/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Tử Ngọc Kim Sa (Phần 1) - Nguồn gốc văn hóa tử sa

3210 09:30, 06/03/2024
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Tử Ngọc Kim Sa  (Phần 1) - Nguồn gốc văn hóa tử sa
Lời nói đầu

Đồ gốm tử sa Nghi Hưng là sản phẩm văn hóa nghệ thuật truyền thống có hàng nghìn năm lịch sử, ẩn chứa nội hàm rất thâm sâu, ấm tử sa không chỉ là đồ dùng hằng ngày, mà còn mang đầy tính nghệ thuật như hội họa, thơ văn, thư pháp, in ấn, điêu khắc v.v., đã triển hiện ra nội hàm văn hóa truyền thống phong phú của Trung Quốc. Nhưng ngày nay thị trường công nghệ tử sa đã sa vào công nghiệp hóa chất giả, sản phẩm làm giả, sản phẩm giả phủ tử sa bên ngoài, OME (hàng gia công theo yêu cầu phỏng theo sản phẩm gốc), hoặc chế tạo tử sa bằng bàn xoay máy và bàn xoay tay.

Đặc biệt là sự phổ biến của thương mại điện tử và mua bán trực tuyến trong những năm gần đây, những thương gia đã lợi dụng tâm lý thích những món bảo vật đang bị đánh giá sai giá trị [1] và thích những món lợi nhỏ của mọi người, điều này góp phần làm cho thị trường hàng giả tràn lan.

Bộ phận nghệ nhân làm ấm tử sa để nâng cao thân phận của mình, tự phong làm đại sư hoặc các loại danh hiệu nào đó đã tràn lan thành một loại tệ nạn, mù quáng lấy dùng chọn ấm theo những danh xưng ấy, đánh lừa người tiêu dùng, làm bại hoại thị hiếu.

Tất cả điều này là do sai lầm trong định hướng thị trường và sự trượt dốc về đạo đức nghề nghiệp của người làm nghề, người tiêu dùng khi mua những sản phẩm nghệ thuật loại này cần phải có tâm thái đúng đắn và kiến thức để phân biệt, nghệ nhân làm nghề tử sa cũng cần giữ gìn vững bản sắc và cái tâm với nghệ thuật tử sa. Những người làm cái nghề được liệt vào “di sản văn hóa phi vật thể”, theo đuổi nghề nên có “nghệ đức” mới được.

Bất luận là thị trường có thay đổi như thế nào, cần kiên trì nguyên liệu chính thống, giữ gìn dáng vẻ truyền thống, duy trì phương pháp chế tác đặc sắc của đồ gốm tử sa, có như vậy tinh hoa nghệ thuật “đất, hình, công” mới có thể được lưu giữ.

Loạt bài viết này hy vọng sẽ bắt đầu lại từ đầu, đứng tại các giác độ khác nhau bàn về nghệ thuật tử sa từ xưa đến nay…

Văn hóa tử sa đến nay đã có lịch sử hơn 2000 năm [2]. Với đặc điểm nghề thủ công độc đáo, phong cách tạo hình cổ xưa ưu mỹ và việc hàm chứa văn hóa thâm sâu, khiến văn nhân mặc khách các triều đại của Trung Quốc đều vô cùng yêu thích tử sa. Theo cùng với văn hóa trà, tử sa thâm nhập vào đời sống sinh hoạt của con người, vì lý do này ấm tử sa ở Trung Quốc thậm chí còn được mệnh danh là “đứng đầu trong các trà cụ”, cũng đã hình thành nên nét văn hóa tử sa đặc sắc.

- Danh tiếng của “Tử Ngọc Kim Sa”

Ấm tử sa mang trong mình đặc điểm về nghề thủ công độc đáo, phong cách tạo hình cổ xưa ưu mỹ và hàm chứa văn hóa thâm sâu, tất cả đã cùng được dung hợp vào một chiếc ấm, khiến cho văn nhân mặc khách các triều các đại ở Trung Quốc đều vô cùng yêu thích tử sa.

Những chiếc bình tử sa ở Nghi Hưng miền Nam tỉnh Giang Tô (tên cũ của Nghi Hưng là Dương Tiễn) đã nổi tiếng khắp cổ kim trong ngoài nước, sách sử ghi lại nhiều tên gọi như: “nê hồ”, “tử sa quán”, “nghi hồ”, “sa khí”, “tử sa khí”, “long xuân hồ”, “tử ngọc kim sa” v.v., tuy tên gọi khác nhau nhưng tựu trung đều là chỉ đến ấm tử sa Nghi Hưng [3].

