/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Chuyện của trà (Kỳ 5): “Quyền lực” của trà dưới triều nhà Tống

3245 08:51, 05/04/2024
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Chuyện của trà (Kỳ 5): “Quyền lực” của trà dưới triều nhà Tống
Như đã nói ở các kỳ trước, từ khi xuất hiện, trà đã nhanh chóng trở thành thức uống được yêu thích nhất xứ Trung Hoa. Dưới triều đại nhà Tống, trà là một món hàng có giá cao hơn cả vàng.

Thậm chí, khi bước ra khỏi biên giới, trà còn được coi như một loại tiền tệ và hình thành nên một con đường Trà Mã đạo kết nối, giao thương giữa Trung Quốc và Tây Tạng.

- Những quy định nghiêm ngặt về trà tiến Vua

Ngay từ triều đại nhà Đường, trà đã trở thành một cống phẩm không thể thiếu để tiến Vua. Và khi đến chiều đại nhà Tống thì các loại trà dùng để tiến Vua phải đảm bảo những yêu cầu vô cùng khắt khe, đặc biệt là trong việc thu hoạch.

Dưới đầu triều đại nhà Tống, phần lớn trà được dùng để cống nạp đến từ tỉnh Phúc Kiến, loại trà đến từ khu vực này được coi là ngon nhất. Những chiếc lá trà tại đây phải tuân thủ theo những nguyên tắc của triều đình một cách hết sức chi tiết và nghiêm ngặt.

Cụ thể, lá trà phải được hái vào “thời gian của những loài côn trùng vui mừng”, tức là vào tháng 3 hàng năm. Trà phải được hái vào lúc sáng sớm khi trời vẫn phủ sương.

Đặc biệt, chỉ có những cô gái trẻ mới được phép hái trà. Họ phải để móng tay và giữ một độ dài nhất định, bởi vì lá trà được hái bằng móng tay chứ không phải bằng ngón tay. Dưới thời kỳ này, người ta quan niệm rằng, việc hái trà bằng móng tay sẽ giữ cho các lá trà không bị nhiễm mồ hôi và thân nhiệt. Các lá trà được bỏ vào những chiếc giỏ mà các cô gái mang trên lưng.

Trà trở thành niềm đam mê từ thường dân tới hoàng đế. Điển hình như Hoàng đế Huy Tông (1101-1125), ông là một trong những người góp phần lớn vào việc phổ biến trà. Ông đã giành phần lớn thời gian, tài sản của mình để nếm thử, tìm kiếm và viết sách về các loại trà ngon nhất khi đó. Ông đã để lại cho hậu thế một cuốn sách về trà là “Đại Quan Trà Luận”, được các trà sư thời đó vô cùng coi trọng.

Trong cuốn sách này, Hoàng đế Huy Tông đã đưa ra một yêu cầu cao hơn rằng, trà của hoàng đế nên được hái bởi những trinh nữ trẻ đeo găng tay. Ông ra lệnh chỉ được hái nụ và lá đầu tiên của trà. Khi hái về, trà này sẽ được phơi dưới nắng trên một chiếc đĩa bằng vàng cho tới lúc khô mới được đem đi chế biến, làm trà cho hoàng đế.

Ngạc nhiên hơn, ngay đến cả chế độ ăn uống của những cô gái hái trà cho hoàng đế cũng phải theo quy định. Họ bị cấm ăn một số loại thịt và cá để tránh việc hơi thở của họ không được thơm tho sẽ tác động đến mùi thơm của trà.

Theo cuốn sách “Lịch sử của trà” của Laura C.Martin, dưới thời kỳ này, lá trà được phân loại theo kích thước và tuổi của chúng. Những nụ nhỏ nhất được cho là vô giá, ngược lại, những chiếc lá già, lớn chỉ được dùng để làm loại trà thứ cấp cho nông dân và các tầng lớp thấp hơn uống.

