/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Tử ngọc kim sa (Phần 3): Lịch sử của tử sa

3228 09:03, 20/03/2024
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Tử ngọc kim sa (Phần 3): Lịch sử của tử sa
Đất tử sa Nghi Hưng không phải là đất sét hay đất bùn thông thường, mà đó là ân trạch của thiên nhiên ban tặng cho thổ nhưỡng của Nghi Hưng.

- Nguyên lý hình thành nguồn nguyên liệu khoáng tử sa

Khoáng tử sa được trắc định là tài nguyên khoáng sản tự nhiên được hình thành từ 260 đến 350 triệu năm trước, do sự không ngừng trồi sụt của vật chất trên bề mặt trái đất hình thành nên, vật chất trầm xuống mặt đất lại không ngừng bị hóa đá; khi đất sống sụt xuống và bị cách khai khỏi không khí, sẽ bị sức gió, sóng nước và áp lực của địa chất dần dần ép nước ra, và liên tục tiến tới quá trình hóa đá, các hạt khoáng nham (khoáng đá) nguyên sau quá trình phong hóa xếp chồng lên nhau thành từng lớp từng lớp, sau quá trình biến đổi địa chất lâu dài hình thành nên khoáng tử sa. Trải qua những thời kỳ khác nhau, mà khoáng chất trên bề mặt trái đất trầm tích xuống cũng khác nhau, đẩy trồi lên bề mặt hình thành các dãy núi, vì thế mà màu sắc bề mặt chúng ta nhìn thấy cũng có chỗ khác nhau.

Do thời gian thoát nước của các nguồn nguyên liệu khoáng tại các địa tầng là khác nhau, nên mức độ hóa đá cũng khác nhau, cho nên, có thể thấy những thứ hóa đá của những địa chất khác nhau (từ đất sét đến đá hoa cương) trên núi Hoàng Long.

Biểu hiện lúc bắt đầu hóa đá, sinh ra một đường mạch hoặc một tầng khoáng. Đường khoáng mạch này bắt đầu hóa đá dần dần từ ngoài vào trong.

Sở dĩ đất khoáng có thể hóa đá thành tử sa là vì nó chứa một lượng nguyên tố sắt nhất định, mỗi một tầng đất khoáng có thể chứa hàm lượng sắt khác nhau, nhưng sự phân bố rất đồng đều. Thông qua phân tích thành phần đá, đất khoáng tử sa thuộc về “cao lanh – thạch anh – hệ đá vân mẫu” có đất khoáng hàm lượng sắt cao, trong đó thành phần chủ yếu là thạch anh, đất sét cao lanh, hydromica, oxit sắt hematit, trường thạch (đá bồ tát) v.v. Cho nên, khoáng tử sa ở núi Hoàng Long là sự tồn tại của các mỏ quặng địa phương và quặng khoáng mạch.

- Những truyền thuyết về mỏ khoáng tử sa ở núi Hoàng Long

Thị trấn Đinh Thục nằm trong khu vực núi Thanh Long, núi Hoàng Long, núi Ô Quy, núi Thục, núi Tây. Trong đó núi Thanh Long xuất phát từ ngọn núi đá vôi nằm ở sâu trong lòng đất, là đỉnh núi cao nhất và cũng là đỉnh núi chính. Các ngọn núi còn lại cơ bản phân bố ở phía sau núi Thanh Long. Về các đỉnh núi này, chúng tôi sẽ nhắc đến một số thần thoại và truyền thuyết liên quan như sau:

Rất lâu về trước, có hai con xà tinh lớn ở đầm Thái Hồ là Thanh Long và Hoàng Long. Mỗi ngày, hai con rồng thường du ngoạn trên hồ. Vốn dĩ mỗi con rồng tu tập theo cách đạo riêng của mình. Một ngày nọ hai con rồng tình cờ gặp nhau, chúng đều tự xưng làm chủ tể của Thái Hồ, không ai phục ai, lập tức xảy ra một trận tranh đấu tối tăm trời đất, không còn thấy được ánh sáng mặt trăng mặt trời nữa, nước hồ tràn ngập, bách tính gặp tai ương.