Tử ngọc kim sa là một loại tán thưởng, danh xưng mỹ hảo dành cho tử sa, gọi là “tử ngọc kim sa” vì ấm tử sa được làm bằng bùn sét tử sa chất lượng cao lấy từ núi Hoàng Long, thị trấn Đinh Thục, Nghi Hưng tỉnh Giang Tô, trải qua quá trình ngâm ủ sẽ trở nên ẩm, mịn, khi nung lên sẽ có phong cách cổ điển nho nhã như ngọc tím, pha lẫn ánh thạch anh mờ mờ, tựa như bầu trời đầy sao, lại giống hoa tuyết ngập tràn, tạo cho người ta cảm giác “ngọc tím pha lẫn cát vàng” (tức tử ngọc kim sa).

Người tao nhã khi chuẩn bị thưởng trà thường cầm trong tay vuốt ve ngắm nghía thưởng thức, khi đó khí chất “tử ngọc kim sa” sẽ càng trở nên nổi bật. Văn Long thời Minh viết về tính chất đặc biệt kỳ diệu của ấm tử sa trong cuốn “Trà tiên” như sau: “Ông có người bạn là Chu Văn Phúc, người này rất yêu chiếc ấm tử sa Long Xuân, coi nó hệt như một viên minh châu, thường yêu thích vuốt ve trong tay, sau thời gian dài sử dụng bên ngoài trông như ngọc tím, bên trong như bích vân, thật là vật trân bảo”. [4]

- Bàn về nguồn gốc cách nói ấm tử sa được ra đời từ trà

Trước thời nhà Đường, dụng cụ pha trà và dụng cụ ăn uống thường sử dụng chung, không có đồ chuyên dụng. Trong “Trà Kinh”, dụng cụ pha trà gốm các loại đồ sứ như bình trà, bát và chén tròn (âm đọc là cuo2 gui3, đồng âm với “tha quỹ” tức là bình tròn và vò tròn đựng muối), vẫn chưa thấy có ấm trà, dụng cụ pha trà chủ yếu là chén (chung) trà. Tùy theo sự phổ biến của thị hiếu thưởng trà, mà dụng cụ pha trà ngày càng công phu và tinh xảo.

Vào những năm Hồng Vũ thời nhà Minh người ta không còn chuộng trà viên, trà bánh nữa, thay vào đó là chuộng trà lá. Từ đó, thay đổi phương thức thưởng trà của mọi người, chuộng pha trà trong ấm. Nửa cuối triều Minh trở đi, ấm tử sa xuất hiện trên bàn trà, trong các tranh trà thời Minh cũng phác họa rất nhiều hình ảnh về ấm tử sa. Chu Cao Khởi đời Minh trong cuốn “Dương tiệm minh hồ hệ” có ghi lại, ông tổ đồ gốm tử sa là một nhà sư tên Cung Xuân ở chùa Kim Sa ở Nghi Hưng, đó là nơi khởi nguồn chính thức của ấm tử sa.

Danh tính của vị sư này không được lưu truyền, chỉ biết vị hòa thượng điềm tĩnh này rất có duyên với vò gốm khạp gốm, phần lớn thời gian của ông dùng vào việc này, ông thường hay tự đào đất nặn gốm, sau khi nung xong thì tặng cho mọi người sử dụng. Cung Xuân là nhân sĩ vào thời Chính Đức Gia Tĩnh triều Minh, là người hầu của tiến sĩ Ngô Di Sơn ở Nghi Hưng (họ Ngô, tự Khắc Học). Ngô Di Sơn làm quan vào năm Chính Đức thứ chín, trước khi đậu bảng vàng ông học tại chùa Kim Sa thuộc Nghi Hưng, Cung Xuân vì thế cũng theo hầu ông ở chùa Kim Sa. Lúc rảnh rỗi, Cung Xuân thường lén học bí quyết làm ấm của vị lão hòa thượng, tự mình thử nghiệm nhào đất làm phôi, ông không ngừng học tập, cộng thêm thiên phú, tài trí khéo léo khác hẳn người thường, cuối cùng trở thành bậc thầy nghệ thuật gốm sứ.

