/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Nguồn gốc văn hóa dùng trà của người Anh

3194 08:34, 23/02/2024
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Nguồn gốc văn hóa dùng trà của người Anh
Hãy tưởng tượng về một người Anh điển hình. Tôi đoán bất kể bạn nghĩ tới kiểu người nào đi chăng nữa, thì rồi người đó cũng gắn liền với hình ảnh một người cương quyết, trên tay luôn cầm một tách trà. Bởi đó chính là người Anh.

Họ mang theo trà, họ uống trà. Trà là thứ hoàn toàn Anh, là một phần của văn hóa Anh, và cũng là cách nhìn thâm căn cố đế của thế giới đối với nền văn hóa đó.

Theo cách hiểu thông thường thì người phương Tây phải cảm ơn Trung Quốc, nơi bắt nguồn của việc trồng trọt, thu hoạch thứ lá có chứa chất tannin này.

Nhưng hiếm ai biết rằng người Bồ Đào Nha mới là người đã khiến cho trà trở nên phổ biến tại Anh, mà chính ra là một phụ nữ Bồ Đào Nha. Hãy nghĩ tới điều đó khi lần tới bạn tới nhấp ngụm trà ô-long trong chiếc cốc tinh tế tại khách sạn Ritz, hay đứng dưới tấm chân dung Bá tước Grey tại Bảo tàng Victoria & Albert.

Ngược dòng thời gian về năm 1662, khi Catherine vùng Braganza (công chúa, con gái Vua John IV của Bồ Đào Nha) cưới được vị vua của vương triều vừa mới được phục hồi ở Anh, Vua Charles III, nhờ vào khoản hồi môn vô cùng hậu hĩnh gồm cả tiền bạc, các loại gia vị, đồ châu báu và các cảng biển béo bở Tangiers và Bombay. Sự kết hợp này khiến nàng trở thành một người phụ nữ rất quan trọng: Hoàng hậu Anh, Scotland và Ireland.

Khi chuyển lên miền bắc chung sống với Vua Charles, nàng được cho là đã mang theo trà mạn trong những hành lý, và đó cũng rất có thể chính là một phần của hồi môn của nàng. Một truyền thuyết thú vị kể rằng những [cratesư thùng trà được đánh dấu là Transporte de Ervas Aromaticas (Vận chuyển Hương liệu Thơm) - rồi sau được viết tắt là T.E.A.

Phần thông tin đó có thể không đúng (các nhà ngôn ngữ học cho rằng chữ 'tea' trong tiếng Anh là bắt nguồn từ việc phiên âm từ chữ 'trà' trong tiếng Hoa), nhưng điều chắc chắn là trà khi đó đã được dùng rộng rãi trong giới quý tộc Bồ Đào Nha do nước này có mối buôn bán trực tiếp với Trung Quốc thông qua thuộc địa của mình là Macau, lần đầu tiên từ hồi giữa thập niên 1500.

Khi Catherine tới Anh, trà đã được dùng ở đây nhưng mới chỉ như một loại thuốc chữa bệnh, nhằm giúp cơ thể khoẻ mạnh và tâm trạng không bị u uất.

Thế nhưng hoàng hậu trẻ trung vốn quen uống trà hàng ngày nay vẫn tiếp tục như thế, và điều đó khiến cho trà trở thành món đồ uống phổ biến trong các dịp giao lưu xã hội thay vì chỉ đóng vai trò một thứ thức uống bổ dưỡng.

Thực sự là nó rất đắt đỏ (một cân Anh, tức 454g, có giá bằng mức thu nhập của một người lao động trung bình trong một năm), và do đó, theo Ellis, "chỉ dành cho giới thượng lưu nhất, giàu có nhất trong xã hội. Cho nên trà trở nên gắn liền với những quý bà quý cô sang trọng nhất nơi cung đình, mà tất nhiên Catherne là hình tượng nổi tiếng nhất."

Và điều gì xảy ra với những người nổi tiếng? Những người kém nổi tiếng hơn sẽ bắt chước. "Khi hoàng hậu làm điều gì thì mọi người đều muốn làm theo, cho nên dần dần, đến cuối Thế kỷ 17, giới quý tộc bắt đầu nhấp trà," Petrigrew nói.