Hai con rồng chiến đấu cho đến khi sức cùng lực kiệt, chúng đánh nhau từ trên không trung rơi xuống hồ rồi lại lên trên bờ, chỉ thấy Thanh Long lật mình bổ nhào vào Hoàng Long, thân thể của Hoàng Long một nửa bị áp xuống đất, nhưng vẫn không chịu thừa nhận thất bại, và tiếp tục giao chiến.

Lúc này, Đại tướng Ô Quy của Đông Hải Long Vương đi tuần tra qua đây, vì sự an toàn của bách tính, đã khuyên bảo chúng. Nhưng chúng không những không nghe, ngược lại còn đánh chết đại tướng Ô Quy, sự việc này truyền đến Ngọc Hoàng Thượng Đế, Ngài rất tức giận, đích thân dẫn thiên binh thiên tướng đi thu phục song long.

Khi đến bờ Tây Thái Hồ nhìn xuống, thấy song long vẫn đang tranh đấu không nghỉ, Ngọc Hoàng hạ lệnh ai đi thu phục, Tỳ Bà Kim Cương tiến lên: “Hãy để tôi đi”, Ngọc Hoàng gật đầu đồng ý. Tỳ Bà Kim Cương đứng trên mây, đánh đàn tỳ bà, âm thanh uy lực mạnh mẽ, uy lực chấn thiên, xuyên qua mây mù mà ức chế song long, tức khắc biến thành hai tòa núi, chính là núi Thanh Long và núi Hoàng Long, bên cạnh còn có tòa núi Ô Quy, từ đó biến thành thế “tam sơn đỉnh lập”, cho nên thời cổ gọi là “đỉnh sơn” (鼎山), sau này khi đơn giản hóa chữ viết, cộng thêm ba ngọn núi tạo thành hình chữ 丁 (đinh), vì vậy nó được đổi thành “đinh sơn” (丁山), hiện nay Đinh sơn và Thục sơn đã được sát nhập, trở thành thị trấn Đinh Thục, do công nghiệp khai khoáng và đô thị hóa, ba tòa núi giờ chỉ còn là ba ngọn đồi.

Khu vực khai thác quặng núi Hoàng Long là núi Hoàng Thạch cao khoảng 60 m, các gốc đá bình quân đều nằm ngang mực nước biển trở lên. Mỏ tử sa là chủ thể của khu vực khai thác, là khu vực xung quanh vùng phía Nam núi và vùng hồ chứa, chủ yếu các thôn làng ở phía Đông, Tây, Nam như Đinh Thục, Phục Đông, Hồ Tiến, Thái Hoa, Trương Chử, v.v. Khu khai thác chính nằm ở giữa Bách Đậu, khoáng thể chạy theo hướng dốc, có nước ngầm chảy và ngấm vào, vì vậy khoáng vật ở núi Hoàng Long Nghi Hưng có mang màu của nước. Những điều kỳ diệu của thiên nhiên đã tạo hóa nên đất khoáng tử sa độc đáo của Nghi Hưng.

- Phân biệt nguyên liệu bên trong núi và bên ngoài núi

Khi nói đến khoáng sản tử sa người ta thường hay nhắc tới từ “trong núi”: nguyên liệu trong núi và nguyên liệu ngoài núi, hai nguyên liệu này không chỉ là khác nhau về mặt phạm vi địa lý, mà nó còn thể hiện ở sự khác nhau về mặt chất lượng của tử sa.

- Nguyên liệu trong núi: Thường đề cập đến nguyên liệu khoáng sản khai thác từ các mỏ tại Nghi Hưng, Đinh Thục, Hoàng Long Sơn v.v., theo nghĩa rộng bao gồm nguyên liệu đất khoáng từ núi Hoàng Long, đầm Đại Thủy, Đài Tây, Tiểu Môi Diêu, Triệu Trang v.v., là khoáng tử sa có hai tầng lỗ khí.

