/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Picasso từng thề sẽ hủy hoại nàng thơ kém 40 tuổi

3235 08:52, 27/03/2024
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Picasso từng thề sẽ hủy hoại nàng thơ kém 40 tuổi
Khi Françoise Gilot chia tay Pablo Picasso sau thời gian yêu đương đầy sóng gió, bà bị danh họa người Tây Ban Nha tìm mọi cách hủy hoại sự nghiệp.

Gilot là bóng hồng duy nhất trong vô số những người tình của Picasso chủ động ruồng bỏ ông. Điều đó khiến họa sĩ người Tây Ban Nha nổi giận và quyết trả thù bằng cách đưa bà vào danh sách đen của giới nghệ thuật ở Pháp.

- Rực rỡ sau khi bỏ người tình nổi tiếng

Suốt bao năm cuộc đời, Gilot vẫn không thể nào quên được những lời cay nghiệt của Picasso: “Em tưởng mọi người sẽ để tâm tới em? Thậm chí khi em nghĩ mọi người thích mình, thật ra họ chỉ tò mò về một người từng gắn bó sâu sắc với tôi thôi”.

Picasso và những người bạn có ảnh hưởng của ông trong giới tinh hoa Pháp đã tiến hành cuộc chiến với Gilot khiến bà không thể chịu nổi, buộc phải rời Pháp để tới định cư ở Mỹ. Trong nhiều năm, Gilot luôn bị lu mờ dưới cái bóng quá lớn của Picasso - một trong những nghệ sĩ quan trọng nhất của thế kỷ 20.

Nhưng bà vẫn không ngừng vẽ tranh cho tới khi qua đời vào năm 2023 ở tuổi 101. Một tác phẩm của bà đã được bán 1,3 triệu USD tại cuộc đấu giá năm 2021.

Sau khi bỏ Picasso, Gilot kết hôn với người bạn cũ, nghệ sĩ Luc Simon vào năm 1955. Họ có một cô con gái và ly hôn năm 1962. Khi sang Mỹ, Gilot cưới nhà virus học Jonas Salk, người sáng chế ra vắc xin bại liệt. Họ thường xuyên di chuyển giữa California (Mỹ) và Paris (Pháp), sau đó là New York (Mỹ). Salk mất vào năm 1995, Gilot chuyển đến New York sống cho tới cuối đời.

Giờ đây, theo Guardian, Bảo tàng Picasso ở Paris (Pháp) quyết định sửa sai bằng cách mở một phòng trưng bày các tác phẩm của Gilot.

“Bà ấy không hiện diện với tư cách nàng thơ hay nguồn cảm hứng của Picasso. Không có bức tranh nào của Picasso vẽ bà ấy, không có những tấm ảnh chụp chung. Triển lãm tập trung vào Françoise Gilot với tư cách là một nghệ sĩ”, người phát ngôn của bảo tàng cho biết.

Bảo tàng Picasso là nơi lưu giữ bộ sưu tập tác phẩm lớn nhất thế giới của Picasso. Ở đây bố trí triển lãm cố định trong 22 phòng trải rộng trên 3 tầng với gần 400 bức tranh, tác phẩm điêu khắc, đồ gốm, bản vẽ và bản in. Triển lãm Françoise Gilot ở phòng 17 trên tầng ba dự kiến kéo dài 1 năm.

Cécile Debray, Chủ tịch Bảo tàng Picasso, cho biết Gilot “đã được trao vị trí xứng đáng với tư cách là một nghệ sĩ”. Bà Debray nói thêm: “Ở Pháp, Françoise Gilot được biết đến là bạn đồng hành của Picasso trong khi ở Mỹ, nơi bà sống từ năm 1970, bà là một nghệ sĩ vì vậy chúng tôi có một phòng ở đây trưng bày các bức tranh của bà”.

- Nàng thơ trải qua nhiều cay đắng

Sinh ra ở Neuilly-sur-Seine vào năm 1921, Gilot muốn trở thành họa sĩ từ khi 5 tuổi. Bà theo học nghệ thuật cùng lúc với ngành luật, mở cuộc triển lãm đầu tiên vào năm 1943. Cùng năm đó, bà gặp Picasso tại một quán cà phê ở Paris. Lúc này, Gilot mới 21 tuổi còn Picasso đã 61 tuổi.

Nhưng sau đó, Gilot đã làm điều không một người phụ nữ nào khác của Picasso dám nghĩ tới: Bà bỏ rơi ông, mang theo hai đứa con của họ, Claude và Paloma.

Picasso đã tiêu hủy các vật dùng của Gilot, bao gồm cả những bức thư của họa sĩ Matisse gửi cho bà, yêu cầu Phòng trưng bày Louise Leiris ngừng đại diện cho bà và khẳng định bà không còn được mời triển lãm tại Salon de Mai danh giá nữa.

Năm 1964, Gilot xuất bản cuốn tiểu sử Cuộc sống với Picasso kể lại câu chuyện người tình cũ ngược đãi về tinh thần và thể chất của bà như thế nào. Bà kể: “Ông ấy lấy điếu thuốc đang hút và chạm vào má phải của tôi rồi để nguyên ở đó”. Trong 10 năm bên Picasso, Gilot thường xuyên bị vợ hợp pháp của ông, Olga Khokhlova, cựu vũ công ballet, quấy rối trên đường phố Paris.

