/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

KIẾP SỐ TRỜI ĐỊNH CÓ THỂ TRÁNH ĐƯỢC KHÔNG? CÂU TRẢ LỜI TỪ CÁC TƯ LIỆU LỊCH SỬ

3218 10:10, 11/03/2024
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM

( từ)

KIẾP SỐ TRỜI ĐỊNH CÓ THỂ TRÁNH ĐƯỢC KHÔNG? CÂU TRẢ LỜI TỪ CÁC TƯ LIỆU LỊCH SỬ

Có người cho rằng ‘Kiếp số’ là Trời định, là tai nạn đã được chủ định trong vận mệnh, người ta không thể cải biến. Nhưng chúng ta hãy nghĩ sâu thêm, nếu ‘Kiếp số’ là Trời định, vậy Ông Trời căn cứ vào đâu để định ra? Hậu thiên có thể cải biến không?


Nhân quả báo ứng, tội do tự mình

Vào những năm Càn Long thời nhà Thanh, Nhuận Sinh Công là cụ của Đại học sĩ Kỷ Hiểu Lam, cụ đã từng gặp một tăng nhân ở Tương Dương. Vị tăng nhân này từng là khách của Huệ Đăng tướng (ban đầu là giặc khấu, sau đầu hàng triều Minh làm Tả Lương Ngọc phó tướng). Tăng nhân kể lại chuyện làm giặc khi trước, nội dung rất chi tiết cụ thể. Mọi người nghe xong đều lắc đầu thở dài nói: ‘Đây là kiếp số mà Thiên Thượng an bài, khó mà tránh được.’

Tuy nhiên, vị tăng nhân lại không cho là như vậy, ông có kiến giải khác. Tăng nhân nói: ‘Bần tăng thấy rằng loại kiếp số này lại hoàn toàn do chính người ta tạo thành, chứ Thiên Thượng tuyệt nhiên không vô duyên vô cớ giáng họa cho người. Cuối triều Minh phát sinh thảm cảnh chém giết, gian dâm, cướp bóc, rồi cuối thời Đường, Hoàng Sào tạo phản máu chảy ba nghìn dặm đâu có kém gì. Truy cứu nghiệp nhân quả, khoảng giữa triều Minh về sau, quan lại đều tham lam hung ác tàn khốc, thân sĩ trí thức thì ngang ngược bá đạo. Phong tục dân gian cũng theo đó mà biến thành tà ác giảo hoạt, độc địa lừa gạt, phẩm hạnh thấp kém, việc gì cũng dám làm, không kiêng nể gì cả.

Nói về dân gian, trong tâm bách tính đều ẩn tàng oán hận thâm sâu, nhìn từ không gian khác thì là Thiên Thần phẫn nộ. Khí oán nộ tích lũy suốt trăm năm, khi bộc phát ra thì không ai cản nổi.’

Tăng nhân trầm giọng nói: ‘Theo những điều tai nghe mắt thấy của bần tăng thì những người bị tai họa thảm trọng nhất trong chiến loạn, thường là những kẻ cùng hung cực ác trong thời bình. Đây có thể gọi là ‘Kiếp số’ sao?

Nhớ khi bần tăng còn là giặc cướp, có một người con quan và thê thiếp của anh ta bị bắt vào trại, nhóm cướp lệnh cho anh ta đó phải quỳ xuống trước sơn trại, sau đó bọn chúng ôm ấp thê thiếp của anh ta và uống rượu mua vui, rồi hỏi: ‘Ngươi có dám nổi giận không?’

Anh ta trả lời: ‘Không dám ạ’.

Bọn cướp lại hỏi: ‘Ngươi có nguyện ý hầu rượu bọn ta không?’

Anh ta vội đáp: ‘Vâng ạ’

Thế là anh ta được cởi trói cho đứng bên rót rượu. Trông cảnh này, nhiều người đành thở dài ngoảnh mặt.