Loại trà hoàng đế được chế biến từ các chồi và lá nhỏ nhất có tên gọi là Tiểu Điệp Long. Trà được nghiền nát và đúc thành một chiếc bánh chỉ nặng khoảng 50 gram nhưng lại có giá khoảng 5 chỉ vàng.

- Dùng trà để kiểm soát chính trị

Không chỉ được yêu thích trong lãnh thổ Trung Hoa, trà trở thành loại đồ uống mà những người Mông Cổ, Thổ Nhĩ Kỳ, Tarta và Tây Tạng yêu thích. Triều đình Trung Quốc sớm nhận ra nguồn lợi vô tận từ trà khi thấy được niềm đam mê của các bộ tộc với loại thức uống này. Việc nắm giữ quyền kiểm soát trà đã giúp triều đình nhà Tống dễ dàng gây áp lực với những bộ tộc xa xôi. Điển hình là các bộ tộc Mông Cổ, nếu họ có xích mích với triều đình thì nhà Tống sẽ đơn giản dừng cung cấp trà cho đến khi họ trở nên hợp tác hơn. Vào thời kỳ đó, người Mông Cổ dùng ngựa, len và xạ hương để đổi lấy trà.

Còn với người Tây Tạng sau khi đun sôi trà sẽ cho thêm sữa bò và bơ vào để tạo ra một loại thức uống bổ dưỡng, cung cấp một lượng lớn calo. Ở khu vực cao nguyên Tây Tạng, nơi chủ yếu sống dựa vào nên kinh tế du mục, do điều kiện môi trường hạn chế người dân ở đây chủ yếu là ăn thịt, khẩu phần ăn của họ lại thiếu rau do đó họ cần đến trà được vận chuyển từ Trà Mã cổ đạo để bổ sung lượng vitamin cần thiết cho cơ thể.

Nhu cầu về trà của người dân Tây Tạng ngày càng nhiều trong khi ngựa là một trong những tài nguyên giàu có của vùng cao nguyên. Do đó, tuyến đường trao đổi Trà - Ngựa ra đời đã trở thành một lối giao thương trọng yếu, lưu lại dấu ấn có giá trị cả về lịch sử và văn hóa của một vùng đất.

Đây cũng là khoảng thời gian cung đường vận chuyển trà hoạt động rất tấp nập và được ghi nhận khá rõ. Các thương lái Trung Quốc vận chuyển trà từ Vân Nam sang Tây Tạng. Ngược lại, họ sẽ nhận những chú ngựa của vùng đất này và đem về Trường An bán lại, phục vụ cho giao thương hoặc trong chiến tranh.

Sự gia tăng của hoạt động mua bán, trao đổi ngựa-trà đã thúc đẩy nền kinh tế địa phương và làm phong phú thêm nền văn hóa miền Tây Trung Quốc, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của con đường Trà Mã cổ đạo rất ngoạn mục.

Các dịch trạm thương nhân dừng lại để trao đổi hàng hóa sau này trở thành thị trấn hoặc thành phố. Lệ Giang ngày nay là một thị trấn cổ được bảo tồn tốt, được biết đến như một địa điểm quan trọng còn sót lại từ Trà Mã cổ đạo.

Giao thông ở phía tây nam đi lại rất khó khăn vì có nhiều núi cao và dựng đứng, chỉ có thể leo lên được bằng những con đường ngoằn ngoèo, hẹp và những con sông chảy siết. Giao thông bằng xe cộ có bánh hoặc đường thủy gần như là không thể. Trong hoàn cảnh đó, ngựa thồ là phương tiện di chuyển duy nhất. Đây cũng chính là điều làm cho Trà Mã cổ đạo trở nên đặc biệt, con đường này do tạo ra từ dấu chân con người và bước chân của ngựa.

