/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Kinh thành nhà Thanh dưới thời Càn Long

3211 09:37, 07/03/2024
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Kinh thành nhà Thanh dưới thời Càn Long
Tranh của họa sĩ cung đình ghi lại cảnh Càn Long thỉnh an mẫu hậu, đại thần vào cung, phố mua sắm.

Bức "Kinh sư sinh xuân thi ý" (Ý thơ ở kinh thành khi xuân tới) của Từ Dương hiện được triển lãm tại Bảo tàng Cố Cung, Bắc Kinh. Tranh lụa hoàn thành mùa xuân năm 1767, chiều dọc 256 cm, chiều ngang 233 cm. Theo DPM, tác phẩm miêu tả kinh thành Bắc Kinh, với trung tâm là Tử Cấm Thành cùng các địa điểm như Kỳ Niên Điện (ở Thiên Đàn), Cảnh Sơn, Thiên An Môn, Ngọ Môn, phố mua sắm ngoài thành, kiến trúc xung quanh cung điện.

Họa sĩ Từ Dương quê ở Tô Châu, trước khi vào cung, ông không phải họa sĩ chuyên nghiệp. Một lần Càn Long nam tuần, qua Tô Châu, Từ Dương cung tiến tác phẩm của mình. Càn Long yêu thích bức tranh, phong Từ Dương làm quan, vào cung phục vụ. Ngay khi mới tới kinh thành, Từ Dương đã được phong là "nhất phẩm họa sĩ", được trả lương bằng các họa sĩ tên tuổi trong cung bấy giờ. Từ Dương từng thực hiện kiệt tác "Bình định Tây Vực hiến phu lễ", với 8.000 nhân vật, được bán đấu giá năm 2021 ở mức 414 triệu nhân dân tệ (65 triệu USD). Ông cũng là tác giả của "Cô Tô phồn hoa", khắc họa hơn 10.000 người, thực hiện trong 24 năm.

Theo ông Phó Đông Quang, chuyên gia lịch sử ở Bảo tàng Cố Cung, "Kinh sư sinh xuân thi ý" không chỉ có giá trị nghệ thuật mà còn là tư liệu trực quan về cuộc sống, kiến trúc của kinh thành thời Càn Long.

Uống Trà Thôi
Theo vnexpress
Kinh thành nhà Thanh dưới thời Càn LongGóc tái hiện cảnh Càn Long thỉnh an mẫu hậu. Tranh đề 20 bài thơ của Càn Long, đều nói về cảnh đẹp mùa xuân. Làm thơ, vẽ tranh là hoạt động văn hóa thường thấy giữa nhà vua và các họa sĩ cung đình. Từ Dương sáng tác tranh dựa theo ý thơ của nhà vua.
Kinh thành nhà Thanh dưới thời Càn LongCuộc sống bên ngoài Tử Cấm Thành. Tác phẩm mang phong cách hội họa phương Tây, áp dụng phương pháp vẽ toàn cảnh, theo hướng nhìn từ trên xuống. Bắt đầu từ cổng Chính Môn, Từ Dương vẽ theo hướng Nam tới Bắc. Trung tâm kinh thành, đường phố nhộn nhịp người, xe ngựa, người mua người bán tấp nập.
Kinh thành nhà Thanh dưới thời Càn LongCác tiệm bán vải thu hút đông người mua sắm.
Kinh thành nhà Thanh dưới thời Càn LongCác sạp đồ cổ, gia cầm, câu đối.
Kinh thành nhà Thanh dưới thời Càn LongGóc tái hiện tập tục "Đào phù" dịp năm mới. Người dân chẻ gỗ cây đào, viết hoặc vẽ lên đó từ ngữ, hình ảnh mang ý nghĩa tốt lành, nhằm phòng trừ tà ma, xúi quẩy.
Kinh thành nhà Thanh dưới thời Càn LongGóc tranh khác về kiến trúc và tục "Đào phù". Phía sau một căn nhà, chủ nhà treo bảng ghi tên "Thần Đồ" và "Uất Lũy". Trong truyền thuyết, Thần Đồ và Uất Lũy là thần giữ cửa, chuyên trừng phạt ác quỷ hại người. Người dân dán tên hai vị thần lên nhà để cầu bình an.
Kinh thành nhà Thanh dưới thời Càn LongGóc tái hiện Kỳ Niên Điện - công trình lớn nhất ở Thiên Đàn - (Đàn tế trời) - quần thể các tòa điện thờ ở Bắc Kinh. Đây là nơi hoàng đế thực hiện các nghi lễ tế trời, có ý nghĩa quan trọng với hoàng thất.
0 0 2,732 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

“Tỉnh trung lao nguyệt” (mò trăng dưới giếng)
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3643 17:00, 11/01/2025
0 0 880 0.0
“Tỉnh trung lao nguyệt” (mò trăng dưới giếng) hay “Viên hầu thủ nguyệt” (khỉ vượn vớt trăng) là một ngạn ngữ của Trung Quốc tỷ dụ cho sự ngu muội vô tri hoặc nhằm ám chỉ việc hao tổn tâm sức cho những mục tiêu hư vọng. Câu ngạn ngữ này có nguồn gốc từ Phật giáo, trong luật Ma Ha Tăng Kỳ quyển 7 đức ...
Tác phẩm Phong thu (được mùa) của danh hoạ Ngô Quán Trung
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3642 17:00, 10/01/2025
0 0 511 0.0
Tối ngày 12/6 tác phẩm Phong thu (được mùa) của danh hoạ Ngô Quán Trung được bán với giá 78 triệu 200 ngàn nhân dân tệ ( ~ 256,2 tỷ Vnđ) tại nhà đấu giá Gia Đức, Bắc kinh.Phong thu 丰收 (Được mùa)146 - 364 cmMực và màu trên giấy.Sưu tập tư nhân
MORI SOSETSU
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3641 19:00, 09/01/2025
0 0 1,141 0.0
MORI SOSETSUBa con khỉ: không thấy, không nghe, không nói.Năm sáng tác: khoảng 1820.Chất liệu: mực và màu trên lụaBảo tàng nghệ thuật Indianapolis, Hoa Kỳ._______________________Hình tượng ba con khỉ bịt tai, bịt mắt, bịt mồm bắt nguồn từ câu tục ngữ Nhật: mizaru, kikazaru, iwazaru, có nghĩa là "không thấy, không nghe, không ...
Konoshima Ōkoku 木島桜谷 (1877–1938)
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3640 11:42, 08/01/2025
0 0 737 0.0
Konoshima Ōkoku 木島桜谷 (1877–1938) là một trong những bậc thầy hàng đầu của hội họa Nhật Bản hiện đại. Trong những năm gần đây, sự nổi tiếng của Ōkoku đã vượt ra ngoài phạm vi của những người hâm mộ hội họa truyền thống Nhật Bản, đặc biệt là đối với các sáng tác về đề tài động vật của ông.Sinh ...
Phép vẽ theo trí nhớ
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3629 09:49, 02/01/2025
1 0 563 0.0
Môn học vẽ Dessin (Hình họa) là môn học có vị trí quan trọng đặc biệt. Môn vẽ Dessin có trong các chương trình giáo dục tiểu học, trung học và cao đẳng. Đây cũng là môn thi bắt buộc của các trường mỹ thuật, kỹ nghệ ở Đông Dương. Thậm chí Trường Vẽ Gia Định (The École de Dessin Gia Định) thành lập năm 1913, ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!