Khi ấy có một cụ già cùng bị bắt trong đám ấy thốt lên: ‘Hôm nay tôi mới thấy nhân quả báo ứng không sai lệch!’ nguyên là anh chàng con quan này, từ đời ông nội anh ta đã thường lôi vợ của nô bộc ra tiêu khiển. Nô bộc chỉ cần hơi bất mãn, không phục tùng là bị một trận đòn nhừ tử, rồi bị trói vào gốc hòe để nhìn vợ mình bị ông chủ làm nhục. Đây chỉ là một tội bạo hành, nhiều tội ác khác không khó mà suy ra.’

Ngồi đó cũng có một vị quan viên, nghe tăng nhân kể xong hỏi vặn: ‘Trên đời này cá lớn nuốt cá bé, chim lớn săn chim nhỏ, đâu có thấy Ông Trời nổi giận, tại sao người ta hành ác thì Ông Trời lại nổi giận?’

Tăng nhân điềm nhiên trả lời: ‘Chim, cá là cầm thú, lẽ nào người lại giống như cầm thú sao?’

Vị quan kia cứng họng ngây người, rũ tay áo bỏ đi.

Hôm sau, vị quan kia gom được một vài môn khách, tới chùa tìm tăng nhân gây hấn, muốn làm nhục tăng nhân. Ai ngờ tăng nhân đã đi khỏi chùa từ sớm. Trên tường để lại hai mươi chữ:

‘Nhĩ diệc bất tất ngôn, ngã diệc bất tất thuyết. Lâu hạ tịch vô nhân, lâu thượng hữu minh nguyệt.’

Tạm dịch:


Ngươi không cần nói thì ta cũng không nói. Dưới lầu không người, trên lầu trăng sáng soi.

Ý tứ là Thiên Thượng thấy rõ cả đó, ở trên cao nhìn thấu trần ai. Hai mươi chữ ấy cũng ngầm bảo cho vị quan kia: ‘ Muốn người không biết, trừ khi không làm’.

Có lẽ tăng nhân đã biết được âm mưu của vị quan kia rồi. Về sau, gia đình vị quan viên kia quả nhiên gặp tai ách, người mất nhà tan.

Cùng một thời không, không cùng vận mệnh

 

Sấm vương Lý Tự Thành.


Thiên Thượng an bài kiếp số, xem qua tựa như ‘phổ thiên đồng giáng’ (tạm dịch: Khắp Trời giáng xuống, chỗ nào cũng vậy), tuy nhiên, trong cùng một thời không, các cảnh ngộ cùng vận mệnh lại phân biệt rất rõ ràng.

Câu chuyện trên được kể bởi Huệ Đăng sống vào cuối thời Minh, năm cuối Sùng Trinh đại dịch bùng phát khắp nơi, nhưng ngay tại thời điểm đó quân đội của Sấm vương Lý Tự Thành và quân Thanh sau này đều không bị nhiễm ôn dịch, mệnh số rất khác biệt.

Căn cứ theo “Minh sử - Ngũ Hành nhất” ghi chép: “Năm Sùng Trinh thứ 16, kinh đô bị đại dịch suốt từ tháng hai đến tháng chín mới dứt. Vào mùa xuân, Bắc Kỳ, Sơn Đông lại có dịch”.

Trong cuốn “Minh sử ký sự bản mạt - Quyển thứ 72-Sùng Trinh trị loạn” có ghi chép sự việc vào tháng 7 năm Sùng Trinh thứ 16 rằng: ‘Kinh đô từ mùa xuân tới mùa thu, có đại dịch, người chết gần hết.’

“Sùng Trinh thực lục” có ghi chép: ‘Tháng 7 năm Sùng Trinh thứ 16, suốt từ tháng hai mùa xuân tới nay, kinh đô đại dịch, tử vong vạn người một ngày. Phải xuất hai vạn tiền, cho Ngự sử đi tuần thu nhặt xác chôn cất.’