Đương nhiên là giới thượng lưu không tạo ra văn hóa uống trà mà cũng chỉ là những người học theo. Như Pettigrew nói, "cho tới khi trà được người Hà Lan mang tới, chúng tôi [người Anh] không biết tí gì về trà hết. Không có thìa đường, tách uống, không có ấm pha trà (chỉ có ấm đun nước để trong bếp), cho nên chúng tôi làm điều luôn xảy ra đó là sao chép toàn bộ nghi lễ uống trà từ Trung Quốc. Chúng tôi nhập khẩu những chén sứ nhỏ, tách, đĩa đựng đường, những ấm pha trả nhỏ [của Trung Quốc]."

Tại đất nước quê nhà của Catherine, người ta cũng chứng kiến sự phổ cập hóa phong cách uống trà như vậy. "Bồ Đào Nha là một trong những tuyến đường mà đồ sứ theo vào châu Âu," Ellis ghi nhận. "Đó là món rất đắt đỏ, rất đẹp, và là một trong những thứ khiến việc uống trà trở nên hấp dẫn, giống như bây giờ mọi người muốn có điện thoại iPhone đời mới nhất vậy."

Bởi quý giá, cho nên đồ sứ có lẽ cũng là một phần trong của hồi môn của Catherine. Và giống như các quý bà quý cô thuộc dòng dõi quý tộc khác, nàng có lẽ có nhiều những món đồ tuyệt đẹp để bày biện trong những buổi thưởng trà một khi chuyển hẳn sang sống tại Anh.

Pettigrew giải thích: "Nàng bắt đầu nó như một thói quen quý phái nơi cung điện của mình - rất sang trọng, rất thượng lưu, và do đó những nghi lễ đến từ Trung Quốc ngay lập tức được gắn với đời sống vương giả. Ngay khi trà được đưa vào Anh, nó đã có những mối liên hệ rất mạnh mẽ với giới phụ nữ và những gia đình quyền thế, mà tôi cho là thông qua Catherine, bởi đồ sứ rất đắt tiền. Những người nghèo thì phải dùng đồ đất nung. Cho nên mọi thứ đắt giá đều chỉ dành cho giới quý tộc. Tương tự như ngày nay thôi: bạn mua những thứ rất đắt để cho thiên hạ thấy bạn quan trọng tới mức nào."

Rồi rốt cuộc, những tầng lớp xã hội thấp hơn cũng chuyển trà sang thành thứ đồ uống phổ biến hơn.

Ngày nay, những ai tới London vẫn có thể trải nghiệm sự phù hoa và kiểu cách của giới quý tộc khi dùng trà chiều tại các khách sạn sang trọng, mà đáng kể nhất là tại Palm Court của khách sạn Langham ở London (được cho là nơi sinh ra nghi lễ trà chiều), tại các khách sạn danh giá Ritz London và Claridge's.

Ta cũng có thể bắt gặp các sự kiện dùng trà rất thú vị tại Bồ Đào Nha, nhưng ở đó mối liên hệ tới Hoàng hậu Catherine không phải là điều nhiều người biết.

Tuy nhiên, tại thành phố lịch sử Sintra, có một khách sạn đang nỗ lực làm thay đổi điều này. Tại khách sạn Tivoli Palácio de Seteais Sintra, tổng giám đốc Mario Custódio sẽ làm một chương trình trà chiều đặc biệt với chủ đề Catherine trong tháng Mười. "Trong trường học, chúng tôi không được biết [về câu chuyện lịch sử này]," Custódio nói. "Tôi không biết gì hết. Thậm chí người dân Bồ Đào Nha cũng không ai biết gì hết."

Với Custódio, đưa phần lịch sử ít người biết này vào với đời sống sẽ khiến du khách tới thành phố có được trải nghiệm đặc biệt, rất cá nhân "Tôi đang muốn đưa ra những thứ rất ít người biết này, bởi vì ngày nay, đó là thứ xa xỉ," ông nói.

Việc phục vụ trà hàng ngày (chỉ dành cho khách nghỉ lại khách sạn) sẽ giới thiệu về mối liên hệ của Bồ Đào Nha với truyền thống tao nhã này.

