/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

TRIỀU NHÀ CHU VÌ SAO TRỊ QUỐC ĐƯỢC 800 NĂM?

3259 11:56, 12/04/2024
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM

( từ)

TRIỀU NHÀ CHU VÌ SAO TRỊ QUỐC ĐƯỢC 800 NĂM?

TRIỀU NHÀ CHU VÌ SAO TRỊ QUỐC ĐƯỢC 800 NĂM?

Chúng ta học lịch sử, thì có thể lấy lịch sử làm 

minh chứng. Đời nhà Chu kéo dài liên tục trong 856 năm, nguyên nhân do đâu vậy? Là Hiếu và Đễ. Vào thời Chu, khái niệm về Hiếu Đễ đã có nền tảng khá vững chắc. Cha của Chu Vũ Vương là Chu Văn Vương, cha của Chu Văn Vương là Vương Quý, Chu Văn Vương vô cùng hiếu thảo với cha mình, thực sự là đã làm được “Sáng phải thăm, tối phải viếng”. Cứ vào buổi sáng, trưa và tối hàng ngày, ông đều phải ba lần đi thăm hỏi cha mình, xem cha có ngủ ngon giấc không? Ăn có ngon miệng không? Nếu khẩu vị của cha không được tốt, sau khi ông biết được, trong lòng rất lo lắng; phải đến khi sức khỏe của cha có khỏe lên một chút, ăn uống tương đối bình thường thì ông mới cảm thấy yên tâm. Bởi vì Chu Văn Vương đã làm được một tấm gương như thế, cho nên Chu Vũ Vương phụng dưỡng Chu Văn Vương cũng vô cùng hiếu thảo. Có một lần, Chu Văn Vương bị ốm, Chu Vũ Vương ở bên cạnh chăm sóc mười hai ngày, đến quần áo cũng không thay, mũ cũng không tháo ra. Từng giờ từng phút chăm sóc cha mình. Vì tấm lòng hiếu thảo này mà bệnh tình của Chu Văn Vương đã chuyển biến rất nhanh, và được gọi là “Chí thành ắt có cảm ứng”. Xin hỏi, chén thuốc mà Chu Văn Vương uống đó liệu có giống với thuốc mà người thông thường uống không? Không giống. Bởi vì, tác dụng của lòng hiếu thảo của Vũ Vương, kết tinh của nước đều có sự biến đổi, thuốc uống vào liền đặc biệt có hiệu quả. Cho nên, nhà Chu lấy “Hiếu” để trị thiên hạ, nhà Chu cũng lấy “Đễ” để trị thiên hạ. Cha của Chu Văn Vương là Vương Quý, Vương Quý có hai người anh, một người là Thái Bá, còn một người là Trọng Ung. Ba anh em họ đều được Thái Vương sinh ra, Thái Vương là ông nội của Chu Văn Vương.

Khi ông thấy Chu Văn Vương được sinh ra liền vui mừng khôn xiết, cảm nhận đứa cháu nội này có tướng của thánh nhân. Còn bác cả và bác hai của Văn Vương (chính là Thái Bá và Trọng Ung) thấy cha mình yêu thương cháu nội như vậy, hai người cùng hẹn nhau, lấy lý do cha bị bệnh mà lên núi hái thuốc. Khi lên núi như thế, rồi không trở về nữa và nhường thiên hạ lại cho em trai mình – Vương Quý, và sau đó thì nhường ngôi cho Chu Văn Vương. Còn việc làm này của Thái Bá và Trọng Ung là tận cùng của lòng hiếu thảo, vì hai người muốn cha yên tâm mà làm, không muốn cha vì hai anh em họ mà phải khó nghĩ rồi lại không nhường ngôi cho em trai – Vương Quý. Cho nên, sự nhường nhịn này đã hoàn thành tâm nguyện của cha, sự nhường nhịn này cũng để cha được trọn vẹn nghĩa tình, đến thiên hạ còn nhường được, thì còn có việc gì có thể làm anh em họ bất hòa đây? Cho nên, sự nhường nhịn thì được HIẾU, nhường nhịn thì được ĐỄ, rồi nhường còn được cả TRUNG, trung với tất cả người dân trong thiên hạ. Bởi vì nhường ngôi, nên có thể để Chu Văn Vương lãnh đạo nhân dân cả nước, cho nên là tận hiếu, tận đễ, mà lại tận trung. Ở trên làm, ở dưới noi theo, người dân của nhà Chu xem những bậc thánh hiền này làm tấm gương, cho nên đời nhà Chu mới kéo dài được hơn 800 năm. Thời nhà Chu, bởi vì ai ai cũng đều biết nhường nhịn, cho nên đã tạo nên vận khí vô cùng tốt đẹp của đất nước, vận khí nước nhà mà hưng, thì đời đời không suy.

