/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Hành trình 100 năm kiến tạo mỹ thuật Việt

3223 09:27, 15/03/2024
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Hành trình 100 năm kiến tạo mỹ thuật Việt
Kỷ niệm 100 năm thành lập Trường Mỹ thuật Đông Dương (nay là Trường ĐH Mỹ thuật Việt Nam), giới nghệ thuật trong và ngoài nước tổ chức nhiều sự kiện.

Sau 100 năm kể từ ngày thành lập Trường Mỹ thuật Đông Dương, hội họa Việt Nam được kiến tạo trên nền tảng vững chắc của hội họa phương Tây kết hợp truyền thống phương Đông để tạo thành hào quang nghệ thuật bản sắc Việt.

- Từ bức tranh 77m2 đến “trường vẽ” đầu tiên

Hướng đến kỷ niệm 100 năm thành lập Trường Mỹ thuật Đông Dương (nay là Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam), nhiều sự kiện được giới nghệ thuật trong và ngoài nước tổ chức nhằm nhìn nhận và đánh giá lịch sử mỹ thuật Việt Nam. Đồng thời đây cũng là dịp để mỗi họa sĩ đương đại nhìn lại dòng chảy của lịch sử mỹ thuật nước nhà.

Tiền thân của Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam là Trường Mỹ thuật Đông Dương, thành lập theo Nghị định của Toàn quyền Đông Dương do Martial Merlin ký vào ngày 27/10/1924.

Tháng 11/1925, Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khai giảng khóa đầu tiên, đánh dấu mốc son chính thức về khởi đầu hành trình phát triển. Họa sĩ Victor Tardieu trở thành vị hiệu trưởng đầu tiên cho đến khi ông qua đời tại Hà Nội năm 1937.

Victor Tardieu - nhà sư phạm tài năng đã có công sáng lập Trường Mỹ thuật Đông Dương, đào tạo nên đội ngũ các họa sĩ, kiến trúc sư để mở đầu cho nền mỹ thuật và kiến trúc hiện đại Việt Nam. Từ Pháp, ông đến Sài Gòn vào ngày 2/2/1921 sau đó ông ra Hà Nội.

Tại đây, ông nhận lời vẽ trang trí cho giảng đường lớn của tòa nhà Đại học Đông Dương và đã dồn hết tài năng, công sức cho tác phẩm này trong 3 năm (1922 - 1924) để tái hiện khung cảnh xã hội Việt Nam trên bức sơn dầu rộng 77m2 với những người làm mẫu bản xứ.

Tháng 4/1924, ông đệ trình lên Toàn quyền Đông Dương Martial Merlin về việc thành lập một trường mỹ thuật tại Đông Dương. Tháng 10 năm đó, Trường Mỹ thuật Đông Dương được thành lập tại Hà Nội. Victor Tardieu là hiệu trưởng, họa sĩ Nam Sơn là cộng sự.

Theo cuốn sách “Nghệ thuật hiện đại Đông Dương” của Charlotte Aguttes-Reynier phát hành vào tháng 2/2024 với ba thứ tiếng Việt, Pháp, Anh thì: Victor Tardieu đã dành rất nhiều tâm huyết xây dựng một chương trình đào tạo để phát huy di sản truyền thống kết hợp với hội họa phương Tây, được khích lệ chấn hưng nghệ thuật An Nam. Ông đã thể hiện sự quyết tâm và tham vọng xây dựng một trường phái Hà Nội phát triển mạnh mẽ, không thua kém các trường phái đang nổi tiếng trên thế giới.

Từ khi thành lập đến nay, Trường Mỹ thuật Đông Dương đã trải qua các giai đoạn khác nhau và thay đổi tên trường: Từ 1925 - 1945 có tên gọi Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương; từ 1945 - 1950 đổi thành Trường Cao đẳng Mỹ thuật (thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục); từ 1950 - 1957 là Trường Mỹ thuật trung cấp, giai đoạn này nhà trường đã đào tạo 2 khóa đặc biệt của mỹ thuật Việt Nam: Khóa Kháng chiến và Khóa Tô Ngọc Vân; từ 1957 - 1981 đặt lại tên là Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam (thuộc Bộ Văn hóa); từ 1981 - 2008 có tên gọi Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội; từ 2008 đến nay chính thức mang tên Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam.