“Minh lý bắc lược - Quyển 19 - Quý Mùi năm Sùng Trinh 16” có ghi chép:

Năm Sùng Trinh thứ 16, từ tháng 8 đến tháng 10, bệnh dịch tràn lan cả trong ngoài kinh thành. Quan binh Tào Lương Trực, đang ngồi cùng khách, nâng chén trà lên mời, đột nhiên bất động, chết ngay. Ngô Ngạn Thăng người Nghi Hưng nhậm chức Thông phán Ôn Châu, một người hầu chết, người khác đi mua quan tài cũng chết không về được. Chỗ bán quan tài có người bạn họ Bào, khuyên ông Ngô hãy mau rời nhiệm sở, nhưng vừa vào cửa đã chết gục luôn, Ngô Ngạn Thăng thấy bạn bị chết, không lâu sau cũng chết.

Một vị quan khác tên là Tiền Tấn Minh, quản lý cảnh vệ trị an của kinh thành, đang ngồi nói chuyện với khách, chưa nói hết câu đã chết rồi. Tiếp đó, cả 15 người gồm vợ ông cùng tỳ nữ, người hầu trong khoảng thời gian rất ngắn cũng chết. Lại còn có hai người cưỡi ngựa nói chuyện, người sau vừa hỏi thì người trước đã chết rồi, tay vẫn đang ở tư thế cầm roi.

Có một nhà giàu nọ, cả nhà chết hết, có hai kẻ trộm mò đến, một đứa trèo lên nóc nhà, một đứa lẻn vào phòng, kết quả cả hai đều chết. Các hộ nhỏ ven đường, mười người chết năm, sáu, tổng cộng số người chết có quan tài, không quan tài lên tới hơn 200 ngàn người.

Trong đại dịch cuối thời nhà Minh, nhiều gia tộc bị chết hết, triều đình xuất kho hai vạn lạng để dân chúng thu gom chôn cất, ‘Ế ngũ thành bạo hài’ (hài cốt đầy 5 thành).(Minh sử - Trang liệt đế nhị).

Tuy nhiên, trong đại dịch tàn khốc như vậy, quân đội của Sấm vương Lý Tự Thành khởi binh theo Thiên ý, tiến vào thành Bắc Kinh mà không bị nhiễm ôn dịch. Sau đó quân Thanh tiến vào cửa Sơn Hải cũng không ai bị nhiễm, từ đó mở ra một triều đại mới.

Trong trường kiếp nạn thời mạt thế, Thiên Thượng an bài Minh triều diệt vong, rõ ràng là vào lúc phong tục bại hoại, nhân tâm tà ác thất đức, ác nghiệp tích tụ qua năm tháng đã dẫn đến kiếp số thê thảm.


Đại dịch kiếp số hiện nay, tu thiện tích đức cải mệnh

Vậy kiếp số Trời định có thể tránh được không? Vận mệnh có thể thay đổi không?

Lịch sử lưu lại dẫn chứng ôn dịch tránh người tốt, cho thấy rõ tấm gương: Tà không thể xâm phạm Chính, hành thiện tích đức là đang nạp phúc.

Năm Thuận Trị thứ 11 (1654), khoảng tháng 3, thành Tấn Lăng (nay là Thường Châu, Giang Tô), phía đông thành bị đại dịch, lây lan rất nhanh, có nhà bị chết hết cả, có những ngõ xóm chỉ sót lại vài người sống. Người ta sợ hãi run rẩy, nhanh chóng rời khỏi phía đông thành Tấn Lăng, không dám đi qua vùng ấy, đến bạn chí thân cũng không qua lại hỏi thăm bệnh tình.

Vùng ấy có cô con dâu nhà họ Cố (vợ của Hùng Lễ) tên là Tiền Thị, trước khi xảy ra dịch bệnh cô đang về quê thăm nhà, nghe tin bố mẹ chồng bị nhiễm dịch, lây lan sang con cháu, cả nhà tám người đang thoi thóp trên giường chờ chết. Tiền Thị vội vàng thu xếp trở về, bố mẹ cô ra sức khuyên can: “Về là chết đó!”.

Tiền Thị trả lời: ‘Nay bố mẹ chồng bệnh nặng như vậy, con không về chăm sóc thì có khác chi cầm thú?’

Bố mẹ cô không ngăn được.