Sau khi Chu Vũ Vương qua đời, Chu Thành Vương tuổi còn nhỏ, nên được Chu Công phò tá, trợ giúp Chu Thành Vương trị vì thiên hạ. Sau này, khi Thành Vương trưởng thành, có một số lời đồn đại ác ý đến triều đình, cho rằng Chu Công có lẽ có dã tâm. Chu Công không đợi Chu Thành Vương xử trí ra sao mà tự mình từ bỏ quyền thế, đến trị vì nước Lỗ của mình. Chu Công thực sự luôn nghĩ cho hoàng đế, nghĩ cho người cháu của mình, không muốn cháu phải khó xử. Sau này, khi Thành Vương ra ngoài, thấy trên không trung có hiện tượng lạ, trời trong xanh mà lại có sấm. Cổ nhân đều hiểu đạo lý của “Y báo tùy theo chính báo chuyển”, Thành Vương liền bắt đầu tự hỏi, liệu mình có làm điều gì trái với đạo trời không? Ông liền đến trước miếu tổ để sám hối, thì liền thấy tế khẩn cầu kéo dài tuổi thọ cho anh trưởng, Chu Thành Vương vừa đọc xong thì vô cùng cảm động, và cũng vô cùng ăn năn. Chú của mình đã phò tá mình như thế, lại còn làm văn khấn cho cha mình được kéo dài tuổi thọ. Cho nên, Chu Thành Vương mang theo bá quan văn võ đích thân đi mời Chu Công trở về, để Chu Công được hoàn thành nghĩa cử cao đẹp tạo hòa khí nước nhà, vì thế mà nhà Chu mới được hưng thịnh trong dài lâu.

2 0 4,601 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

NHỮNG CÂU TRUYỆN CÓ THẬT TRONG LỊCH SỬ
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3059 07:30, 08/12/2023
1 0 5,463 10.0
Cô giáo trẻ mới về trường chỉ hỏi đúng 1 câu, đám học sinh hư hỏng chết lặng…Đây là một câu chuyện có thật trong lịch sử. Tại một trường trung học ở Mỹ, có một lớp học nọ với 26 em học sinh cá biệt. Những em học sinh trong lớp học này đều có tiểu sử không mấy hay ho: em từng tiêm chích ma túy, em ...
BA CHỮ KHIẾN NGƯỜI TA NẶNG GÁNH CẢ ĐỜI
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3035 07:30, 30/11/2023
0 0 6,018 6.0
Có ba rào cản khó vượt qua nhất trong đời người, đó là “danh”, “lợi” và “tình”.Nhân sinh như mộng, xem nhẹ 3 điều này khiến cuộc đời an nhiên. Hầu hết mọi người đều gặp rắc rối với danh tiếng, rắc rối với lợi ích và đau khổ với tình yêu. Chữ “danh” khiến người ta hư vinh cả đời, chữ ...
Cổ nhân dạy “Nước càng sâu càng tĩnh, người càng hiểu biết càng khiêm nhường”
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3026 08:00, 27/11/2023
2 1 5,638 9.0
Không coi trọng bản thân mình hơn người khác, đây cũng là một loại tu dưỡng, là một loại cảnh giới, phong độ. Người có được phong thái này ắt là có sự hiểu biết sâu rộng về kiếp nhân sinh, về giá trị của cuộc đời.Bá tước Lev Nikolayevich Tolstoy là một tiểu thuyết gia, triết học gia người Nga. Ông từng ...
Chuyện nuôi dạy con thành kỳ tài nghiêm khắc nhưng thâm sâu của “tứ đại hiền mẫu”
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3025 08:00, 26/11/2023
0 0 5,609 0.0
Mẹ là người có sức ảnh hưởng rất lớn tới cuộc đời của mỗi chúng ta. Không chỉ là vị thầy đầu tiên dạy dỗ con cái nên người, mẹ còn là người định hình nhân cách và hun đúc trí tuệ chúng ta.Ở Trung Quốc, chỉ có bốn bà mẹ từng được mệnh danh là “tứ đại hiền mẫu”. Bằng cách nuôi dạy khéo ...
VỨT ĐI THÌ TIẾC NÊN NGƯỜI NGƯ DÂN ĐEM CON CÁ Ế TẶNG CHO KHỔNG TỬ, PHẢN ỨNG CỦA ÔNG KHIẾN CÁC ĐỆ TỬ SỬNG SỐT
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3022 07:30, 25/11/2023
0 0 5,336 0.0
Khổng Tử đưa đệ tử chu du khắp các nước. Có một lần thầy trò Khổng Tử đi đến nước Sở, còn chưa kịp làm quen với phong tục của nơi đây, thì đã có một ngư dân mang đến cửa một con cá lớn, đòi dâng con cá cho Khổng Tử.Của ít nhưng lòng nhiều, chỗ ở chưa ổn định nhưng lại nhận được sự tiếp đãi ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!