/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Tử ngọc kim sa (Phần 2): Nghiên cứu về nguồn gốc mỏ khoáng tử sa Nghi Hưng

3221 09:01, 13/03/2024
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Tử ngọc kim sa (Phần 2): Nghiên cứu về nguồn gốc mỏ khoáng tử sa Nghi Hưng
Mỏ khoáng sản tử sa Nghi Hưng là nguồn tài nguyên quý báu mà thiên nhiên ban tặng, duy nhất trên thế giới. Tuy nhiên ở những địa khu khác của Trung Quốc cũng có tồn tại các mỏ khoáng đất sét tử sa, các nhân viên nghiên cứu đã tiến hành các loại thực nghiệm phân tích những nhân tố có thể ảnh hưởng như thành phần vật chất, thành phần hóa học, tuổi của chất khoáng, đều không thể sánh ngang với tử sa Nghi Hưng.

- Trên thế giới chỉ có một ấm tử sa, tên của nó gọi là ấm tử sa Nghi Hưng

Ở nơi đây lưu truyền một truyền thuyết rất đẹp như sau: Rất lâu về trước, Thanh Long và Hoàng Long là hai người con trai của Ngọc Hoàng, một lần họ hạ phàm đến Giang Nam, thấy bách tính ở đây sinh sống trong một vùng đầm lầy, trú trên cây, ăn thức ăn nửa chín nửa sống, vậy nên thường mắc bệnh, xuất phát từ lòng trắc ẩn đã bẩm báo với Ngọc Hoàng, thỉnh cầu Ngọc đế ban cho bách tính nơi đây một mảnh đất để họ có thể an cư lập nghiệp.

Mọi việc nơi nhân gian đều là có nguyên do, không đơn giản như biểu hiện thông thường ở bề mặt. Ngọc đế không cho phép họ lại xuống nhân gian nữa. Thanh Long và Hoàng Long không còn cách nào khác, họ thương lượng cùng nhau bí mật xuống nhân gian. Họ chuốc cho lính gác say rượu, rồi cưỡi sấm hô mưa xuống khu vực Đinh Thục.

Lúc thấy binh sĩ của Ngọc Hoàng phái đến sắp đuổi kịp, Thanh Long nắm lấy tay Hoàng Long hét lớn: “Theo ta!”, bỗng chốc liền đến mặt đất, chỉ thấy thân thể của hai người họ lao thẳng xuống mặt nước, tức khắc mọc lên hai tòa núi, chắn ngang một vùng ao hồ mênh mông. Từ đó, vùng Đinh Thục có hai ngọn núi Thanh Long và Hoàng Long.

Người dân Đinh Thục thấy những khối đá trên ngọn núi Hoàng Long xếp thành từng khối từng khối vuông vức chỉnh tề, nên đã dùng làm nguyên liệu xây nhà, những khối đá của núi Thanh Long có thể nung thành vôi, nên đã lấy dùng làm vữa để trát và sơn tường, những ngôi nhà xây nên kiên cố vững chắc và thẩm mỹ, từ đó người dân đã có nơi ở ổn định.

Một hôm, một nhà sư kỳ lạ đã hướng dẫn người dân địa phương đến đào đất sét tử sa ở núi Hoàng Long – loại thổ khoáng có độ cứng và độ mềm tương hợp tốt nhất, đất có đủ năm màu sắc, rực rỡ và tươi sáng, còn gọi là “đất ngũ sắc”, có thể dùng để chế tạo đồ dùng. Người dân vùng Đinh Thục dựa vào ân trạch của Hoàng Long và Thanh Long, sinh sôi nảy nở trên mảnh đất này, sáng tạo nên nền văn minh tử sa huy hoàng sáng lạn.

Tuy là truyền thuyết, nhưng loại khoáng chất tử sa Nghi Hưng có màu sắc phong phú, cho đến hiện nay trên toàn thế giới chỉ có dưới chân núi Hoàng Long mới có loại đất sét tử sa này lại là sự thật.