Trước chùa Kim Sa có cây Ngân Hạnh cổ thụ, trên thân cây có rất nhiều bướu vỏ cây, chiếc ấm nổi tiếng “ấm Thụ Anh” của Cung Xuân được cho là lấy cảm hứng từ cây Ngân Hạnh này. Chiếc ấm này có màu hạt dẻ, mặt ấm lồi lõm không bằng phẳng, hình dáng giống bướu của cây, mộc mạc và tao nhã cổ kính, đường nét độc đáo. Chiếc ấm tử sa độc đáo này, được các danh nhân và học sĩ nho nhã thời bấy giờ công nhận, tán thưởng và ngưỡng mộ, gọi là “ấm Cung Xuân”. Vì vậy, Cung Xuân theo đó trở thành nghệ nhân làm ấm nổi tiếng đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc (Đoạn này về sau đã được kiểm chứng, mời tham khảo thêm về tử ngọc kim sa phần 35)

Ấm Cung Xuân màu hạt dẻ đậm, giống màu sắt vàng thời cổ, dày dặn chắn chắn, phong cách mới lạ và luôn thay đổi, được người yêu quý sưu tầm. Ấm Cung Xuân chủ yếu có long đản, ấn phương, khắc giác ấn phương, lục giác cung đăng v.v. Đương thời có truyền thuyết “Cung Xuân chi hồ, thắng vu kim ngọc” (tức một cái ấm của Cung Xuân, giá trị hơn cả châu ngọc). Từ đó khiến nghề thủ công tử sa được phát triển mạnh vào thời Minh. Các sản phẩm gốm tử sa Nghi Hưng, lò nung Nghi Hưng chủ yếu là chế tác đồ gốm, chế tác vật dụng tử sa. Nhà thư pháp thời nhà Minh Tư Vị có bài thơ như sau: “Thanh nhược cựu phong đề cốc vũ, Tử sa tân quán mãi nghi hưng”. Dưới đây là tranh vẽ về việc các văn nhân và danh sĩ giữa và cuối thời Minh yêu thích dùng ấm tử sa.

- Nổi tiếng trong và ngoài nước, tử sa đáng giá như vàng

Vào giữa và cuối triều Minh, đồ gốm sứ và ấm tử sa Nghi Hưng có vinh dự là tác phẩm gốm sứ dân diêu tiến cung (dân diêu là đồ gốm sứ do các lò gốm không do quan phủ quản lý, tức không phải quan diêu, quan diêu là đồ gốm sứ do quan phủ quản lý hoặc sản xuất, thời xưa đồ gốm quan diêu thường tốt hơn đồ gốm sứ dân diêu); thời đó vật dụng tử sa cũng được xem trọng ở hải ngoại, “Nghi Hưng huyện chí” có ghi chép, cuối thời Minh, vật dụng tử sa được những thương nhân Bồ Đào Nha mang về châu Âu, gọi là đồ “sắc đỏ” (bởi vì “đất sét đỏ” bên trong tử sa đã tạo thành cách gọi này). Cuối triều Minh đầu triều Thanh, đồ gốm tử sa phát triển mạnh mẽ như nấm mọc sau mưa. Ba vị hoàng đế “Khang, Ung, Càn” của thời kỳ thịnh thế đầu triều Thanh đều yêu thích đồ gốm tử sa Nghi Hưng, đặc biệt là hoàng đế Càn Long có sự yêu thích rất sâu sắc với tử sa.

Từ giữa thời nhà Thanh trở về sau, các văn nhân mặc khách tham gia thiết kế và chế tác ấm tử sa, họ vận dụng các kỹ pháp như thư pháp, thi họa, khắc dấu, chạm khắc, chạm rỗng, khảm nạm, vẽ trên gốm, vẽ trên men, phối sét, sần cát bề mặt, đánh bóng, từ đó khiến một chiếc ấm tập trung đỉnh cao của kỹ năng thủ công mỹ nghệ. Văn nhân tham gia chế tạo ấm, đó là đặc điểm nổi bật của nghệ thuật làm ấm tử sa thời nhà Thanh, và trở thành xu hướng chủ đạo của nghệ thuật gốm sứ thời đại nhà Thanh, những tác phẩm tuyệt vời ấy, không chỉ là một bộ trà cụ, mà còn là một tác phẩm nghệ thuật. Sự yêu thích, tôn sùng ấm tử sa của Quan viên, văn nhân họa sĩ càng thúc đẩy sự thịnh vượng và phát triển phồn vinh của ấm tử sa, nâng cao giá trị của ấm tử sa. Đặc biệt là những chiếc ấm tử sa được trang trí họa tiết tráng men rất ưu mỹ và lộng lẫy, khiến giá trị của nó tăng gấp đôi. Trong “Dương Tiễn minh hồ hệ” (dòng ấm trà Dương Tiễn) có ghi chép lại thế này: “Mỗi chiếc ấm nặng không đến vài lạng, mà có giá trị lên đến 10, 20 lạng vàng, đã khiến cho đất đáng giá như vàng”.

