/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

TRIỀU NHÀ CHU VÌ SAO TRỊ QUỐC ĐƯỢC 800 NĂM?

3259 11:56, 12/04/2024
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM

( từ)

TRIỀU NHÀ CHU VÌ SAO TRỊ QUỐC ĐƯỢC 800 NĂM?

TRIỀU NHÀ CHU VÌ SAO TRỊ QUỐC ĐƯỢC 800 NĂM?

Chúng ta học lịch sử, thì có thể lấy lịch sử làm 

minh chứng. Đời nhà Chu kéo dài liên tục trong 856 năm, nguyên nhân do đâu vậy? Là Hiếu và Đễ. Vào thời Chu, khái niệm về Hiếu Đễ đã có nền tảng khá vững chắc. Cha của Chu Vũ Vương là Chu Văn Vương, cha của Chu Văn Vương là Vương Quý, Chu Văn Vương vô cùng hiếu thảo với cha mình, thực sự là đã làm được “Sáng phải thăm, tối phải viếng”. Cứ vào buổi sáng, trưa và tối hàng ngày, ông đều phải ba lần đi thăm hỏi cha mình, xem cha có ngủ ngon giấc không? Ăn có ngon miệng không? Nếu khẩu vị của cha không được tốt, sau khi ông biết được, trong lòng rất lo lắng; phải đến khi sức khỏe của cha có khỏe lên một chút, ăn uống tương đối bình thường thì ông mới cảm thấy yên tâm. Bởi vì Chu Văn Vương đã làm được một tấm gương như thế, cho nên Chu Vũ Vương phụng dưỡng Chu Văn Vương cũng vô cùng hiếu thảo. Có một lần, Chu Văn Vương bị ốm, Chu Vũ Vương ở bên cạnh chăm sóc mười hai ngày, đến quần áo cũng không thay, mũ cũng không tháo ra. Từng giờ từng phút chăm sóc cha mình. Vì tấm lòng hiếu thảo này mà bệnh tình của Chu Văn Vương đã chuyển biến rất nhanh, và được gọi là “Chí thành ắt có cảm ứng”. Xin hỏi, chén thuốc mà Chu Văn Vương uống đó liệu có giống với thuốc mà người thông thường uống không? Không giống. Bởi vì, tác dụng của lòng hiếu thảo của Vũ Vương, kết tinh của nước đều có sự biến đổi, thuốc uống vào liền đặc biệt có hiệu quả. Cho nên, nhà Chu lấy “Hiếu” để trị thiên hạ, nhà Chu cũng lấy “Đễ” để trị thiên hạ. Cha của Chu Văn Vương là Vương Quý, Vương Quý có hai người anh, một người là Thái Bá, còn một người là Trọng Ung. Ba anh em họ đều được Thái Vương sinh ra, Thái Vương là ông nội của Chu Văn Vương.

Khi ông thấy Chu Văn Vương được sinh ra liền vui mừng khôn xiết, cảm nhận đứa cháu nội này có tướng của thánh nhân. Còn bác cả và bác hai của Văn Vương (chính là Thái Bá và Trọng Ung) thấy cha mình yêu thương cháu nội như vậy, hai người cùng hẹn nhau, lấy lý do cha bị bệnh mà lên núi hái thuốc. Khi lên núi như thế, rồi không trở về nữa và nhường thiên hạ lại cho em trai mình – Vương Quý, và sau đó thì nhường ngôi cho Chu Văn Vương. Còn việc làm này của Thái Bá và Trọng Ung là tận cùng của lòng hiếu thảo, vì hai người muốn cha yên tâm mà làm, không muốn cha vì hai anh em họ mà phải khó nghĩ rồi lại không nhường ngôi cho em trai – Vương Quý. Cho nên, sự nhường nhịn này đã hoàn thành tâm nguyện của cha, sự nhường nhịn này cũng để cha được trọn vẹn nghĩa tình, đến thiên hạ còn nhường được, thì còn có việc gì có thể làm anh em họ bất hòa đây? Cho nên, sự nhường nhịn thì được HIẾU, nhường nhịn thì được ĐỄ, rồi nhường còn được cả TRUNG, trung với tất cả người dân trong thiên hạ. Bởi vì nhường ngôi, nên có thể để Chu Văn Vương lãnh đạo nhân dân cả nước, cho nên là tận hiếu, tận đễ, mà lại tận trung. Ở trên làm, ở dưới noi theo, người dân của nhà Chu xem những bậc thánh hiền này làm tấm gương, cho nên đời nhà Chu mới kéo dài được hơn 800 năm. Thời nhà Chu, bởi vì ai ai cũng đều biết nhường nhịn, cho nên đã tạo nên vận khí vô cùng tốt đẹp của đất nước, vận khí nước nhà mà hưng, thì đời đời không suy.