- Nguyên liệu ngoài núi: Những nguyên liệu khoáng được khai thác ngoài phạm vi nêu trên được gọi chung là nguyên liệu bên ngoài núi, là đất tử sa có một tầng lỗ khí.

Núi Hoàng Long là một ngọn núi thuộc dãy núi Thiên Mục, dãy núi Thiên Mục có các núi như Trường Hưng, An Huy và Quảng Đức, vì được cùng một mạch núi nên có chung mạch khoáng dưới lòng đất, nên cũng có lượng lớn khoáng đất sét tử sa với thành phần khoáng tử sa gần như tương tự, diện tích phân bố từ mười đến một hai trăm km2. Đây là lý do vì sao ngày nay chúng ta thấy nguyên liệu bên ngoài núi hiện nay phần nhiều là từ Trường Hưng và An Huy.

Mặc dù màu sắc và tính chất tương tự như khoáng tử sa Nghi Hưng, nhưng do vật chất trầm tích và môi trường khác nhau, nên chủng loại và màu sắc không phong phú như tử sa ở núi Hoàng Long, Nghi Hưng. Trên thực tế trong quá trình sử dụng vẫn là có khác biệt, tất nhiên giá cả chênh lệnh cũng rất lớn.

1. Phân loại khoáng liệu

Nguyên liệu trong núi – nguyên liệu núi Hoàng Long chứa khá nhiều nguyên tố, khoáng vật tổ hợp thành chủ yếu là thạch anh, đất sét, hydromica, oxit sắt hematit v.v., có cảm giác có tầng lớp, các lớp viên hạt khoáng cũng vô cùng phong phú.

Phần nhiều là cát chất đá, hầu hết chúng là khoáng vật trầm tích dạng vảy, có nhiều loại chất hữu cơ, có tính dầu, chất lượng tốt hơn. Sau khi phân giải tự nhiên chúng đều ở dạng hạt mịn, cho nên khi làm thành đồ vật sẽ có tính thoáng khí tốt.

Nguyên liệu bên ngoài núi – khoáng liệu khá đơn nhất, các hạt thô mịn khác nhau, không tạo nên cảm giác có tầng lớp. Cấu tạo vật chất và kết cấu chuỗi hạt không hoàn toàn giống với tử sa. Trước đây thường dùng làm chậu nước, chậu hoa.

Chủ yếu ở dạng bột và dạng đá, đa số không có tính dầu. Vật chất trầm tích và môi trường khác nhau, khoáng liệu ở những tỉnh bên ngoài An Huy, Triết Giang thì chất đất khô, lớp men phần nhiều là mờ đục, không trong sáng.

2. Cảm quan về thành phẩm

Nguyên liệu trong núi – sau khi nung sẽ xuất hiện “tạp chất” tự nhiên, cũng chính là biển hiện phong phú của đất ngũ sắc.

Nguyên liệu bên ngoài núi – mặc dù sau khi nung nhìn bề ngoài thì cũng trơn nhẵn tương tự, thành phẩm có màu đỏ và tím đỏ, chủng loại và sự trơn nhẵn của nguyên liệu tương đối đơn nhất. Thành phẩm trông không tinh xảo, cảm giác cát không nhiều, độ ổn định và chất lượng cảm giác không tốt bằng khoáng tử sa núi Hoàng Long.

3. Bảo dưỡng khác nhau

Nguyên liệu trong núi – hiệu quả của việc bảo dưỡng rất rõ ràng, khoáng liệu càng tốt thì thời gian biến đổi càng dài, càng dễ sáng bóng, tạo nên cảm giác như ngọc bích.

