/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Điểm danh những loại trà đắt nhất thế giới

3252 11:52, 08/04/2024
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Điểm danh những loại trà đắt nhất thế giới
Trà là một trong những loại đồ uống được ưa chuộng nhất trên khắp thế giới với giá trị dinh dưỡng và giá trị văn hóa tinh thần cao. Không chỉ mang lại giá trị văn hóa mà trà còn là một mặt hàng mang lại giá trị kinh tế đáng kinh ngạc.

Bắt nguồn từ Trung Quốc qua một khám phá tình cờ, trà đã vượt ra toàn cầu và trở thành loại đồ uống được hàng triệu người thưởng thức hàng ngày. Nếu bữa trà chiều gồm trà được dùng kèm với các món bánh tinh tế được coi là nét đẹp độc đáo của văn hóa trà Anh Quốc, thì tại Nhật Bản thưởng trà được nâng tầm lên thành một loại nghệ thuật duy mỹ – Trà đạo. Không chỉ mang giá trị văn hóa tinh thần, lá trà còn có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe. Các nghiên cứu cho thấy trong trà có nhiều loại vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa.

Trà có nhiều hương vị và chủng loại khác nhau, đối với những người sành trà, việc săn đuổi và thưởng thức những loại trà ngon, quý hiếm dường như đã trở thành một thú vui sang trọng. Điều này khiến một số loại trà trở thành một sản phẩm xa xỉ.

- Đại hồng bào

Trà Đại Hồng Bào được mệnh danh là vua của các loại trà. Đây là một loại trà ô long có xuất xứ từ vùng núi Vũ Di, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Trà Đại Hồng Bào nằm trong thập đại danh trà (10 loại trà danh tiếng) của quốc gia tỷ dân. Vì có chất lượng thượng hạng, xa xưa, loại trà này chỉ dùng để tiến vua.

Loại trà này quý và đắt vì khan hiếm. Theo các chuyên gia về trà, hiện chỉ còn 6 cây trà cổ thụ, có tuổi đời hơn 350 năm còn sống trên núi Vũ Di nên được gọi là cây trà mẹ. Chúng thường mọc trên vách đá núi cao dựng đứng quanh năm sương mù, mây phủ. Để hái được những búp chè này rất khó khăn.

Trà Đại Hồng Bào "được cả hương lẫn sắc". Trà khô có màu đỏ nâu. Khi pha, nước trà có màu vàng cam tươi. Mùi thơm được ví như hương hoa lan, có độ lưu hương cao và bền, hương vị ngọt ngào, vương vấn mãi trong miệng người thưởng trà.

Theo đánh giá của các chuyên gia, trà Đại Hồng Bào sau 9 lần pha vẫn không mất đi hương vị đầu tiên, còn các loại trà nổi tiếng khác nhạt vị chỉ sau 7 lần thay nước. Trà Đại Hồng Bào ở lần hãm thứ ba và thứ tư được coi là có hương vị ngon nhất.

Do rất hiếm nên giá thành của trà Đại Hồng Bào chưa bao giờ rẻ. Mỗi ký trà này có giá hàng chục tỷ đồng, đôi khi còn đắt hơn vàng. Ngày nay, Trà Đại Hồng Bào được mang bán đấu giá cho người sành chơi, nhưng mỗi lần cũng chỉ có 20g và không lần nào giá bán thấp hơn 20.000 USD.

Vào năm 2005, trong một cuộc bán đấu giá, 20g trà Đại Hồng Bào từ cây mẹ đã được bán với giá khoảng 30.000 USD (tương đương hơn 700 triệu đồng).

- Trà Dung panda (trà Gấu trúc)

Trà Gấu trúc là thương hiệu trà nổi tiếng đến từ Trung Quốc. Loại trà này có tên gọi đặc biệt này là bởi vì những cây trà được chăm bón từ phân gấu trúc, chủ yếu được trồng trên núi cao tại Tứ Xuyên. Trà Gấu trúc được cho là có nhiều công dụng và lợi ích chữa bệnh nên giá trị của nó càng tăng cao.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng gấu trúc chỉ hấp thụ 30% chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống của chúng. Điều này có nghĩa là, 70% lượng dinh dưỡng còn lại được giữ trong phân và nếu dùng chúng làm phân bón sẽ cực kỳ tốt cho cây trà. Theo Sencha Tea Bar, loại trà này được sản xuất bởi một chuyên gia về động vật hoang dã ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc và được mô tả là có hương vị hấp dẫn và hương thơm ngọt ngào. Loại trà này được bán với giá khoảng 70.000 USD/kg (1.7 tỷ đồng)

- Trà Phổ nhĩ

Cũng là một trong những dạng trà lâu đời nhất, Phổ Nhĩ là loại trà đen lên men được sản xuất theo cách truyền thống ở tỉnh Vân Nam. Loại trà nhẹ nhàng được biết đến với tác dụng làm dịu tiêu hóa, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và là thức uống phổ biến trong triều đại nhà Thanh (1636-1912). Để dễ dàng vận chuyển được đến phương Tây, lá trà được đóng thành bánh rồi đi trên đường cả tháng trời.