- Mảnh đất lành của văn hóa tử sa

Thị trấn Đinh Thục, thành phố Vô Tích, Nghi Hưng là mảnh đất lành của văn hóa tử sa. Căn cứ trên chứng cứ khảo sát, lò nung tử sa cổ có vị trí ở núi Tường Giác, làng Lễ Thự, Nghi Hưng, là một nhánh thuộc hệ thống núi Hoàng Long thị trấn Đinh Thục, đây là nơi giàu khoáng sét tử sa, thế nên người xưa đã xây dựng lò nung tại vùng nguồn nguyên liệu này.

Căn cứ tư liệu ghi chép, tổng trữ lượng đất sét Nghi Hưng đạt hơn 100 tỷ tấn, nhưng sét tử sa (bao gồm tử nê, hồng nê, bản sơn lục nê) chỉ chiếm khoảng 3%, từ thời nhà Minh, Thanh cho đến cuối năm 1949 lượng khoáng tử sa thô khai thác được rất ít, thời điểm đó những thợ làm ấm đều dựa trên kinh nghiệm để ước lượng lượng đất sét cần thiết, làm bao nhiêu thì đi đào bấy nhiêu.

Đại bộ phận đất sét được khai thác được dưới lòng đất ở núi Hoàng Long đều là nguyên liệu làm đồ gốm phổ thông, đất sét tử sa tương đối ít, gần vị trí “long mạch” (1) mới có. Hàng trăm nghìn năm nay, những người thợ gốm đã luyện được bản lĩnh nhận diện nguyên liệu đất khác nhau. Từ đất sét được khai thác trong mỏ, dùng mắt nhìn có thể xác định đó là khoáng sét tử sa hay là đất sét phổ thông. Đất sét phổ thông khai thác ở mỏ khoáng núi Hoàng Long dùng để chế tạo những đồ gốm phổ thông như chậu, bình, lọ, hũ hay vò rượu…

Trước đây không ai có thể nói rõ được sự khác biệt giữ hai loại nguyên liệu đất sét này. Mãi đến đầu những năm 80 của thế kỷ trước, những nhà địa chất mới lấy mẫu hóa nghiệm, dùng kỹ thuật hiện đại giải thích bí ẩn thiên cổ này. Sự khác biệt chủ yếu giữa đất sét tử sa và đất sét phổ thông nằm ở hàm lượng thành phần kim loại tự nhiên trong đất, hàm lượng cao là đất sét tử sa, còn không thì chính là đất sét phổ thông.

- Giai đoạn đầu khai thác khó khăn

Trong thời Minh – Thanh khai thác đất sét chủ yếu là nghề phụ của nông dân ở khu vực núi Hoàng Long. Vào đầu thời nhà Thanh, Ngô Mai Đỉnh trong “Dương Tiễn Minh Hồ Phú” viết: “Thư bạch đãng, tạc Hoàng Long. Uyển quật tỉnh hề thiên tầm, công nham hữu cốt, nhược nhật uyên hề bách nhận”. Vương Trĩ đăng trong “Khinh Khê Sơ” ghi lại: “… cao nguyên tấn bản, bán tạc vi pha…” Tất cả tác phẩm này đều ghi lại cảnh những người thợ gốm thời kỳ đầu khai thác đất tử sa ở núi Hoàng Long.

- Có hai cách để khai thác khoáng sản:

Một loại là khai thác lộ thiên (minh quật), thích hợp cho các nơi có nguyên liệu khoáng ở tầng bề mặt. Phần nhiều là sử dụng cho khai thác sét non, thông thường chỉ cần đào bỏ một, hai mét đất, là có thể khai thác được.

Một nữa là khai thác hầm mỏ (ám quật), chủ yếu khai thác sét phổ thông và khoáng tử sa. Bởi vì khoáng tử sa ở khá sâu, phải dùng phương pháp khai thác hầm nghiêng. Đầu tiên đào giếng, xuyên qua lớp đá vàng để khai thác, hoặc đào trực tiếp một đường hầm cắt ngang từ tầng dưới của lớp đá vàng thẳng đến lớp đất sét rồi khai thác. Thời gian đầu khai thác chủ yếu ở các mỏ khoáng lộ thiên, men theo lớp sét tìm ra nơi khai thác, hoặc dựa vào kinh nghiệm tìm “nhãn khẩu” ở chân núi Hoàng Long, từ chỗ “nhãn khẩu” đó đào một đường hầm khai thác tận đến phần dưới tầng đá vàng. Khi phát hiện có sét có thể khai thác, men theo đường sét dẫn vào “nhãn khẩu” và khai thác lớn trở thành “cửa khoáng”.