Nguyên liệu bên ngoài núi – màu nước kém, sau khi nung thành phẩm rất khó bảo dưỡng, tính thoáng khí của bùn nguyên liệu kém. Mặc dù số nguyên liệu bên ngoài núi có thể bảo dưỡng sáng bóng lên, nhưng là ánh sáng rất mỏng, hơn nữa sau thời gian dài sẽ dần dần biến đổi.

- Tình trạng nguồn nguyên liệu cát tím “tử sa” hiện nay

Trong những năm gần đây, do cân nhắc hơn đến vấn đề kinh doanh, một số người bắt đầu mở rộng định nghĩa “nguyên liệu trong núi” để gọi chung cho toàn bộ khoáng tử sa tại Nghi Hưng sản xuất ra. Định nghĩa “nguyên liệu trong núi” không còn là từ đặc chỉ cho khu khai thác có diện tích khoảng 500 m2 của núi Hoàng Long nữa. Tra tìm trên mạng internet đều cho thấy: Năm 2010 khai thác có mức độ khôi phục, sự cạn kiệt của khoáng tử sa Nghi Hưng chỉ là tin đồn… Đây một trong những lý do.

Đứng từ góc độ địa chất học mà nói, ở các ngọn núi khác thuộc dãy núi Thiên Mục xuất hiện “khoáng liệu tương tự tử sa” là điều rất bình thường, suy cho cùng thì hoàn toàn chính là sự khác biệt giữa “nguyên liệu trong núi” và “nguyên liệu bên ngoài núi”; sự khác biệt giữa “tử sa” và đất sét “tử sa”.

Căn cứ theo ước tính, hiện nay lượng tử sa tiêu thụ trung bình mỗi ngày để làm ấm ở thị trấn Đinh Thục là 15 đến 20 tấn, tuy nhiên lượng tử sa khai thác ở núi Hoàng Long căn bản không đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất bán ra thị trường, vì vậy phải sử dụng lẫn với khoáng liệu ngoại tỉnh và khoáng liệu bên ngoài núi.

Giá cả khoáng liệu tử sa đơn nguyên chất chân chính của núi Hoàng Long tăng vọt, từ một tấn có giá vài trăm nhân dân tệ trước đây, tăng vọt lên đến hàng nghìn thậm chí trên chục nghìn nhân dân tệ một gói (15 kg). Mà nguyên liệu mua được cũng chưa chắc có phải là nguyên liệu trong núi hay không. Những tay tích trữ có nguyên liệu khoáng tử sa núi Hoàng Long còn tiếc không nỡ bán, một số xưởng nung chỉ để truyền lại cho đời sau, không muốn bán ra. Trên thực tế, đại đa số lượng ấm tử sa bán ra hiện nay trên thị trường tuyệt không phải là nguyên liệu tử sa của núi Hoàng Long, về cơ bản nó được làm từ nguyên liệu bên ngoài núi hoặc nguyên liệu từ nơi khác. Đây đã là một bí mật công khai trong ngành, nhưng không ai sẵn sàng hoặc đủ can đảm để thừa nhận nó.

Sử dụng nguyên liệu khoáng sản ngoài núi để làm ấm mà không ngâm axit suilfric mạnh để tẩy rửa, không trộn thêm phụ gia hóa chất vẫn còn tương đối tốt, vẫn còn có lương tâm. Nhưng khi tính toán đến việc giảm chi phí, và do những hạn chế của nguyên liệu ngoài núi chưa có qua “xử lý” thì rất khó thành ấm thương phẩm để tiêu thụ. Sau này chúng tôi sẽ giới thiệu phương pháp trộn thêm phụ gia hóa học để phỏng chế ấm tử sa giả, đó mới là những thứ hại người nhất.

Xưởng nung đương nhiên biết rõ nguồn nguyên liệu đầu vào, nhưng khi bán cho nghệ nhân làm ấm thì không ai thừa nhận nguyên liệu của mình là đất bên ngoài núi, họ thậm chí còn hoán đổi thành cách nói “nguyên liệu bản địa”, “nguyên khoáng liệu”, “nguyên khoáng tử sa Nghi Hưng”, còn nghệ nhân làm ấm khẳng định thành thật rằng ấm của mình sử dụng nguyên liệu khoáng tử sa của núi Hoàng Long, đây đã là điều không có gì là lạ nữa.