Hiện Custódio đang hợp tác với một sử gia để phục vụ loại trà mà Catherine có lẽ đã từng uống (Ellis cho rằng hầu như chắc chắn rằng đó là một loại trà xanh, bởi vì trà từ Ấn Độ không được đưa ra thế giới bên ngoài cho tới tận thập niên 1830, là khi hoàng hậu đã qua đời từ lâu.

Mứt vỏ cam (marmalade) cũng là một phần trong thực đơn, bởi đó là một phần trong câu chuyện huyền bí về Catherine vùng Braganza mà Custosdio tìm tòi được trong quá trình nghiên cứu.

Câu chuyện kể rằng do một số loại cam ngon nhất thế giới là của Bồ Đào Nha, cho nên Catherine đã cho chở cam tới Anh, ngôi nhà mới của mình, một cách thường xuyên. Những quả cam khi tới nơi không còn đạt chất lượng cao nhất sẽ được đem đi làm mứt marmalade.

Tất nhiên là cam nguyên quả thì quý hơn nhiều, cho nên nếu Hoàng hậu Catherine tặng ai đó món marmalade thay vì trái cam, thì điều đó đồng nghĩa với việc nàng không quan tâm lắm đến người đó.

"Người Bồ Đào Nha chúng tôi muốn tin rằng Catarina đóng vai trò quan trọng đối với trà. Tôi không muốn câu chuyện lịch sử này mất đi," Custosdio nói.

Uống Trà Thôi
Theo toiyeutra
0 0 2,288 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Những cây chè cổ thụ - Biểu tượng của sức sống bền bỉ
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3571 21:02, 17/11/2024
0 0 332 0.0
Nằm giữa những dãy núi hùng vĩ, quanh năm được bao bọc và chìm đắm trong sương sớm, thảm thực vật nơi vùng cao phát triển rất phong phú và đa dạng. Trong lớp rừng đó, những cây chè cổ thụ đã sinh trưởng hàng trăm năm, thậm chí có cây lên đến cả nghìn năm tuổi, trở thành biểu tượng của sức sống bền bỉ ...
Chè chén: Nét đẹp văn hóa giữa lòng Hà Nội mùa đông
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3563 07:08, 11/11/2024
0 0 608 0.0
Vào những ngày đông lạnh giá, chè chén vỉa hè Hà Nội trở thành biểu tượng ấm áp, gần gũi của phố phường. Chén trà mộc mạc, giản dị không chỉ là thức uống mà còn là sợi dây kết nối con người, giữ vững nét đẹp văn hóa thủ đô.

Khi những cơn gió lạnh của mùa đông ùa về, Hà Nội chìm trong không khí ...
Quán trà bên đường
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3549 09:37, 04/11/2024
0 0 737 0.0
Có lần, tôi đi ngang rạp chiếu phim Casino Đakao trên đường Đinh Tiên Hoàng và bất giác nhìn sang bên kia lề đường để tìm một cây lam vồ lớn, có lẽ cùng tuổi với hàng cây dầu cao to già cả trăm năm trên đường Trần Quang Khải sát bên. Không có cây lớn nào đối diện rạp chiếu phim, chỉ có hàng cây mới được ...
Nghệ nhân gần 70 năm pha trà đạo Nhật Bản
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3544 09:58, 01/11/2024
0 0 882 0.0
Bà Sobin Koizumi học về trà đạo từ năm 6 tuổi và đã theo nghề gần 70 năm. Bậc thầy trà đạo hy vọng tiếp tục truyền bá nét văn hóa Nhật Bản này tới các thế hệ trẻ.

Ở tuổi gần 80, nghệ nhân trà đạo Sobin Koizumi vẫn nhớ như in lần đầu tiên tham gia buổi trà đạo của mình. Bà theo chân cha mẹ tới quán trà ...
Trà ủ lạnh: Thực phẩm có tính kiềm tốt cho sức khỏe
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3532 22:13, 26/10/2024
0 0 1,208 0.0
Trà ủ lạnh không chỉ mang đến hương vị thơm ngon và sảng khoái mà còn là lựa chọn tuyệt vời cho sức khỏe. Với nhiều khoáng chất và độ kiềm nhẹ, trà ủ lạnh giúp cân bằng pH, hỗ trợ tim mạch và trở thành thức uống giải khát lý tưởng cho mùa hè oi ả.

Trong những ngày hè oi ả, tìm kiếm một thức uống ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!