Người con dâu hiếu thuận một mình cấp tốc về nhà chồng. Cô vừa bước vào cửa, ông Cố nghe thấy bọn quỷ dịch nói với nhau; ‘Có chư Thần hộ vệ người con dâu hiếu thuận, chúng ta mau tránh đi thôi, nếu không sẽ bị phạt nặng đó!’

Như thế, không những Tiền Thị không bị nhiễm bệnh mà cả nhà đều khỏi bệnh. Câu chuyện có thực này được ghi trong sách nghiên cứu Đông y của thầy thuốc Lưu Khuê (hiệu Tùng Phong) cuốn “Tùng Phong thuyết dịch” (Tùng Phong bàn về bệnh dịch): ‘Tà bất xâm chính, hiếu khả cảm động thiên’ (Tà không thể xâm phạm chính, hiếu thuận làm cảm động Thiên Thượng), tấm lòng thuần tịnh vô tư, từ bi giúp đỡ người khác chứa đựng một loại năng lượng cường đại, năng lượng này có thể tránh được kiếp số, cải biến sự an bài của vận mệnh.


Trong sách của Lưu Khuê còn ghi một dẫn chứng: ‘Âm đức vô lượng, cát thần ủng hộ’ (Có đức lớn thì có Thần bảo hộ) như sau:

Khi đại dịch bùng phát trong thành, có một ông lão tóc bạc trắng truyền cho một phú ông đơn thuốc cứu mệnh, yêu cầu người này đi mua thuốc để bố thí cho dân chúng trong thành. Kết quả là tất cả những người nhận thuốc đều khỏi bệnh, toàn bộ người nhà phú ông không một ai bị nhiễm ôn dịch. Sau đó, có người nhìn thấy dịch quỷ ở không gian khác đi qua nhà phú ông, chúng nói với nhau: ‘Nhà này có âm đức vô lượng, có Thần linh bảo hộ, bọn ta nào dám to gan mà vào chứ!’

Trong “Duyệt vi thảo đường bút ký” của học giả Kỷ Hiểu Lam đời Thanh có ghi không ít những câu chuyện như vậy. Chúng ta cùng xem câu chuyện về bậc tiền bối Lôi Dương Công tu thiện tích đức cải biến vận mệnh.

Lôi Dương Công có nuôi vài con dê. Một hôm, có một con dê đứng bằng hai chân nhảy múa như người. Người ta cho đấy là điều chẳng lành, khuyên hãy giết con dê ấy. Lôi Dương nói: ‘Dê sao lại biết nhảy múa nhỉ? Nhất định có linh vật điều khiển đằng sau. Giống như vào thời Xuân Thu khi xưa, vùng Ngụy Du nước Tấn có tảng đá biết nói, Tấn Bình Công hỏi Sư Khoáng: ‘Tảng đá sao có thể nói được?’

Sư Khoáng đáp: ‘Hòn đá không thể nói, đại khái là có tinh linh phụ thể bám lên.’

Trong “Tả truyện” đã chẳng nói rõ việc này rồi sao? Hãy nghĩ xem, nếu tai họa đã giáng xuống, thì giết con dê này phỏng có ích chi? Nếu tai họa chưa hình thành, thì đây là quỷ Thần đang nhắc nhở ta, thúc giục ta mau tu thiện tích đức. Chứ giết con dê này đâu thể chuyển họa thành phúc được!’

Từ đó về sau, Lôi Dương Công cẩn thận từng lời nói hành vi, thời thời khắc khắc cung kính như đứng trước bậc Thánh hiền, không dám phóng túng. Tới năm Thuận Trị Ất Dậu (1645), khi ấy ông đã đỗ tú tài, văn phong vượt trội chúng nhân, được tuyển chọn làm cống sinh, được đưa vào kinh thành, ba năm sau đỗ Phó bảng trong kỳ thi hội, về sau làm tới chức quan Thông phán, cả đời thuận buồn xuôi gió, không gặp tai họa gì.

