/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Cổ nhân dạy “Trà tam tửu tứ”: Ẩn chứa nhiều ý vị sâu xa

3181 22:51, 12/02/2024
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Cổ nhân dạy “Trà tam tửu tứ”: Ẩn chứa nhiều ý vị sâu xa
Trà vốn là thức uống dùng để thưởng thức nên phải chia thành 3 ngụm, một hớp, hai hớp và ba hớp. Khi ba chén lần lượt được cất lên, một mặt sẽ phản ánh được sự dung hòa của văn hóa trà, mặt khác cũng phản ánh tinh thần khiêm tốn và kính trọng người cao tuổi, các bậc hiền đức từ lâu đời.

Từ trước đến nay, trà là một trong những nét đặc trưng của văn hóa, đồng thời cũng mang nhiều nội hàm phong phú. Người xưa có câu “Trà tam tửu tứ”, ý là uống trà nên có ba, uống rượu nên có bốn, trong khi đi đường xa thì cần phải có hai. Ý nói rằng làm việc gì cũng phải có số lượng phù hợp, không phải cứ đông là tốt. Ba người cùng nhau uống trà, bốn người có thể cùng nhau uống rượu, hai người có thể cùng nhau kết bạn để đi trên đường, chỉ cần như thế là đủ.

“Trà tam” có nghĩa là gì?
Uống trà chỉ cần đến ba ly, ba chén là vừa đủ. Pha trà cũng thế, chỉ cần đến 3 lần là hết hương vị trà. Vì thế, khi người xưa rót trà mời khách hoặc rót trà để cúng bái tổ tiên, họ cũng chỉ rót đúng 3 lần mà thôi. Vì thế nên người xưa mới nói là “trà tam - tửu tứ”.

Nếu như xét theo triết lý âm dương, rượu được coi là một thức uống được phát minh bởi người phương Tây, trong khi trà là thức uống từ xa xưa của người phương Đông. Phương Tây trải dài về phía Bắc, thuộc dương và là số chẵn; trong khi phương Đông về phía Nam, thuộc âm và là số lẻ. Uống trà chính là thưởng trà, tận hưởng hương vị, để cùng nhau đàm luận văn chương và thế sự. Rượu có thể uống ừng ực được cả ly, cả bình; thế nhưng trà mà uống như thế sẽ bị coi là phí phạm.

Ngoài ra, người xưa còn có câu nói “vô tam bất thành lễ” - đây là quan niệm quý báu của người xưa. Họ tin tưởng rằng, mọi việc nếu như đòi hỏi sự chu toàn sẽ phải có ba. Ví dụ như khi cúng tế chắc chắn không thể thiếu lễ trời, lễ đất và lễ thần linh; Lưu Bị cũng phải ba lần đến thăm ngôi nhà tranh để bày tỏ lòng thành mới mời được Khổng Minh ra khỏi núi…

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử cũng từng đề cập rằng: “Đạo sinh ra một, một sinh hai, hai sinh ra ba”. Có thể thấy được rằng, số “ba” là một con số vô cùng thú vị trong văn hóa truyền thống.

Là một trong số những trà đạo tiêu biểu nhất ở vùng Triều Sơn, Trung Quốc, trà không chỉ là công phu mà còn có rất nhiều nghi lễ, tất cả đều ẩn chứa những ý nghĩa sâu sắc cùng với những hàm ý đặc biệt. Ví dụ như khi thưởng trà không cần phải có quá nhiều người, chỉ cần hai hoặc ba người là đủ, từ đó họ có thể duy trì được không khí yên tĩnh, thưởng thức trà đúng vị. Nếu như có nhiều người uống trà, họ cũng thường chỉ đặt ba tách. Mỗi khi rót trà, ba tách này sẽ được đặt ở gần nhau, tạo thành một bộ ba của chữ “品 – pǐn”, có nghĩa là mọi người nhấn mạnh phẩm hạnh cũng như tính cách. Đặc biệt, họ thường tránh để những chén trà xếp thành hàng, bởi điều này sẽ tạo cho người ta cảm giác thờ cúng.

Bên cạnh đó, trà vốn là thức uống để thưởng thức nên phải chia thành 3 ngụm, một hớp, hai hớp và ba hớp. Khi ba chén lần lượt được cất lên, một mặt sẽ phản ánh được sự dung hòa của văn hóa trà, mặt khác cũng phản ánh tinh thần khiêm tốn và kính trọng người cao tuổi, các bậc hiền đức từ lâu đời. Vì thế, câu nói này được sinh ra ở vùng Triều Sơn và đã được lưu truyền ít nhất hàng ngàn năm: “Trà tam, tửu tứ”.

“Tửu tứ” có nghĩa là gì?
“Tửu tứ” có nghĩa là uống rượu không nên uống quá 4 bởi có thể sẽ khiến cho người ta bị say và dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Nếu như uống rượu đúng trong định mức sẽ cảm thấy thơm ngon và có lợi cho sức khỏe. Còn nếu uống quá chén sẽ bị thừa thãi, mất hết vị ngon và kết quả cũng vô cùng khó lường.