Sau khi Chu Vũ Vương qua đời, Chu Thành Vương tuổi còn nhỏ, nên được Chu Công phò tá, trợ giúp Chu Thành Vương trị vì thiên hạ. Sau này, khi Thành Vương trưởng thành, có một số lời đồn đại ác ý đến triều đình, cho rằng Chu Công có lẽ có dã tâm. Chu Công không đợi Chu Thành Vương xử trí ra sao mà tự mình từ bỏ quyền thế, đến trị vì nước Lỗ của mình. Chu Công thực sự luôn nghĩ cho hoàng đế, nghĩ cho người cháu của mình, không muốn cháu phải khó xử. Sau này, khi Thành Vương ra ngoài, thấy trên không trung có hiện tượng lạ, trời trong xanh mà lại có sấm. Cổ nhân đều hiểu đạo lý của “Y báo tùy theo chính báo chuyển”, Thành Vương liền bắt đầu tự hỏi, liệu mình có làm điều gì trái với đạo trời không? Ông liền đến trước miếu tổ để sám hối, thì liền thấy tế khẩn cầu kéo dài tuổi thọ cho anh trưởng, Chu Thành Vương vừa đọc xong thì vô cùng cảm động, và cũng vô cùng ăn năn. Chú của mình đã phò tá mình như thế, lại còn làm văn khấn cho cha mình được kéo dài tuổi thọ. Cho nên, Chu Thành Vương mang theo bá quan văn võ đích thân đi mời Chu Công trở về, để Chu Công được hoàn thành nghĩa cử cao đẹp tạo hòa khí nước nhà, vì thế mà nhà Chu mới được hưng thịnh trong dài lâu.

2 0 3,794 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Cháy nhà lòi  mặt chuột
111 12:45, 30/05/2021
0 0 17,735 0.0
CHÁY NHÀ LÒI MẶT CHUỘT

Một con chuột bị mèo đuổi, vô tình chui vào trong tượng Phật trên chùa và làm tổ ở đó...

Từ ngày chui vào trong tượng Phật, cuộc sống của chuột ta vô cùng no đủ. Nó luôn được ăn thỏa thích những đồ lễ vật mà người dân mang đến cúng bái. Thêm nữa, người nào đến trước tượng ...
Biết tôn trọng người khác là một loại Mỹ Đức
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
104 06:13, 28/05/2021
0 0 14,777 0.0
Ngày nọ, một ông lão ăn mày quần áo rách tả tơi, đầu tóc bù xù, trên người bốc ra một mùi hôi khó chịu đứng trước một cửa tiệm bánh ngọt náo nhiệt. Những vị khách mua hàng đứng bên cạnh đều bịt mũi, nhíu mày, tỏ rõ thái độ ghét bỏ và khó chịu với ông ấy.

Nhân viên bán hàng quát to: “Đi ngay! Đi ...
Tu hành đạt được gì?
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
103 06:01, 28/05/2021
2 0 18,739 10.0
TU HÀNH CUỐI CÙNG ĐẠT ĐƯỢC ĐIỀU GÌ ?

Có người hỏi vị Tăng sĩ :
“ Ông lúc nào cũng tu tu hành hành vậy thông qua tu hành , cuối cùng đạt được cái gì?”

Vị tăng sĩ trả lời :
“Cái gì cũng không đạt được”

Người này lại hỏi :
“ Vậy ngài còn Tu Hành làm gì?”

Vị tăng sĩ mỉm cười nói :
“ Thế ...
KHẨU NGHIỆP
102 23:38, 27/05/2021
0 0 16,915 0.0
10 KIỂU KHẨU NGHIỆP TUYỆT ĐỐI PHẢI TRÁNH

1. Đa ngôn (nhiều lời)

Bệnh từ miệng mà vào, họa từ miệng mà ra, vì thế không nên nói quá nhiều, đa ngôn tất thất (nói nhiều ắt sẽ có sai sót).

Trong cuốn "Mặc Tử" có ghi chép rằng, học trò của Mặc Tử từng hỏi ông: "Nói nhiều có lợi không?"

Mặc Tử trà lời: ...
Thiền sư Thích Nhất Hạnh kể chuyện tình yêu
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
101 17:48, 27/05/2021
0 0 17,833 0.0
“Nhân danh tình thương, người ta làm khổ nhau. Chuyện đó vẫn thường xảy ra.”

Chúng ta thường nói mình yêu, thương ai đó, nhưng tình yêu xây dựng trên cảm xúc nhất thời sẽ không bền vững. Bài viết dưới đây, thiền sư Thích Nhất Hạnh sẽ cho chúng ta hiểu thêm về Từ Bi Hỉ Xả trong tình yêu.

Thiền sư Thích ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!