Họa sĩ người Tây Ban Nha đã ba lần đệ đơn kiện Gilot để sách không thể xuất bản. Khoảng 80 trí thức và nghệ sĩ nổi tiếng ở Pháp cũng đứng về phía Picasso khi kêu gọi cấm cuốn tiểu sử này. Dù vậy, tác phẩm vẫn bán được 1 triệu bản và dịch sang 16 thứ tiếng.

Joanne Snrech, giám tuyển của Bảo tàng Picasso, đánh giá: “Bà ấy là một nghệ sĩ đúng nghĩa với sự nghiệp lâu dài, ngày càng phát triển. Sau khi cuốn sách về Picasso của Gilot xuất bản, bà đã bị nhiều người trong cộng đồng nghệ thuật ở Pháp xa lánh. Chúng tôi nghĩ rằng điều quan trọng là phải thể hiện không chỉ vị trí của bà trong cuộc đời Picasso. Suy cho cùng, Gilot chỉ ở bên ông ấy được 10 năm trong hơn 100 năm tuổi”.

Uống Trà Thôi
Theo vietnamnet
Picasso từng thề sẽ hủy hoại nàng thơ kém 40 tuổiPicasso và Gilot thuở còn bên nhau. Ảnh: Sotheby's
Picasso từng thề sẽ hủy hoại nàng thơ kém 40 tuổiMột số tác phẩm trừu tượng của Gilot
Picasso từng thề sẽ hủy hoại nàng thơ kém 40 tuổiMột số tác phẩm trừu tượng của Gilot
Picasso từng thề sẽ hủy hoại nàng thơ kém 40 tuổiMột số tác phẩm trừu tượng của Gilot
Picasso từng thề sẽ hủy hoại nàng thơ kém 40 tuổiMột số tác phẩm trừu tượng của Gilot
Picasso từng thề sẽ hủy hoại nàng thơ kém 40 tuổiGilot là một nghệ sĩ tài năng chứ không chỉ là bóng hồng của người nổi tiếng
Picasso từng thề sẽ hủy hoại nàng thơ kém 40 tuổiGilot là một nghệ sĩ tài năng chứ không chỉ là bóng hồng của người nổi tiếng
Picasso từng thề sẽ hủy hoại nàng thơ kém 40 tuổiGilot là một nghệ sĩ tài năng chứ không chỉ là bóng hồng của người nổi tiếng
Picasso từng thề sẽ hủy hoại nàng thơ kém 40 tuổiGilot là một nghệ sĩ tài năng chứ không chỉ là bóng hồng của người nổi tiếng
Picasso từng thề sẽ hủy hoại nàng thơ kém 40 tuổiHọa sĩ Gilot miệt mài vẽ tranh cho tới những ngày cuối đời. Ảnh: Varfok-galeria
3 0 2,003 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Mèo - biểu tượng tốt lành trong tranh cổ
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2428 00:02, 24/01/2023
0 0 6,100 0.0
Trong tranh cách đây hàng trăm đến 1.000 năm, mèo ngụ ý trường thọ, cát tường, được vua chúa sủng ái.

Người Trung Quốc có tục ngữ: "Chó đến nhà thì giàu, mèo đến nhà thì quý". Theo The Paper, tranh về mèo có trước thời Đường (618-907). Mèo (miêu) hài âm với từ chỉ người sống lâu, vì vậy hình ảnh con vật ...
'Đào nguyên' - kiệt tác 34 triệu USD của Trương Đại Thiên
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2424 21:33, 18/01/2023
0 0 7,498 0.0
Tranh "Đào nguyên" giá 34,7 triệu USD, khắc họa thiên đường chốn nhân gian của danh họa Trương Đại Thiên.

Trương Đại Thiên đang được nhắc đến nhiều khi liên tiếp có tranh đấu giá trong các phiên của Christie's, Sotheby's... Artnews liệt kê lại những tác phẩm đắt giá nhất của ông, trong đó có bức Đào nguyên - từng ...
Tính chân thực đáng kinh ngạc của hội họa thời cổ đại
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2415 08:43, 14/01/2023
0 0 5,237 0.0
Những tác phẩm hội họa có thể lưu truyền đến ngày nay đều rất chân thật. Hơn nữa, đằng sau sự chân thật còn có những ẩn ý của Thần…

Chúng ta đều biết rằng nghệ thuật bắt nguồn từ cuộc sống sinh hoạt nhưng điểm xuất phát lại cao hơn. Bởi thế, ở phương diện này, người xưa đã không ngừng nỗ ...
Đời bi kịch của 'họa sĩ triệu USD' Sanyu
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2405 08:42, 10/01/2023
0 0 6,808 0.0
Họa sĩ Pháp gốc Hoa Sanyu chết trong đói nghèo nhưng hiện tại tác phẩm của ông bán giá hàng chục triệu USD.

Sanyu được ca ngợi là "Matisse của Trung Quốc" và là cái tên được săn lùng trên thị trường đấu giá. Những bức tranh vẽ hoa, phụ nữ khỏa thân của ông được bán hàng chục triệu USD. Thế nhưng, sinh thời, ...
Mỹ thuật 200 năm sau thời kỳ Phục hưng (P.5): Kiêu ngạo và tha hoá
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2395 08:48, 06/01/2023
0 0 6,479 0.0
Trên thực tế, sự suy tàn của nghệ thuật trong quá trình phát triển không xuất hiện sau thời kỳ Phục hưng, mà nó đã xuất hiện nhiều lần trong lịch sử lâu dài. Muốn hỏi nhân loại giỏi về cái gì, thì tôi e rằng phải nói, họ giỏi lặp đi lặp lại những sai lầm của quá khứ. Bởi vì lịch sử của nhân loại ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!