- Giảng viên bày tranh, nhà đấu giá “hút khách”

Trong chuỗi sự kiện hướng tới kỷ niệm 100 năm hình thành và phát triển và theo thông lệ dịp đầu năm mới, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm “Xuân 2024” trưng bày những sáng tác mới nhất của các tác giả là cán bộ, giảng viên của trường từ ngày 8 đến hết ngày 17/3.

Với những rung động tinh tế của mùa Xuân, các nghệ sĩ kể những câu chuyện tích cực về cuộc sống và thiên nhiên tươi đẹp xung quanh. 43 tác phẩm của 36 tác giả cho thấy sự dồi dào trong ý tưởng, sự biến hóa của chất liệu và đa dạng trong phong cách sáng tác.

Mặc dù, mỗi tác phẩm là một cách nhìn khác nhau nhưng điểm chung thấy rõ chính là hơi thở cuộc sống trên từng miền đất, từng gương mặt, từng góc cạnh của mỗi khung hình. Ở đó, tâm hồn người nghệ sĩ được thỏa sức giãi bày với sáng tác của mình.

Các tác phẩm trưng bày tại triển lãm “Xuân 2024” hướng về mùa Xuân qua vẻ đẹp của thiên nhiên và tình nhân ái. Trong đó có những tác phẩm đặc biệt, như: “Xuân” (sơn mài) của Nguyễn Nghĩa Dậu, “Ngày đầu năm” (sơn dầu) của Mai Xuân Oanh, “Nguyện cầu ngày xuân” (tổng hợp trên lụa và toan) của Trần Xuân Bình, cùng hình ảnh linh vật rồng biểu tượng cho sức mạnh và tinh thần cao thượng, không ngừng vươn lên như “Cá chép hóa rồng” (khắc gỗ màu) của Nguyễn Mỹ Ngọc.

Ngoài các hoạt động triển lãm và thi vẽ nhân kỷ niệm, nhà nghiên cứu mỹ thuật Ace Lê cho biết nhà đấu giá Le Auction House cũng tổ chức phiên đấu giá “Nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20” tại Aqua Central (Hà Nội) vào ngày 10/3 nhằm kỷ niệm 100 năm thành lập Trường Mỹ thuật Đông Dương.

Phiên đấu quy tụ hơn 200 tác phẩm được chọn lựa từ nhiều giai đoạn. Trong đó, có những tác phẩm nổi bật của danh họa và họa sư Trường Mỹ thuật Đông Dương. Đặc biệt, phiên đấu giá còn có các sáng tác của điêu khắc gia Điềm Phùng Thị, Lê Bá Đảng, Lê Văn Xương, Nguyễn Huyến, Tú Duyên, và một số sáng tác của họa sĩ đương đại hậu thời kỳ Đổi Mới như Đặng Xuân Hòa, Phạm An Hải, Bùi Hữu Hùng.

Sau 100 năm kể từ ngày thành lập Trường Mỹ thuật Đông Dương, hội họa Việt Nam được kiến tạo trên nền tảng vững chắc để tạo thành hào quang nghệ thuật bản sắc Việt. Sự ra đời của trường đã thúc đẩy nghệ thuật tạo hình Việt Nam bước ra khỏi giai đoạn khuyết danh.

Từ đây, một loạt thế hệ họa sĩ quan trọng của mỹ thuật Việt Nam thế kỷ 20 được ghi nhận với những “bộ tứ”: Phổ – Thứ – Lựu – Đàm, Trí – Lân – Vân – Cẩn, Nghiêm – Liên – Sáng – Phái.

Theo tác giả Charlotte Aguttes-Reynier, “cơn sốt” tranh Đông Dương bắt đầu từ năm 2014 với tác phẩm “Thưởng trà” của Lê Phổ. Sau đó, tranh Lê Phổ, Vũ Cao Đàm, Mai Trung Thứ, Nam Sơn... ngày càng cao giá và được săn lùng. Tuy nhiên, năm 2023 giá tranh Đông Dương chững lại bởi tình trạng người Việt đấu cao nhưng không thanh toán.