Ông tổ của Kỷ Hiểu Lam - Lôi Dương Công đích thân chứng thực đạo lý của cổ nhân: Tu thiện tích đức cải biến vận mệnh. Khi chúng ta gặp sự vật, hiện tượng quái dị, hoặc với những người, sự việc liên quan mà phát sinh dị tượng, có thể nhận ra đó là lời cảnh báo nhắc nhở, ngộ ra đạo lý, từ đó chú trọng tu sửa chính mình, dũng mãnh tinh tấn tu thiện tích đức, bù đắp lỗi lầm, chuyển họa thành phúc, phúc báo theo về. Người vô đức, Trời giáng tội phạt tai họa; Người có đức, Trời ban phúc báo an lành. Là họa hay là phúc, đều là do tự mình gieo trồng mà ra cả.

Nguồn tư liệu: “Duyệt vi thảo đường bút ký”, “Minh sử”, “Minh sử ký sự bản mạt”, “Sùng Trinh thực lục”, “Tùng Phong thuyết dịch” của Lưu Khuê thời nhà Thanh.
 

Thái Bình biên dịch

4 0 6,977 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

CHI LAN Ở DƯỚI NÚI SÂU, KHÔNG VÌ CHỐN VẮNG VẺ MÀ KHÔNG THƠM
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3617 09:00, 21/12/2024
0 0 176 0.0
“Khổng Tử gia ngữ” có viết: “Chi lan sinh vu thâm cốc, bất dĩ vô nhân nhi bất phương. Quân tử tu đạo lập đức, bất vi bần khốn nhi biết tiết.” nghĩa là: Cây Chi Lan (thuộc họ hoa Lan) mọc ở trong núi sâu, không vì ở chốn không người mà không thơm; người quân tử tu Đạo lập đức, không vì khốn cùng mà thay ...
HỌC CÁCH LÀM GIÀU
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3614 10:00, 20/12/2024
0 0 110 0.0
Bạn muốn giàu sang hay giàu có?Có nhiều định nghĩa về cái “giàu“. Định nghĩa nào cũng đúng, tùy theo tâm tư / suy nghĩ / ước mơ / hoài bão của mọi người. Sẽ đến lúc bạn nhận ra, giàu sang không phải là đích đến cuối cùng của mình... 10 năm trước đây, tôi định nghĩa “giàu” không phải là có ...
CỔ NHÂN QUÝ TIẾC THỜI GIAN
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3613 10:00, 19/12/2024
1 0 374 0.0
Văn sử mạn đàm:CỔ NHÂN QUÝ TIẾC THỜI GIANCổ ngữ nói: “Thánh nhân không quý ngọc bích một thước, mà quý trọng một thốn thời gian“, nhấn mạnh sự quý báu của thời gian. Hành trình của đời người là do vô số thời khắc tổ hợp thành. Dòng sông dài của lịch sử cũng là do vô số thời khắc tổ hợp thành. ...
XÍ GIẢ BẤT LẬP, KHÓA GIẢ BẤT HÀNH
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3612 10:37, 18/12/2024
0 0 372 0.0
 XÍ GIẢ BẤT LẬP, KHÓA GIẢ BẤT HÀNH企者不立,跨者不行 Mạnh Tử từng kể một câu chuyện như sau: Nước Tống có một nông phu nhìn thấy hoa màu nở trên đất người khác phát triển ngày một nhanh, còn hoa màu của mình thì chẳng phát triển tí nào, khiến anh ta lo lắng mất ngủ suốt mấy đêm liền.Một ngày ...
CÂU CHUYỆN VỢ CHỒNG
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3611 15:35, 16/12/2024
0 0 4,491 0.0
Vào thời đại nhà Hán, gia đình họ Mạnh (Mạnh gia) sinh được một cô con gái tên là Mạnh Quang. Cô gái từ khi sinh ra đã có tướng mạo xấu xí nhưng lại khỏe mạnh, hiền thục, thông minh và hiểu biết lễ nghĩa.Gia cảnh nhà Mạnh gia cực kỳ giàu có, số người đến xin cầu hôn Mạnh Quang cũng không phải ít, nhưng ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!