Liam Gui, Giám đốc kinh doanh bộ phận rượu whisky và trà Trung Quốc tại Poly Auction – nơi tổ chức cuộc đấu giá trà đầu tiên ở Bắc Kinh vào năm 2010 cho biết bánh trà Phổ Nhĩ những năm 1950, đã tăng giá hơn 10 lần trong khoảng thời gian này. Trong vòng một thập kỷ qua, người Trung Quốc đã nhen nhóm lại tình yêu của họ với trà, và những loại bánh trà Phổ Nhĩ cổ, mặt hàng mới vươn lên vị thế xa xỉ trong điều kiện môi trường cũng như thị trường đầu cơ đang ngày càng xấu đi.

- Trà búp vàng (Yellow Gold Tea Buds)

The Yellow Gold Tea Buds, một loại hoàng trà sang trọng và quý hiếm, do công ty trà TWG của Singapore sản xuất. Người ta thu hoạch loại trà này trên một ngọn núi, mỗi năm chỉ hái một ngày. Họ dùng cây kéo bằng vàng để cắt búp trà, sau đó đem phơi khô dưới nắng mặt trời rồi cho vào bình đậy kín để lá trà bị hâm nóng, giải phóng chất polyphenol. Cuối cùng lá trà có màu hơi vàng, mềm, hương hoa độc đáo.

Sở dĩ loại hoàng trà này đắt tiền vì ngoài chất lượng và sự quý hiếm, nó còn được “mạ” bằng lớp vảy vàng 24 carat, mục đích không chỉ mang lại vẻ sang trọng mà còn nhằm cung cấp các lợi ích dinh dưỡng, vì ở châu Á, vàng được cho là tốt cho sức khỏe. The Yellow Gold Tea Buds có giá khoảng 7.800 USD/kg, tương ứng 182,988 triệu đồng.

- Trà ô long Narcissus

Tỉnh Wuji tại Trung Quốc được biết đến như nơi sản xuất nhiều loại trà đắt đỏ, bao gồm trà ô long. Trà Ô long trồng trên núi Wuyi, Trung Quốc (Vintage Narcissus Wuyi Oolong Tea) được bán với giá 6.500 USD/kg. Đây là loại trà đặc sản của Trung Quốc, được trồng trên núi Wuyi của tính Phúc Kiến. Tên của loại trà này được đặt theo một truyền thuyết của Hy Lạp mang tên Narcissus.

Trà được sản xuất tại Wuyi, sau đó tới Singapore và từ đó được truyền đi cho đến khi được một nhà sưu tập trà quý hiếm mua và mang nó quay trở lại Hồng Kông.

- Trà Thiết Quan Âm

Trà Thiết Quan Âm là sự pha trộn giữa trà xanh và trà đen, có từ thế kỷ 19 ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Theo News By Tea, loại lá trà này có thể được tái sử dụng tới bảy lần trước khi chúng mất đi hương vị.

Trà Thiết Quan Âm được đặt tên theo vị Bồ tát đại diện cho lòng thương xót, cứu vớt và giác ngộ trong Phật giáo, loại trà này cũng nằm trong nhóm Thập đại danh trà Trung Hoa, (Tie Guan Yin). Đây là một dạng trà Ô long, có nghĩa màu trà pha trộn giữa xanh và đen. Một trong những điểm đặc biệt của loại trà này là nó có thể pha chế được 7 lần trước khi mất mùi vị. Giá bán của trà Tieguanyin là 3.000 USD/kg.

- Trà Gyokuro

Xuất xứ từ Nhật Bản, trà Gyokuro có vị ngọt đặc trưng nhờ vào quy trình trồng trọt và thu hoạch độc đáo. Cây trà này được trồng trong bóng râm giúp làm tăng các axit amin trong lá, khiến cho lá trà có vị ngọt và mùi thơm dễ chịu. Trà Gyokuro có hai hương vị khác nhau là Minami và Gyokuro thượng hạng. Những người sưu tập trà còn có thể biết đến loại trà này với cái tên là Trà Ngọc Sương (Jade Dew Tea). Trà Gyokuro chứa nhiều vitamin và khoáng chất cũng như một lượng caffeine và axit amin lành mạnh.

