: Ẩn chứa nhiều ý vị sâu xa
Cổ nhân dạy “Trà tam tửu tứ”: Ẩn chứa nhiều ý vị sâu xa
0 0 1,023 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Trà sen Việt Nam: Hành trình và giá trị văn hóa
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3359 15:20, 28/06/2024
0 0 143 0.0
Trà sen đã trở thành thức uống quốc gia của Việt Nam trong suốt những năm qua, thể hiện triết lý và sự tôn trọng. Vậy, trà sen có từ khi nào?

Trà sen được ví như quốc túy của dân tộc, được người Việt yêu thích không chỉ vì tính độc đáo mà còn bởi sự kết hợp tinh túy từ thiên nhiên. Với danh hiệu "Thiên ...
Khổng Minh - Phụ nữ và tách trà
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3356 13:59, 25/06/2024
0 0 315 0.0
Ngày xưa có người hỏi Aristotle “Tại sao có nhiều người đàn bà đẹp lại lấy đàn ông chẳng ra gì?”. Nhà hiền triết trả lời “Bởi vì đàn ông thông minh chẳng dại gì lại lấy đàn bà đẹp”. Một câu trả lời thông minh, dí dỏm và ý nghĩa làm sao.

Thật vậy, chúng ta có thể kể ra hàng ngàn tác hại của việc ...
Chén trà đón bình minh
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3348 16:16, 20/06/2024
2 0 345 0.0
Trong cái tĩnh lặng của buổi sớm mai, khi sương còn đọng trên lá, người xưa đã nâng niu chén trà thơm. Không chỉ đơn thuần là thưởng thức hương vị, đó còn là một nghi thức thiêng liêng, một hành trình khám phá bản ngã và kết nối với vũ trụ.

Trong cái tĩnh lặng của buổi sớm mai, khi sương còn đọng trên lá, ...
Bí quyết pha trà ngon cực kỳ đơn giản
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3340 08:13, 15/06/2024
1 0 434 0.0
Bạn đã bao giờ bỏ ra một số tiền không nhỏ để mua loại trà thượng hạng, mong muốn thưởng thức hương vị tuyệt hảo mà nó mang lại, nhưng rồi thất vọng khi tự pha và thấy hương vị không như mong đợi? Đừng vội đổ lỗi cho chất lượng trà, rất có thể bạn đã chưa pha đúng cách! Khám phá những bí quyết ...
Nếm trà hiểu thấu đạo lý nhân sinh
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3335 13:52, 11/06/2024
4 0 377 0.0
Cổ nhân cho rằng: “Dùng Trà có thể hành Đạo, dùng Trà có thể đạt được chí thanh cao”. Như vậy, “Trà Đạo” là gì? Vì sao “nếm trà” có thể hiểu thấu đạo lý nhân sinh?

Thời nhà Đường có một người tên là Lục Vũ đã thông qua quan sát nghiên cứu về trà nhiều năm mà viết ra cuốn “Trà kinh”. Cuốn ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!