Thời kỳ đầu, công cụ khai thác rất đơn giản, chủ yếu là búa, đục, cuốc mũi nhọn, để khai thác lớp bề mặt nông hoặc khai thác những hầm nhỏ. Phương pháp khai thác cơ bản là men theo lớp khoáng sét, có lúc chọn khai thác theo đường dọc hầm, hoặc là khai thác thẳng xuống bằng xuyên qua các lớp khoáng sét. Dựa theo theo hướng đi của lớp đất, đào sâu 20, 30m, sâu nhất là 40, 50m. Đường hầm bên trong được xây bằng đá vàng cao 1,6 – 1,8m, rộng 1m uốn vòm để chống đỡ (hỗ trợ). Đào sâu 1, 2m lại lấy đá vàng xây dựng vòm tròn, để ngăn chặn sạt lở đất.

Trong hầm mỏ sử dụng đèn dầu để chiếu sáng, việc vận chuyển về cơ bản dùng thúng tre, gánh bằng đòn gánh ngắn. Đường trong hầm nhỏ, độ dốc lớn, hơn nữa đường hầm tối và ẩm, cực kỳ khó đi, điều kiện khai thác vô cùng khắc nghiệt. Đôi khi đào phải những bức tường đá vàng (long cân) [2], mạch nước ngầm hoặc giả sập hầm… đều chỉ có thể đào đường vòng hoặc ngưng việc khai thác.

Cho dù là khai thác lộ thiên, các công nhân vẫn phải dùng cuốc, gầu xúc, đòn gánh, xe cút kít gỗ và các công cụ thô sơ khác, điều kiện khai thác kém, hiệu quả thấp, khoáng sản khai thác được chở bằng xe cút kít gỗ dọc theo đường núi ra sông dưới chân núi, sau đó lại vận chuyển lên thuyền đến các bãi khai thác khác nhau.

Giai đoạn đầu khai thác đều thuộc về cá thể, các chủ thương nhỏ, các mỏ khoáng phân bố rộng rãi, khoáng phân ra các tầng không tương đồng: lượng khoáng tử sa khai thác có hạn, nhưng lại đa dạng chủng loại. Do hàm lượng khoáng tử sa tại tầng khoáng hàm lượng khá ít, nên nguyên liệu đất sét từ xưa đến nay đều “quý như vàng”, cho nên sét tử sa cũng được gọi là “đất phú quý”.

- Giai đoạn khai thác khoáng tử sa

Trước năm 1945, khai thác đất tử sa chủ yếu tập trung gần các hồ lớn, cũng chính là đất tử sa chính tông ở núi Hoàng Long.

Sau năm 1950, sử dụng các đường hầm lớn hơn như hầm số 4 và số 5, lượng khai thác tăng lên, nhưng các xưởng khi dùng lại không phân biệt rõ ràng.

Trước tháng 7 năm 1955, thuộc về cá thể nhân công khai thác, công cụ và công nghệ khai thác đều rất thô sơ, thuộc về giai đoạn khai thác thời kỳ ban đầu.

Tháng 7 năm 1955 thành lập công ty khai thác khoáng Nghi Hưng, quản lý tất cả các mỏ khai thác cá nhân cũng như các hầm mỏ, được các đơn vị hành chính thống nhất quản lý, khai thác khoảng sản dần dần tiến đến chính quy hóa, cơ giới hóa. Từ đó về sau, núi Hoàng Long mới trở thành khu mỏ khai thác khoáng liệu.

Năm 1956 tổng lượng khai thác khoáng là 180.000 tấn.

Năm 1957 máy móc bắt đầu được sử dụng để tháo nước đọng ở đáy hầm, lại xây thêm những cửa hầm bằng các đường rào đá và tre bện đất, khoáng liệu có thể được vận chuyển trực tiếp từ nhiều cửa khác nhau đến bãi chứa dưới chân núi.

