/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

TRÀ ĐẠO ĐỜI ĐƯỜNG - NGHỆ THUẬT TỪ 1400 NĂM TRƯỚC

3214 08:52, 08/03/2024
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

TRÀ ĐẠO ĐỜI ĐƯỜNG - NGHỆ THUẬT TỪ 1400 NĂM TRƯỚC
Nhà Đường (618-907) là một triều đại vàng son không những của riêng Trung Quốc mà là một thời đại văn hóa được coi trọng nhất trong lịch sử nhân loại. Đây được coi là kỷ nguyên văn trị rực rỡ đầu tiên của nhân loại, chưa thời đại nào mà giới văn nhân sáng tác được coi trọng bằng thời đại này.

Cũng trong thời Đường, trà đã tiến lên và trở thành một nghệ thuật. Trà đã không còn là món uống hổ lốn nữa, mà giờ đây đã sánh vai cùng các nghệ thuật Cầm, Kỳ, Thi, Họa.

Uống trà đã trở thành một nghề, mà đã là cao sĩ không thể không biết nghệ thuật thưởng trà. Tại những nơi cao quý linh thiêng như chốn đình làng, bàn thờ gia tiên, trà đỡ trở nên một thức được cúng lễ.

Kể từ thời nhà Đường tới nay, ba môn phái trà đã xuất hiện: Trà nấu (Đoàn trà - dùng trà bánh), Trà khuấy (Mạt trà - dùng trà bột, hiện chỉ còn thấy dùng trong Chanoyu (Trà Đạo) Nhật Bản) và Trà Ngâm (Yêm trà hay tiễn trà - dùng trà lá, gần như ngày nay). Hiện nay chúng ta thuộc môn phái thứ ba - Yêm trà.

Ở giai đoạn này, Đoàn Trà được ưa chuộng nhiều hơn. Đây là loại trà sau khi đã phơi, sấy được nghiền nhỏ ra cho vào khuôn đóng thành bánh, sau khi phơi khô, có lỗ để xâu được, còn gọi là "trà gạch".

Để pha trà bánh, cần tiến hành ba bước sau:

Hong: Trà bánh đầu tiên thường được hong qua lửa để loại bỏ hết nấm mốc và côn trùng. Hong cũng tạo cho trà thành phẩm có hương vị.

Nghiền: Bánh trà được làm vỡ và nghiền ra thành bột (giống như bột trà Nhật Bản- matcha).

Nấu: Người ta cho bột trà vào nước nóng, đun sôi và làm nổi bọt bằng một dụng cụ khuấy trước khi dùng.

Bên cạnh trà thì Trà Cụ cũng rất phát triển trong giai đoạn này. Theo "Trà Kinh" của Lục Vũ, có tới 24 loại trà cụ dùng cho việc thưởng trà được ghi lại.

Thời Đường trở thành đỉnh cao của nghệ thuật uống trà do Phật giáo và Lão giáo hưng thịnh nên việc uống trà tại các chùa chiền, đạo quán rất phổ biến, giao thông và các phương tiện chuyên chở thời kì này đã phát triển, và đặc biệt, đây chính là giai đoạn đánh dấu một trình độ tinh vi về nghệ thuật uống trà. "Trà Kinh" trở thành một kinh điển về trà, Lục Vũ được tôn làm "Trà Thần", được treo long trọng như một vị thần bảo hộ, tại các tiệm trà, xuất cảng.

Uống Trà Thôi
Theo linkedin
1 0 1,946 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Văn hóa thưởng trà của người Việt
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1940 09:23, 30/06/2022
0 0 6,002 0.0
Không biết từ bao giờ, trà có mặt trong đời sống hàng ngày của người Việt Nam, từ ấm trà bên vỉa hè đến ấm trà trong gia đình. Chén trà cũng là khởi nguồn của rất nhiều câu chuyện, gắn kết thêm những con người chưa từng quen biết lại với nhau.

Trà từ lâu cũng đã được các nhà khoa học chứng minh là rất ...
Ý nghĩa tinh thần, triết học và tôn giáo của trà đạo
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1936 09:28, 27/06/2022
0 0 6,191 0.0
Trà đạo có thể khơi dậy cảm hứng về tinh thần hoặc triết học. Những tương phản triết học giữa Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo thể hiện qua trà đạo là sự quảng bá cho lý tưởng tương ứng của từng tôn giáo.

Với trà đạo, người Trung Quốc đã uống trà trong bốn nghìn năm qua. Ban đầu, trà được trồng ...
Nghệ thuật đấu trà uống tới 50 tách ở Nhật Bản có gì lạ?
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1928 09:15, 24/06/2022
0 0 6,014 0.0
Đấu trà có nguồn gốc từ thời nhà Đường ở Trung Quốc, phát triển sang triều đại nhà Tống rồi du nhập vào Nhật Bản, song người Nhật thiết kế đấu trà với định dạng riêng, không giống Trung Quốc.

Nước Nhật biết đến đấu trà (闘 茶,Tōcha) vào thời kỳ Kamakura (Liêm Thương thời đại, 1185–1333). Ở Nhật, ...
Nghệ thuật uống trà đạo
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1916 08:43, 21/06/2022
1 0 8,667 0.0
Đối với người Trung Quốc, việc uống trà đã trở thành tập quán hơn 1.000 năm qua. Trà là một phần không thể thiếu trong cuộc sống, là một trong bảy nhu cầu thiết yếu hàng ngày, gồm: “nhiên liệu, dầu, gạo, muối, nước tương, giấm và trà”.

Cây trà có nguồn gốc ở Trung Quốc từ thời cổ đại, ban đầu được ...
Sự khác biệt giữa trà ô long và trà đen
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1911 08:27, 18/06/2022
0 0 7,062 0.0
Trà ô long và trà đen đều được làm từ lá của cây Camellia sinensis. Tuy nhiên, do phương pháp sản xuất khác nhau, cũng như là hai loại chè khác nhau nên có sự khác biệt về hương thơm, vị ngon.

Sự khác biệt cơ bản giữa trà ô long và trà đen

Trà ô long và trà đen khác nhau về nguyên liệu và phương pháp sản xuất. ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!