Từ nửa đầu thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX, thời kỳ hoàng kim của ấm tử sa, kéo dài khoảng 300 năm từ cuối thời nhà Minh, Thanh, đến đầu thời Trung Hoa Dân Quốc, đây cũng là thời kỳ đỉnh cao trong lịch sử nghề thủ công tử sa với hàng trăm phương pháp làm ấm mới xuất hiện và cạnh tranh với nhau.

- Chiếc ấm tử sa sớm nhất có niên đại xác thực

Trong bảo tàng thành phố Nam Kinh có một chiếc ấm trà bằng tử sa ngoại hình bình thường, nhưng lại được mệnh danh là “thiên hạ đệ nhất”, nguyên nhân là đến hiện tại đây là chiếc ấm tử sa có niên đại được xác định là lâu nhất, đây là bằng chứng văn hóa quan trọng về “khởi nguồn của ấm tử sa”, đồng thời cũng đóng vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển của đồ gốm tử sa.

Dựa theo niên đại khắc trên bia đá được khai quật cùng thời điểm, người ta xác định chiếc ấm tồn tại từ những năm Gia Tĩnh thứ 12, tức năm 1533. Vì trên ấm không khắc chữ, nên người ta trực tiếp lấy tên chủ nhân để đặt tên cho chiếc ấm đó, gọi là “ngô kinh đề lương”.

- Phục hưng ấm tử sa – Đài Loan trở thành quê hương thứ hai của những chiếc ấm trà tử sa

Thời đầu giai đoạn Trung Hoa Dân Quốc, dân tộc Trung Hoa lại rơi vào nhiều năm nội loạn ngoại xâm, khiến trăm nghề tàn lụi, nghề làm gốm tử sa cũng không cách nào đứng vững. Đến thời cận đại, khởi phát từ Đài Loan và Hồng Kông mà nghề thủ công tử sa bắt đầu phồn vinh trở lại.

Bắt đầu từ những năm 60 của thế kỷ XX, New Zealand, Hàn Quốc, Hồng Kông và Đài Loan được mệnh danh là “bốn con rồng châu Á”. Nhờ kinh tế phát triển, mà cuộc sống người dân bắt đầu thịnh vượng ấm no, nhu cầu về văn hóa nghệ thuật theo đó cũng càng ngày càng cao. Thương nhân và người sưu tầm cũng nhận thức được giá trị đặc biệt của gốm tử sa Nghi Hưng, trong những năm 70 đến 90 của thế kỷ XX, đã thu mua lượng lớn sản phẩm tử sa Nghi Hưng, đã tạo nên sự bùng nổ thị trường ấm trà tử sa.

Vào cuối những năm 90 của thế kỷ XX, nhờ dòng vốn nước ngoài và nguồn cung lao động giá rẻ mà hoạt động kinh tế của Trung Quốc đại lục được hồi sinh, những nhà sưu tầm cũng bắt đầu thu mua ấm tử sa và mua lại ấm tử sa từ nước ngoài. Đến năm 2005, khi mỏ khoáng núi Long Hoàng bị đóng cửa, đây là giai đoạn ấm tử sa công nghiệp làm giả tràn lan thị trường, ấm tử sa giả được bán giá rẻ ở Đài Loan và các khu vực có người Hoa trên thế giới.

Qua mấy thập kỷ thu mua sưu tầm của người Đài Loan, đã bảo tồn một lượng nhất định ấm tử sa, bảo tồn được một đóa kỳ hoa của văn hóa truyền thống Trung Hoa. Vì vậy, không quá lời khi nói Đài Loan là quê hương thứ hai của những chiếc ấm trà tử sa.

