/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

LỤC VŨ PHA TRÀ

3185 22:58, 15/02/2024
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

LỤC VŨ PHA TRÀ
Hoàng đế Đại Tông của nhà Đường là người đam mê và thường xuyên thưởng trà, trong cung có những người pha trà rất giỏi. Nghe đồn nhà sư Tích Công ở Cánh Lăng là người có “nội công rất thâm hậu” về môn thưởng trà, nhưng chỉ uống trà do đệ tử là Lục Vũ pha, tuyệt không uống trà do người khác pha, nên Hoàng đế rất tò mò, cho triệu vào cung.

Khi nhà sư Tích Công đến, Hoàng đế cho “đệ nhất cao thủ pha trà” trong cung ra tay và tất nhiên là sử dụng loại trà thượng hảo hạng, để pha mời. Đúng như lời đồn, nhà sư Tích Công cầm chén trà lên, nhấp một ngụm rồi đặt xuống và không uống thêm lần nữa. Hoàng đế mới hỏi ông tại sao lại không uống, sư Tích Công nói: “Tất cả trà tôi uống đều do đệ tử Lục Vũ của tôi tự tay pha, sau khi uống trà của cậu ấy pha rồi, tôi uống trà do người khác pha, đều cảm thấy nhạt nhẽo, vô vị, nên không muốn uống.”

Hoàng đế nghe vậy liền hỏi Lục Vũ bây giờ đang ở đâu. Tích Công lắc đầu nói: “Cậu ấy đi khắp nơi, từ các ngọn núi tới các dòng sông để nghiên cứu về trà, giờ tôi cũng không biết đang ở đâu.”

Hoàng đế lập tức phái người đi tìm Lục Vũ. Ông được tìm thấy khi đang uống trà trên một ngọn núi thuộc tỉnh Chiết Giang và được triệu vào cung.

Mới gặp Lục Vũ, Hoàng đế không mấy ấn tượng với ngoại hình và tật nói lắp của ông, nhưng lại thấy ông rất hiểu biết và có cách nói chuyện “không tầm thường”, nên rất vui. Hoàng đế ra lệnh cho ông pha trà.

Lục Vũ đặc biệt coi trọng nước khi pha trà. Ông cho rằng nước tốt nhất để pha trà là nước từ núi chảy ra, thứ nhì là nước sông và thứ ba mới tới nước giếng. Và khi đun, nước sẽ sôi làm ba giai đoạn, lúc đầu nước có bọt lớn như mắt cá và vỡ thành tiếng, tiếp theo ở thành nồi nước nổi lên từng hàng bọt nhỏ giống như những viên ngọc trai đang nhảy múa giữa dòng suối, sau cùng là nước sủi bọt liên tục, tiếng reo như sóng là nước sôi giai đoạn cuối, để nước sôi quá thì không nên dùng nữa.

Lục Vũ thư thái pha trà, sau đó dâng lên cho Hoàng đế. Hoàng đế cầm chén trà trong tay, vừa mở ra đã thấy một mùi hương nhẹ dịu bay vào mũi. Nhìn kỹ hơn, nước trà trong chén có màu xanh nhạt và trong, thơm ngọt, tròn vị. Hoàng đế gật đầu, khen trà ngon và yêu cầu Lục Vũ pha thêm một chén trà khác, cho người mang đến mời nhà sư.

Sư Tích Công cầm chén trà, uống một ngụm, liền khen trà ngon và uống hết chén trà. Sau khi đặt chén trà xuống, ông bước ra khỏi thư phòng, quát lớn: Lục Vũ đâu rồi?

Hoàng đế hỏi: “Làm thế nào mà người biết Lục Vũ đang ở đây?”

Sư Tích Công đáp: “Tôi đã uống trà, đây là loại trà chỉ có Lục Vũ mới pha được, nên đương nhiên anh ta đang ở đây.”

Lúc đó Hoàng đế mới cho gọi Lục Vũ ra gặp Tích Công.

Uống Trà Thôi
Theo trabavan
1 0 3,170 10.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Nguồn gốc văn hóa dùng trà của người Anh
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3194 08:47, 23/02/2024
0 0 2,906 0.0
Hãy tưởng tượng về một người Anh điển hình. Tôi đoán bất kể bạn nghĩ tới kiểu người nào đi chăng nữa, thì rồi người đó cũng gắn liền với hình ảnh một người cương quyết, trên tay luôn cầm một tách trà. Bởi đó chính là người Anh.

Họ mang theo trà, họ uống trà. Trà là thứ hoàn toàn Anh, là một phần ...
Con người biết uống trà từ khi nào?
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3190 09:09, 20/02/2024
0 0 3,139 0.0
Cho đến nay, trên thế giới vẫn chưa có kết luận nào khẳng định chính xác con người biết uống trà từ khi nào.

Cuối thế kỷ XIX, một số sách cho rằng, những nước chính sản xuất trà trên thế giới là Trung Quốc, Ấn Độ, Tích Lan (CEY-LAN), “Nam Kỳ” và Indonesia. Cuối thế kỷ XIX, các thương cảng của Việt ...
9 thuật ngữ trên bàn trà, không hiểu thì thiệt
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3188 13:24, 17/02/2024
1 0 3,231 0.0
“Trà” là một trong những nét đặc trưng của văn hóa, đồng thời nó cũng mang nhiều nội hàm phong phú. Người xưa thích đãi khách bằng trà, một tách trà tưởng chừng như đơn giản lại bao hàm rất nhiều tri thức: Châm trà, phẩm trà, thiêm trà đều được chú trọng. (Rót trà, ngửi trà và nếm trà)

Bạn phải biết ...
Cổ nhân dạy “Trà tam tửu tứ”: Ẩn chứa nhiều ý vị sâu xa
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3181 22:58, 12/02/2024
0 0 3,568 0.0
Trà vốn là thức uống dùng để thưởng thức nên phải chia thành 3 ngụm, một hớp, hai hớp và ba hớp. Khi ba chén lần lượt được cất lên, một mặt sẽ phản ánh được sự dung hòa của văn hóa trà, mặt khác cũng phản ánh tinh thần khiêm tốn và kính trọng người cao tuổi, các bậc hiền đức từ lâu đời.

Từ trước ...
Lược Sử Của Trà (P6): Trà Thời Nhà Nguyên
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3178 23:22, 08/02/2024
0 0 3,169 0.0
Vào thời nhà Nguyên, văn hóa trà không phát triển quá nổi bật nhưng lại có ý nghĩa kết nối giữa hai thời đại phát triển quan trọng của trà, đó là thời Tống của quá khứ và thời Minh trong tương lai. Vào cuối thời nhà Nguyên, đã có sự xuất hiện của trà lá rời, cũng như sự hoàn thiện của phương pháp sản ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!