Năm 1958 được Hồng Kỳ Bàng cải tạo mở rộng, thiết kế một hầm thông duy nhất, rộng 1,8m, cao 2,2m, khai thác khoáng sản bắt đầu sử dụng phương pháp nổ mìn, vận tải sử dụng xe đẩy nhỏ bằng lốp cao su.

Năm 1959 trong đường hầm khai thác sử dụng đèn điện chiếu sáng, bắt đầu sử dụng máy khoan điện thủ công để khoan cửa hầm.

Niên đại 1960 Tổng công ty nguyên liệu được thành lập, mới thiết kế một khu phân kiểm, phân tách sét tử sa từ bãi sét khai thác thô, cung cấp cho nhà máy công nghệ tử sa sử dụng.

Cuối năm 1962, bắt đầu sử dụng xe cơ giới để vận chuyển nguyên liệu khoáng.

Năm 1963 sử dụng máy khoan điện than để khai thác, thay thế bộ phận lao động chân tay nặng nhọc, hiệu quả công việc nâng cao.

Năm 1964 sau khi sử dụng máy khoan khí nén khoan mắt hầm thì cho nổ bằng thuốc nổ, vận chuyển trên mặt đất chuyển sang xe tự động vận hành.

Năm 1966, công ty gốm sứ Nghi Hưng thành lập nhà máy nguyên liệu tập trung khai thác, nguyên liệu đất sét từ tất cả các nhà máy sản suất gốm sứ ở khu vực Đinh Thục, tất cả đều được xưởng nguyên liệu phụ trách lên kế hoạch, phân bổ trình tự từng bước.

Năm 1972 đường hầm số 4 giai đoạn 1 bắt đầu được xây dựng ở phía Tây núi Hoàng Long.

Tháng 5 năm 1982 khởi công xây dựng giai đoạn 2 của dự án.

Tháng 8 năm 1979 đường hầm số 5 được xây dựng ở mặt Đông Bắc của núi Hoàng Long, năng lực khai thác từ đó không ngừng mở rộng.

Cuối năm 1987 các hầm khai thác bắt đầu sử dụng phổ biến các thiết bị cơ giới như máy khoan đá khí nén, máy khoan điện than ướt, máy xúc thủy lực, băng tải xích cho đến các hình thức xe trục kéo, ngoài ra còn sử dụng công nghệ mới như khai thác phân khu “phòng trống mái treo” không có đường ray, không có trụ cột, và khai thác hầm ở độ sâu trung bình. Các cơ sở hạ tầng như thông gió, thoát nước, chống bụi và thông tin liên lạc trong hầm, cũng ngày càng được hoàn thiện, cung cấp các điều kiện tốt hơn cho khai thác khoáng liệu.

Vào những năm 1990, thuận theo cơn sốt tử sa ngày càng nóng lên, tài nguyên khoáng sản bắt đầu được phân chia, khiến một số sản phẩm xa xỉ xuất hiện với số lượng lớn.

Từ giữa và cuối năm 1990, đồ gốm sử dụng hàng ngày đã được thay thế bằng các chế phẩm công nghệ khác, nên việc khai thác dần dần yếu đi, vì lý do này nhà máy nguyên liệu đã đóng cửa tất cả các mỏ khai thác. Duy chỉ có tử sa vẫn tồn tại nổi bật.

- Lệnh cấm khai thác khoáng sét tử sa

Tử sa bắt đầu vào giữ những năm 1980, cơn sốt bắt đầu từ Hồng Kông và Đài Loan, đến nay đã gây bão trên toàn thế giới, số lượng nhân viên làm nghề tử sa ban đầu chỉ có vài trăm người, nhưng hiện tại phát triển đến mấy chục vạn người, tử sa đã trở thành nghành công nghiệp chính ở khu vực Đinh Thục.

“Hộ hộ chùy nê, gia gia chế hồ” (hộ hộ đập đất, nhà nhà chế ấm) dẫn đến khai thác tràn lan, quá mức khoáng liệu tử sa ở núi Hoàng Long, do thiếu sự quản lý tạo thành lãng phí tài nguyên nghiêm trọng, đặc biệt là nhà thầu khai khoáng không khai thác đúng theo mạch núi, cũng như trữ lượng quặng thô… Loại khai thác mang tính hủy diệt này gây ra sự tàn phá nặng nề cho núi Hoàng Long, nước ngầm không ngừng ngấm ra, cuối cùng nó trở thành một cái hồ lớn, chỉ vì lợi ích trước mắt mà phá hủy cả một hệ sinh thái độc đáo và hiếm có này.