Bởi vì nguyên liệu khoáng tử sa núi Hoàng Long quý hiếm nên chỉ có thể sử dụng vào hai mục đích: (1) để khách hàng cao cấp làm ấm tử sa chất lượng cao; (2) để những xí nghiệp lâu đời tồn trữ đương đối nhiều khoáng liệu núi Hoàng Long cung cấp cho các nghệ nhân để làm ra những chiếc ấm tử sa cao cấp.

Trước lệnh cấm khai thác ở núi Hoàng Long, mà khoáng liệu tử sa lại là tài nguyên không thể tái sinh, bên cạnh đó lại phải tính đến thị trường thương mại, nơi nào cũng đều khảo nghiệm nhân tâm con người, nhưng 20 năm gần đây đều là: Sản phẩm làm bại hoại đạo đức thương nghiệp và gây hại cho sức khỏe của con người.

Ngành tử sa hôm nay đã đi đến bước ngoặt lịch sử.

Uống Trà Thôi
Theo chanhkien.org
Tử ngọc kim sa (Phần 3): Lịch sử của tử saQuá trình hóa đá diễn ra như sau: đất sét – đất cao lanh – tử sa (chu nê – hồng nê – phổ nê – ngạnh sa nê) – đất gốm (giáp nê) – nham thạch – đá hoa cương (Ảnh internet)
Tử ngọc kim sa (Phần 3): Lịch sử của tử sa(Ảnh internet)
Tử ngọc kim sa (Phần 3): Lịch sử của tử saNguyên liệu bên ngoài núi (hình bên trái), nguyên liệu bên trong núi (hình bên phải)
5 0 1,184 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

CÔNG ĐOẠN LÀM RA ẤM TỬ SA hạt sen Ngưu Gai
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2060 09:24, 16/08/2022
2 0 2,229 10.0
CÔNG ĐOẠN LÀM RA ẤM TỬ SA HẠT SEN NGƯU GAI

Nguồn: bilibili
Cách chọn ấm có công năng tốt bằng cách rót trà
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2056 13:15, 15/08/2022
0 0 3,563 0.0
Cách chọn ấm có công năng tốt bằng cách rót trà
Sự so sánh khi rót nước từ ấm trà có thể đánh giá độ tốt và tay nghề của một chiếc ấm.
Kim Đỉnh Thương Tiêu
1719 10:13, 04/04/2022
2 1 3,577 2.0
Tác giả: Phùng Quế Lâm 1902 - 1946.
Ấm thời Dân Quốc 420 cc.

Hình sưu tầm
CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP CỦA NGHỆ NHÂN TỬ SA
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1673 08:33, 25/03/2022
1 0 4,211 0.0
Những người chơi và sưu tầm ấm tử sa đều biết rằng nghệ nhân tử sa có trình độ càng cao thì sản phẩm làm ra càng chuẩn và giá thành tác phẩm cũng tương đối cao hơn.

Dù những chức danh nghề nghiệp này chỉ là một chứng chỉ không phản ánh hoàn toàn chất lượng nghệ thuật của tác phẩm nghệ nhân ấm tử ...
29 QUỐC ĐẠI SƯ TỬ SA VÀ TÁC PHẨM
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1645 11:18, 16/03/2022
1 0 8,708 2.0
Kể từ khi thú chơi ấm tử sa xâm nhập và phát triển ở Việt Nam, người chơi ấm thường nghe những câu chuyện về nghệ nhân tử sa mà đại diện của họ là những con triện đóng ở đáy ấm tử sa và những tờ giấy chứng nhận.

Không thể phủ nhận sự huyền bí của những con triện và những tờ giấy chứng nhận ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!