Trà Gyokuro cũng thuộc loại đắt tiền trên thế giới. Nó có tên Hán Việt là Ngọc Lộ hoặc Ngọc Sương. Đây là một trong những loại trà xanh cao cấp nhất của Nhật Bản, được trồng ở quận Uji. Kahei Yamamoto VI là người đầu tiên phát hiện ra trà Gyokuro vào năm 1835. Một kg trà Gyokuro có giá khoảng 650 USD (15,255 triệu đồng).

- Trà Hoàng đế Silver tips

Trà Hoàng đế Silver tips, loại trà ô long được thu hoạch tại điền trang trà Makaibari trên những ngọn đồi dốc ở vùng Darjeeling, Tây Bengal (Ấn Độ). Loại trà này có một hương vị phức hợp, đậm đà hương xoài và frangipani (hoa sứ).

Người ta thu hoạch loại trà này vào những đêm trăng tròn, ngay trước ngày hạ chí, khoảng từ nửa đêm đến 3 giờ sáng. Trong một cuộc đấu giá vào năm 2014, trà Hoàng đế Silver tips được bán với giá 1.850 USD/kg, trở thành loại trà đắt nhất ở Ấn Độ. Ngày nay, nếu mua loại trà này bạn phải trả số tiền khoảng 43,419 triệu đồng/kg.

Uống Trà Thôi
Theo tạp chí kinh tế
Điểm danh những loại trà đắt nhất thế giớiTrà Dung panda (trà Gấu trúc)
Điểm danh những loại trà đắt nhất thế giớiTrà ô long Narcissus
Điểm danh những loại trà đắt nhất thế giớiĐại hồng bào
Điểm danh những loại trà đắt nhất thế giớiTrà Phổ nhĩ
Điểm danh những loại trà đắt nhất thế giớiTrà Thiết Quan Âm
Điểm danh những loại trà đắt nhất thế giớiTrà Gyokuro
7 0 3,237 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Uống trà gì tốt cho tim mạch?
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2736 08:55, 04/07/2023
0 0 4,120 0.0
Trà xanh, trà đen và các loại trà thảo dược như trà dâm bụt, trà gừng và trà rooibos đều tốt cho sức khỏe tim mạch do có hàm lượng chất chống oxy hóa, polyphenol và flavonoid cao

Trà là một loại đồ uống phổ biến được tiêu thụ trên toàn thế giới vì hương vị độc đáo và nhiều lợi ích cho sức khỏe. Thức ...
Sự quan trọng của nguồn Nước trong Uống Trà
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2727 13:56, 28/06/2023
0 0 4,347 0.0
- Nhất thủy, nhì trà, tam bôi, tứ bình, ngũ quần anh

Phần chính của trà ngon, phải là nước… nước thường là nước mưa được hứng ở giữa trời. Cận trọng hơn nữa, nước đun trà có người còn đi lấy từ các nguồn suối thiên nhiên, hay từ một số mạch giếng mà không bị ô nhiễm, rồi được mang về, che đập ...
Bí ẩn về truyền thuyết lịch sử Trà Trung Hoa
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2717 09:28, 23/06/2023
0 0 4,223 0.0
Lịch sử về Trà Trung Hoa

Trung Quốc là quê hương, là chiếc nôi của cây trà, và người Trung Quốc cũng là một trong những dân tộc đầu tiên tiếp xúc và tìm ra cách chế biến lá trà. Trong lịch sử trà đạo Trung Quốc có rất nhiều cuốn sách liên quan đến trà, như: Trà Kinh, Trà Lục, Trà Phổ, Trà Sử,...

Các nghiên ...
SỰ KHÁC NHAU GIỮA TRÀ PHỔ NHĨ CHÍN CƯỠNG BỨC VÀ TRÀ SỐNG Ủ TỰ NHIÊN.
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2704 13:10, 19/06/2023
0 0 4,833 0.0
Trong bài viết này tôi sử dụng từ trà thô( trà lá rời) và trà bánh( trà ép bánh) thay cho từ Phổ Nhĩ.

Các cụ có câu : “Uống trà đã chín và lưu trữ trà sống”.

Trà thô và trà bánh chín có tính chất dịu nhẹ, bảo vệ dạ dày, làm ấm dạ dày, có tác dụng bồi bổ sức khỏe nên được nhiều người, đặc biệt ...
Lịch sử và những nét độc đáo trong văn hóa Trà tại Nga
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2692 08:56, 14/06/2023
0 0 4,638 0.0
- Lịch Sử Trà tại Nga

Trà đã được du nhập vào Nga năm 1638, khi Nga hoàng Mikhail Đệ Nhất còn tại vị. Theo Jeremiah Curtin, có thể vào năm 1636, Nga hoàng đã phái một sứ giả tên là Vassili Starkov đến Altyn Khan, Mông Cổ và được vua Mông Cổ tặng 250 pound trà. Ban đầu Starkov từ chối do không biết cách sử dụng loại ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!