Vì lẽ đó, chính quyền thị trấn Nghi Hưng thi hành các biện pháp bảo hộ, năm 2004 ban hành “quy định liên quan đến tăng cường bảo vệ và phát triển tử sa Nghi Hưng”, tháng 4 năm 2005 ban hành “lệnh cấm khai thác”, không ai được tự ý khai thác.

Năm 2005 chính quyền thị trấn Nghi Hưng cho tạm ngưng việc khai thác tại núi Hoàng Long. Hầm mỏ cuối cùng, hầm số 4 đã được chôn vào thời gian đó. Từ đó đến nay, người Nghi Hưng đã dừng việc khai thác bất chấp, khoáng tử sa Nghi Hưng cũng vì thế được bảo hộ, thực hiện triệt để “lệnh cấm khai thác”, ngăn chặn kịp thời hiện tượng khai thác bừa bãi, bảo vệ hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản tử sa Nghi Hưng độc nhất trên thế giới.

Đồng thời, nhằm tăng cường các phương pháp bảo vệ nguồn tài nguyên núi, chính quyền thị trấn Nghi Hưng cũng xác định núi Hoàng Long là khu bảo hộ nguyên liệu tài nguyên tử sa, xây dựng “công viên di chỉ hậu công nghiệp Đinh Thục”. Vì vậy, việc khai thác đất khoáng tử sa ở núi Hoàng Long, thị trấn Đinh Thục và Nghi Hưng cũng đã bị cấm kể từ đó đến nay.

Ghi chú:

[1] “Long mạch” là gì? Long mạch chính là hướng đi của khoáng mạch đất sét. Long mạch của núi Hoàng Long giống như sóng biển, từng lớp, từng lớp nối tiếp nhau, có cao có thấp, hơn nữa là phía Nam cao phía Bắc thấp, đôi khi chụp trên bề mặt phẳng, phát hiện long mạch dần dần thấp xuống, khi khai thác đến mặt bằng thì sẽ dừng lại bởi long mạch cứng, phải dùng thuốc nổ để thông mạch. Long mạch có dày có mỏng, có khi vòng qua mấy mét, có lúc phải đi vào mười mấy mét mới có thể vào đến lớp mạch khoáng bùn.

[2] Ở giữa tầng khoáng xuất hiện một bức tường đá vàng đặc biệt cứng (tục gọi là “long cân”).

Uống Trà Thôi
Theo chanhkien.org
Tử ngọc kim sa (Phần 2): Nghiên cứu về nguồn gốc mỏ khoáng tử sa Nghi Hưng
Tử ngọc kim sa (Phần 2): Nghiên cứu về nguồn gốc mỏ khoáng tử sa Nghi HưngTử sa còn gọi là đất ngũ sắc (Ảnh internet)
Tử ngọc kim sa (Phần 2): Nghiên cứu về nguồn gốc mỏ khoáng tử sa Nghi Hưng(Ảnh internet)
Tử ngọc kim sa (Phần 2): Nghiên cứu về nguồn gốc mỏ khoáng tử sa Nghi Hưng(Ảnh internet)
Tử ngọc kim sa (Phần 2): Nghiên cứu về nguồn gốc mỏ khoáng tử sa Nghi Hưng(Ảnh internet)
Tử ngọc kim sa (Phần 2): Nghiên cứu về nguồn gốc mỏ khoáng tử sa Nghi Hưng(Ảnh internet)
Tử ngọc kim sa (Phần 2): Nghiên cứu về nguồn gốc mỏ khoáng tử sa Nghi HưngBáo địa phương Nghi Hưng năm thứ 35 của Trung Hoa Dân Quốc đề xuất rằng Nghi Hưng cần phục hưng nền kinh tế tử sa hàng nghìn năm tuổi (Ảnh internet)
Tử ngọc kim sa (Phần 2): Nghiên cứu về nguồn gốc mỏ khoáng tử sa Nghi Hưng(Ảnh internet)
Tử ngọc kim sa (Phần 2): Nghiên cứu về nguồn gốc mỏ khoáng tử sa Nghi HưngCảnh hoang tàn của núi Hoàng Long, nước ngầm không ngừng thấm ra, cuối cùng thành một đầm nước lớn (Ảnh internet)
Tử ngọc kim sa (Phần 2): Nghiên cứu về nguồn gốc mỏ khoáng tử sa Nghi HưngBảng thông báo khu vực khai thác, cửa hầm bị đóng, nghiêm cấm tiến vào (Ảnh internet)
Tử ngọc kim sa (Phần 2): Nghiên cứu về nguồn gốc mỏ khoáng tử sa Nghi Hưng“Công viên di sản công nghệ Đinh Thục”, ảnh mô phỏng 3D (Ảnh internet)
Tử ngọc kim sa (Phần 2): Nghiên cứu về nguồn gốc mỏ khoáng tử sa Nghi Hưng“Công viên di sản công nghệ Đinh Thục”, ảnh mô phỏng 3D (Ảnh internet)
Tử ngọc kim sa (Phần 2): Nghiên cứu về nguồn gốc mỏ khoáng tử sa Nghi Hưng“Công viên sinh thái núi Thanh Long”, ảnh mô phỏng 3D (Ảnh internet)
9 0 1,155 10.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Ấm
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
382 14:30, 15/06/2021
0 0 5,215 0.0
Xung quanh chiếc ấm “Thụ Anh” của Cung Xuân (đời Minh)