Uống Trà Thôi
Theo chanhkien.org
Tử Ngọc Kim Sa  (Phần 1) - Nguồn gốc văn hóa tử saẢnh chụp cận cảnh những ngôi sao Thạch anh trong đáy chiếc ấm tử sa (Đường vận Tử sa)
Tử Ngọc Kim Sa  (Phần 1) - Nguồn gốc văn hóa tử saẤm bướu vỏ cây Cung Xuân được lưu giữ tại Bảo tàng quốc gia Trung Quốc (nguồn: internet)
Tử Ngọc Kim Sa  (Phần 1) - Nguồn gốc văn hóa tử sa
Tử Ngọc Kim Sa  (Phần 1) - Nguồn gốc văn hóa tử saẢnh Hoàng đế Càn Long trong trang phục người Hán, ngồi trên sập ngắm nhìn các loại hiện vật khác nhau từ bộ sưu tầm trong hoàng gia (nguồn: internet).
Tử Ngọc Kim Sa  (Phần 1) - Nguồn gốc văn hóa tử saẤm trà Ngô Cảnh Lương, triều Minh, ấm cao 17.7 cm , hiện đang được lưu giữ tại bảo tàng Nam Kinh (nguồn: internet)
Tử Ngọc Kim Sa  (Phần 1) - Nguồn gốc văn hóa tử saẢnh: Một quán trà bán ấm tử sa ở Đài Loan những năm 1990 (nguồn internet)
1 0 1,154 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Ấm
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
382 14:30, 15/06/2021
0 0 5,115 0.0
Xung quanh chiếc ấm “Thụ Anh” của Cung Xuân (đời Minh)

Năm 1928, Ông Trữ Nam Cường, một danh sĩ Nghi Hưng mua được chiếc ấm Tử Sa dáng vẻ rất cổ xưa tại Thọ Châu. Màu sắc của chiếc ấm cũ kỹ, thân ấm bầu tròn không theo qui tắc, bế mặt lồi lõm trông như vỏ cây khô, đầy những nếp nhăn, dưới quai ấm khắc ...
Trào lưu chế tác ấm tử sa phỏng cổ những năm đầu thế kỉ XX
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
229 09:26, 07/06/2021
0 0 4,746 0.0
Những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 là thời kỳ suy tàn của chế độ phong kiến, thời đại mới manh nha và cũng là thời kỳ đặc biệt của ngành làm ấm trà Tử Sa. Vào những năm Dân quốc đầu tiên ở Trung Quốc, rộ lên phong trào sưu tập đồ sứ cổ, người từ bốn phương tranh nhau mua vét, thủ giữ làm của ...
SƠ LƯỢC LỊCH SỬ ẤM TỬ SA NGHI HƯNG
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
171 10:23, 04/06/2021
1 0 3,565 0.0
Theo truyền tụng, Phạm Lãi là người đầu tiên tìm ra chất đất sét vùng Thái Hồ. Sau khi phá xong quân Ngô, ông về ẩn cư nơi đây, lấy việc nặn đồ gốm làm trò tiêu khiển. Thế nhưng thời đó chưa làm ấm trà.
Cứ theo những di chỉ khai quật được thì ngay từ đời Tống (920-1279) người ta đã làm ấm trà ở đất ...
TÌM HIỂU VỀ ẤM NHẤT XƯỞNG
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
78 11:38, 27/05/2021
1 0 2,580 0.0
TÌM HIỂU VỀ ẤM NHẤT XƯỞNG

Nói đến ấm Xưởng Công Nghệ Tử Sa, có thể có chút la lẫm đối với những hồ hữu mới chơi, còn những vị sưu tập thâm niên thì có những tâm đắc không giống nhau, những vị kỹ tính và có chút khắt khe về kỹ thuật chế tác ấm thì ít có thể chấp nhận đuợc ấm nhất xưởng, ...
Ấm Tử Sa qua góc nhìn của các nhà khoa học
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
64 13:35, 26/05/2021
1 0 2,293 0.0
Ấm Tử Sa là loại ấm được làm từ đất ‘tử sa’ hay còn gọi là đất tím. Loại ấm này hiện nay được xem là niềm đam mê của rất nhiều nhà sưu tầm và chơi ấm tại Việt Nam. Về khía cạnh thưởng trà, ấm tử sa được xem là có khả năng khai mở hết tiềm năng của trà pha trong ấm. Thậm chí là tác động hương ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!