Cũng có thể hiểu một cách đơn giản rằng, uống trà chính là thưởng trà, là để tận hưởng hương vị và đàm luận văn chương thế sự, nên chỉ cần 3 người là đã quá đủ. Trong khi đó, uống rượu là để đàm tiếu và trò chuyện với nhau nên họ sẽ cần đông người hơn.

Số “bốn” ở đây cũng là một con số vô cùng đặc biệt trong văn hóa truyền thống. Ví dụ như, vị trí được chia thành “đông, tây nam, bắc”; mùa được chia thành “xuân, hạ, thu, đông”; loài hoa dùng để miêu tả sự kiên cường trong giá lạnh sẽ có “tùng, cúc, trúc mai”… “Bốn” ở đây thực sự có nghĩa là cân bằng và có đi có lại sao cho thích hợp.

Uống trà cần yên tĩnh, thế nhưng uống rượu sẽ cần càng sôi nổi càng tốt. Tuy nhiên, uống rượu cũng không cần đến quá nhiều người, bởi nhiều người quá có thể dẫn đến sự hỗn loạn.

Hiểu đơn giản, câu nói “trà tam tửu tứ” của người xưa có ý muốn nói uống trà không nên quá 3 người thì mới thưởng thức hết cái thú vị của nó; còn uống rượu phải từ 4 người trở lên mới là đông vui, náo nhiệt. Hoặc, nhiều người có cách hiểu khác như “Trà tam tuần – Rượu tứ bôi” – Ý là trà 3 lần châm nước là bỏ – Rượu uống 4 chén (ly) là dừng.

Tất nhiên, văn hóa thưởng thức trà ở mỗi vùng miền cũng có những nét khác biệt. Ở một số nơi, khi pha trà cũng như chia trà sẽ luôn cố tình để lại một chén rỗng, thể hiện sự khiêm tốn của chủ nhà; đồng thời cũng yêu cầu khách và thế hệ trẻ tôn trọng người lớn tuổi, đây cũng là một trong số những văn hóa trà.

Có thể nói, câu “trà tam rượu tứ đá đào nhị” đã diễn giải một cách sinh động phong tục dân gian và quan niệm văn hóa truyền thống tao nhã, đẹp đẽ của người xưa, từ đó thể hiện nét đặc sắc của một dân tộc.

Uống Trà Thôi
Theo meeyland
Cổ nhân dạy “Trà tam tửu tứ”: Ẩn chứa nhiều ý vị sâu xa
Cổ nhân dạy “Trà tam tửu tứ”: Ẩn chứa nhiều ý vị sâu xa
0 0 3,515 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Thập đại danh trà Trung Hoa
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3288 13:02, 06/05/2024
0 0 4,063 0.0
Trung Quốc Thập Đại Danh Trà thể hiện nét quyến rũ, độc đáo của văn hóa trà Trung Quốc. Mỗi danh trà đều chứa đựng lịch sử nguồn gốc và những truyền thuyết lay động lòng người.

Trà - thức uống tinh hoa đất trời dần trở nên một thức uống đặc trưng, phổ biến trong cuộc sống thường ngày, trong sự kiện ...
TRÀ LUẬN Phần 1: Tiểu sử Okakura Kakuzo
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3280 11:33, 01/05/2024
6 0 3,767 0.0
Khi vừa ngoài đôi mươi tôi đã được một vị thầy tặng cho cuốn mang tựa đề “Trà Đạo” của Okakura Kakuzo do Bảo Sơn dịch. Thú thật lúc đó tôi chẳng đánh giá cao tác phẩm này, thậm chí còn cho là lạc đề. Quả vậy, trong tác phẩm này Okakura Kakuzo chẳng nói mấy về trà, cũng chẳng biểu lộ một cảm xúc nào ...
Đệ nhất danh trà Thái Nguyên
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3277 10:36, 26/04/2024
3 0 2,700 0.0
Vùng đất được coi là “cái nôi” sản sinh ra những sản phẩm trà thơm ngon nức tiếng là Thái Nguyên, với thương hiệu trà đã vang danh ở cả trong và ngoài nước.
Địa hình của Thái Nguyên chủ yếu là đồi núi thấp, thấp dần từ bắc xuống nam, do đó, chè thường trồng ở độ cao khoảng 300 - 1000 mét so với nước ...
Cửu Đạo Trà - Bí Quyết Thưởng Thức Trà Đầy Tinh Tế
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3271 09:23, 22/04/2024
5 0 3,023 9.0
Trà đạo từ lâu đã trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Pha trà và thưởng trà không chỉ đơn thuần là để giải khát, mà còn là một nghệ thuật, một cách để thư giãn tinh thần và kết nối con người. Cửu đạo trà, hay còn gọi là 9 bước tinh hoa thưởng thức trà, là một quy tắc ...
Trà Gấu trúc – Trà “độc nhất vô nhị” ở Trung Quốc
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3266 10:16, 18/04/2024
2 0 3,321 7.0
Không phải Đại Hồng Bào hay Long Đỉnh... loại trà “độc nhất vô nhị” của Trung Quốc khiến nhiều người tò mò lại là trà Gấu trúc. Đây là loại trà được trồng từ phân gấu trúc, nửa cân chè loại sau chế biến có giá 200.000 nhân dân tệ (khoảng 35.000 USD), với trà hái đợt đầu tiên.

Trà Gấu trúc (hùng miêu ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!