“Trong sách “Nghệ thuật hiện đại Đông Dương”, tác giả Charlotte Aguttes-Reynier - con gái người sáng lập nhà đấu giá Aguttes (Pháp) cho biết: Nam Sơn, Lê Phổ, Lê Văn Đệ, ba họa sĩ làm rạng danh sự nghiệp giáo dục của trường phái Hà Nội. Lê Văn Đệ là nghệ sĩ Việt Nam đầu tiên được diện kiến Đức Giáo hoàng vào năm 1936 khi ông được Vatican lựa chọn điều hành việc sáng tạo và trang trí các phòng châu Á. Ông vinh dự được diện kiến riêng và nhận tước hiệu Hiệp sĩ Giáo hoàng. Thành tựu xuất sắc trong bốn tháng làm việc tại Vatican khiến Lê Văn Đệ được các đồng nghiệp ngợi ca là “thiên tài châu Á”.

Uống Trà Thôi
Theo giaoducthoidai
Hành trình 100 năm kiến tạo mỹ thuật ViệtTừ bức tranh 77m2, họa sĩ Victor Tardieu đã lập Trường Mỹ thuật Đông Dương và nuôi tham vọng xây dựng một trường phái Hà Nội.
Hành trình 100 năm kiến tạo mỹ thuật ViệtTác phẩm 'Cá chép hóa rồng' của Nguyễn Mỹ Ngọc - giảng viên Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam tại triển lãm 'Xuân 2024'.
Hành trình 100 năm kiến tạo mỹ thuật ViệtTòa nhà Trường Mỹ thuật Đông Dương tại 102 phố Reinach năm 1929 (giữa phố Yết Kiêu và đường Lê Duẩn).
5 0 2,788 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Tướng mạo danh tướng Nhạc Phi trông như thế nào?
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3243 09:23, 03/04/2024
3 0 3,567 0.0
Nhắc đến Nhạc Phi là người ta sẽ nhớ đến Nhạc mẫu, người đã tự tay xăm chữ lên lưng con mình 4 chữ “tinh trung báo quốc”. Sau này Nhạc Phi trở thành người đứng đầu trong 4 vị đại tướng danh tiếng nhất thời Tống trung hưng.

Nhạc gia quân tinh nhuệ uy chấn Đại Tống, là đạo quân có khả năng nhất mang ...
Hội họa Phục hưng: Tiziano Vecelli bồi hồi giữa Thiên đường và thế tục
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3240 13:59, 31/03/2024
3 0 2,724 0.0
Với kiến thức độc đáo, gần như Tiziano một mình chống lại trường phái Florence, trường phái đã xuất hiện rất nhiều cao thủ, mà không hề thua kém. Vì vậy, các thế hệ sau này coi Tiziano là người đứng đầu trường phái Venice!

Trước khi bắt đầu câu chuyện về Tiziano Vecelli, danh họa Italia thời Phục hưng, chúng ...
Picasso từng thề sẽ hủy hoại nàng thơ kém 40 tuổi
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3235 08:54, 27/03/2024
3 0 3,250 0.0
Khi Françoise Gilot chia tay Pablo Picasso sau thời gian yêu đương đầy sóng gió, bà bị danh họa người Tây Ban Nha tìm mọi cách hủy hoại sự nghiệp.

Gilot là bóng hồng duy nhất trong vô số những người tình của Picasso chủ động ruồng bỏ ông. Điều đó khiến họa sĩ người Tây Ban Nha nổi giận và quyết trả thù bằng cách ...
Bức tranh của Da Vinci hé lộ mối quan hệ rắc rối của nàng thơ
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3227 10:24, 19/03/2024
3 0 3,251 0.0
Trong tác phẩm ‘Quý cô và con chồn’, Leonardo da Vinci đã thể hiện mối quan hệ của người mẫu với một vị công tước giàu có.

Bức Quý cô và con chồn là bảo vật quốc gia của Ba Lan đồng thời là kiệt tác nghệ thuật phương Tây. Quý cô trong tranh là Cecilia Gallerani, một thiếu nữ người Italy khi đó mới 16 tuổi, ...
Nhành hoa hé lộ mối nguy của người mẫu trong bức tranh ‘Tháng sáu cháy bỏng’
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3217 08:55, 11/03/2024
1 0 3,024 0.0
Người mẫu nằm ngủ trưa ngỡ đang được thư giãn nhưng họa sĩ Frederic Leighton dường như gửi gắm một cảnh báo ngầm phía sau.

Khi Frederic Leighton trưng bày bức Tháng sáu cháy bỏng vào năm 1895 tại Học viện Nghệ thuật Hoàng gia Anh ở London, các nhà phê bình đánh giá đây là một trong những tác phẩm xuất sắc của ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!