/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

LỤC VŨ PHA TRÀ

3185 22:58, 15/02/2024
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

LỤC VŨ PHA TRÀ
Hoàng đế Đại Tông của nhà Đường là người đam mê và thường xuyên thưởng trà, trong cung có những người pha trà rất giỏi. Nghe đồn nhà sư Tích Công ở Cánh Lăng là người có “nội công rất thâm hậu” về môn thưởng trà, nhưng chỉ uống trà do đệ tử là Lục Vũ pha, tuyệt không uống trà do người khác pha, nên Hoàng đế rất tò mò, cho triệu vào cung.

Khi nhà sư Tích Công đến, Hoàng đế cho “đệ nhất cao thủ pha trà” trong cung ra tay và tất nhiên là sử dụng loại trà thượng hảo hạng, để pha mời. Đúng như lời đồn, nhà sư Tích Công cầm chén trà lên, nhấp một ngụm rồi đặt xuống và không uống thêm lần nữa. Hoàng đế mới hỏi ông tại sao lại không uống, sư Tích Công nói: “Tất cả trà tôi uống đều do đệ tử Lục Vũ của tôi tự tay pha, sau khi uống trà của cậu ấy pha rồi, tôi uống trà do người khác pha, đều cảm thấy nhạt nhẽo, vô vị, nên không muốn uống.”

Hoàng đế nghe vậy liền hỏi Lục Vũ bây giờ đang ở đâu. Tích Công lắc đầu nói: “Cậu ấy đi khắp nơi, từ các ngọn núi tới các dòng sông để nghiên cứu về trà, giờ tôi cũng không biết đang ở đâu.”

Hoàng đế lập tức phái người đi tìm Lục Vũ. Ông được tìm thấy khi đang uống trà trên một ngọn núi thuộc tỉnh Chiết Giang và được triệu vào cung.

Mới gặp Lục Vũ, Hoàng đế không mấy ấn tượng với ngoại hình và tật nói lắp của ông, nhưng lại thấy ông rất hiểu biết và có cách nói chuyện “không tầm thường”, nên rất vui. Hoàng đế ra lệnh cho ông pha trà.

Lục Vũ đặc biệt coi trọng nước khi pha trà. Ông cho rằng nước tốt nhất để pha trà là nước từ núi chảy ra, thứ nhì là nước sông và thứ ba mới tới nước giếng. Và khi đun, nước sẽ sôi làm ba giai đoạn, lúc đầu nước có bọt lớn như mắt cá và vỡ thành tiếng, tiếp theo ở thành nồi nước nổi lên từng hàng bọt nhỏ giống như những viên ngọc trai đang nhảy múa giữa dòng suối, sau cùng là nước sủi bọt liên tục, tiếng reo như sóng là nước sôi giai đoạn cuối, để nước sôi quá thì không nên dùng nữa.

Lục Vũ thư thái pha trà, sau đó dâng lên cho Hoàng đế. Hoàng đế cầm chén trà trong tay, vừa mở ra đã thấy một mùi hương nhẹ dịu bay vào mũi. Nhìn kỹ hơn, nước trà trong chén có màu xanh nhạt và trong, thơm ngọt, tròn vị. Hoàng đế gật đầu, khen trà ngon và yêu cầu Lục Vũ pha thêm một chén trà khác, cho người mang đến mời nhà sư.

Sư Tích Công cầm chén trà, uống một ngụm, liền khen trà ngon và uống hết chén trà. Sau khi đặt chén trà xuống, ông bước ra khỏi thư phòng, quát lớn: Lục Vũ đâu rồi?

Hoàng đế hỏi: “Làm thế nào mà người biết Lục Vũ đang ở đây?”

Sư Tích Công đáp: “Tôi đã uống trà, đây là loại trà chỉ có Lục Vũ mới pha được, nên đương nhiên anh ta đang ở đây.”

Lúc đó Hoàng đế mới cho gọi Lục Vũ ra gặp Tích Công.

Uống Trà Thôi
Theo trabavan
1 0 3,253 10.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Ý nghĩa tinh thần, triết học và tôn giáo của trà đạo
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1936 09:28, 27/06/2022
0 0 7,985 0.0
Trà đạo có thể khơi dậy cảm hứng về tinh thần hoặc triết học. Những tương phản triết học giữa Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo thể hiện qua trà đạo là sự quảng bá cho lý tưởng tương ứng của từng tôn giáo.

Với trà đạo, người Trung Quốc đã uống trà trong bốn nghìn năm qua. Ban đầu, trà được trồng ...
Nghệ thuật đấu trà uống tới 50 tách ở Nhật Bản có gì lạ?
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1928 09:15, 24/06/2022
0 0 7,702 0.0
Đấu trà có nguồn gốc từ thời nhà Đường ở Trung Quốc, phát triển sang triều đại nhà Tống rồi du nhập vào Nhật Bản, song người Nhật thiết kế đấu trà với định dạng riêng, không giống Trung Quốc.

Nước Nhật biết đến đấu trà (闘 茶,Tōcha) vào thời kỳ Kamakura (Liêm Thương thời đại, 1185–1333). Ở Nhật, ...
Nghệ thuật uống trà đạo
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1916 08:43, 21/06/2022
1 0 11,047 0.0
Đối với người Trung Quốc, việc uống trà đã trở thành tập quán hơn 1.000 năm qua. Trà là một phần không thể thiếu trong cuộc sống, là một trong bảy nhu cầu thiết yếu hàng ngày, gồm: “nhiên liệu, dầu, gạo, muối, nước tương, giấm và trà”.

Cây trà có nguồn gốc ở Trung Quốc từ thời cổ đại, ban đầu được ...
Sự khác biệt giữa trà ô long và trà đen
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1911 08:27, 18/06/2022
0 0 8,913 0.0
Trà ô long và trà đen đều được làm từ lá của cây Camellia sinensis. Tuy nhiên, do phương pháp sản xuất khác nhau, cũng như là hai loại chè khác nhau nên có sự khác biệt về hương thơm, vị ngon.

Sự khác biệt cơ bản giữa trà ô long và trà đen

Trà ô long và trà đen khác nhau về nguyên liệu và phương pháp sản xuất. ...
Chén trà là đầu câu chuyện
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1904 09:03, 15/06/2022
0 0 10,800 0.0
“Chè ngon nước chát xin mời Nước non non nước nghĩa người chớ quên” Người ta nói rằng “chén trà là đầu câu chuyện”, bởi khi ngồi bên nhau với tách trà thơm ngon, người ta có thể sống chậm lại, cùng tâm sự với nhau những suy ngẫm về cuộc sống.

Ngày nay, câu nói cửa miệng của mọi người khi đón khách ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!