Không chỉ có giá đắt hơn vàng, theo tác giả Laura C.Martin, những bánh trà của Trung Quốc còn được chấp nhận như tiền tệ ở Tây Tạng. Minh chứng cho việc đó là thi thoảng ngựa và kiếm còn được định giá theo số lượng bánh trà có thể đổi được. Những bánh trà thường được chạm nổi với các con chữ hoặc cảnh quan của Trung Quốc.

Việc buôn bán trà và ngựa giữa Tây Tạng và Trung Quốc kéo dài qua nhiều thế hệ, triều đại và đạt đến đỉnh cao dưới triều nhà Minh. Tới đời nhà Thanh, năm 1735, việc mua ngựa chiến ngừng lại nhưng một lượng lớn trà vẫn được đưa vào Tây Tạng để đổi lấy những mặt hàng khác như da, nhu yếu phẩm.

Uống Trà Thôi
Theo baophapluat
Chuyện của trà (Kỳ 5): “Quyền lực” của trà dưới triều nhà TốngNhững người vận chuyển chè ở Tứ Xuyên, 1908.
Chuyện của trà (Kỳ 5): “Quyền lực” của trà dưới triều nhà TốngHoàng đế Huy Tông là một trong những người góp phần lớn vào sự phổ biến của trà.
0 0 2,694 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Thưởng trà ngày mưa
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2898 08:54, 06/10/2023
1 0 4,084 0.0
Một ngày trời mưa, ngồi trong nhà nghe tiếng mưa rơi, đun nước với lửa nhỏ, lặng ngắm làn sương trắng bồng bềnh và nâng chén trà nhâm nhi.

Cái thú thưởng trà trong ngày mưa lất phất dường như đã trở thành phong tục, trở thành cái nếp “văn hóa” của người Việt. Sẽ tuyệt hơn cho những ngày mưa khi nâng tách ...
Điểm danh những loại trà ngon nhất trên thế giới
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2895 09:29, 03/10/2023
1 0 3,954 0.0
Có thể bạn là một người sành về trà và cách pha trà nhưng chưa chắc bạn đã biết hết những loại trà ngon nhất trên thế giới dưới đây. Trà ngon không chỉ nằm ở thổ nhưỡng mà còn ở kỹ thuật trồng – chăm sóc và đặc biệt nhất vẫn là cách chế biến trà.

Thật vậy, bởi tất cả những loại trà ngon nhất ...
“Hồn Việt” trong những chén trà
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2892 08:55, 29/09/2023
3 0 4,081 0.0
Không có bề dày lịch sử như Trung Quốc, cũng không cầu kỳ khuôn mẫu như Nhật Bản, nhưng văn hóa trà Việt lại rất thuần khiết, giản dị và đầy tinh tế. Tất cả những tạo nên "hồn Việt" trong mỗi chén trà.

Trà là thức uống có từ xa xưa, gắn liền với đời sống người Á Đông, đặc biệt là đối với những ...
10 nhân vật lịch sử ảnh hưởng lớn đến ngành trà
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2887 09:17, 26/09/2023
2 0 4,143 0.0
Trên thực tế, những thay đổi lớn trong lịch sử nhân loại thường nằm trong tay một số ít người. Điều này cũng đúng khi nhìn lại quá trình phát triển của Trà nghiệp.

Dù ngưỡng mộ hay khinh thường, cũng không thể phủ nhận rằng, chính nhờ sự xuất hiện của 10 nhân vật này mà ngành trà mới phát triển như hiện ...
Những tiêu chí để đánh giá trà ngon
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2880 08:54, 22/09/2023
3 0 5,753 9.0
Để có thể đánh giá một loại trà ngon hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả khẩu vị của người thưởng thức. Trong quyển sách “Phác họa Danh trà Việt Nam”, tác giả đã nêu lên 5 tiêu chí đánh giá trà ngon bao gồm: Hình – Sắc – Hương – Vị – Hóa.

Trên thế giới, có vô số loại trà ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!