Năm 1928, Ông Trữ Nam Cường, một danh sĩ Nghi Hưng mua được chiếc ấm Tử Sa dáng vẻ rất cổ xưa tại Thọ Châu. Màu sắc của chiếc ấm cũ kỹ, thân ấm bầu tròn không theo qui tắc, bế mặt lồi lõm trông như vỏ cây khô, đầy những nếp nhăn, dưới quai ấm khắc ...
Trào lưu chế tác ấm tử sa phỏng cổ những năm đầu thế kỉ XX
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
229 09:26, 07/06/2021
0 0 4,849 0.0
Những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 là thời kỳ suy tàn của chế độ phong kiến, thời đại mới manh nha và cũng là thời kỳ đặc biệt của ngành làm ấm trà Tử Sa. Vào những năm Dân quốc đầu tiên ở Trung Quốc, rộ lên phong trào sưu tập đồ sứ cổ, người từ bốn phương tranh nhau mua vét, thủ giữ làm của ...
SƠ LƯỢC LỊCH SỬ ẤM TỬ SA NGHI HƯNG
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
171 10:23, 04/06/2021
1 0 3,633 0.0
Theo truyền tụng, Phạm Lãi là người đầu tiên tìm ra chất đất sét vùng Thái Hồ. Sau khi phá xong quân Ngô, ông về ẩn cư nơi đây, lấy việc nặn đồ gốm làm trò tiêu khiển. Thế nhưng thời đó chưa làm ấm trà.
Cứ theo những di chỉ khai quật được thì ngay từ đời Tống (920-1279) người ta đã làm ấm trà ở đất ...
TÌM HIỂU VỀ ẤM NHẤT XƯỞNG
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
78 11:38, 27/05/2021
1 0 2,718 0.0
TÌM HIỂU VỀ ẤM NHẤT XƯỞNG

Nói đến ấm Xưởng Công Nghệ Tử Sa, có thể có chút la lẫm đối với những hồ hữu mới chơi, còn những vị sưu tập thâm niên thì có những tâm đắc không giống nhau, những vị kỹ tính và có chút khắt khe về kỹ thuật chế tác ấm thì ít có thể chấp nhận đuợc ấm nhất xưởng, ...
Ấm Tử Sa qua góc nhìn của các nhà khoa học
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
64 13:35, 26/05/2021
1 0 2,383 0.0
Ấm Tử Sa là loại ấm được làm từ đất ‘tử sa’ hay còn gọi là đất tím. Loại ấm này hiện nay được xem là niềm đam mê của rất nhiều nhà sưu tầm và chơi ấm tại Việt Nam. Về khía cạnh thưởng trà, ấm tử sa được xem là có khả năng khai mở hết tiềm năng của trà pha trong ấm. Thậm chí là tác động hương ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!