/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Cổ nhân dạy “Nhân sinh như 3 chén trà”: Đắng tựa cuộc đời, ngọt tựa ái tình nhưng lại nhạt như gió thoảng

3262 08:56, 15/04/2024
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Cổ nhân dạy “Nhân sinh như 3 chén trà”: Đắng tựa cuộc đời, ngọt tựa ái tình nhưng lại nhạt như gió thoảng
Người xưa ví von nhân sinh giống như 3 đạo trà: Đạo thứ nhất đắng khổ tựa như cuộc đời, đạo thứ hai ngọt ngào tựa ái tính trong khi đạo thứ ba lại nhạt như gió thoảng. Những ai yêu trà, biết thưởng trà, họ sẽ không coi trà đơn thuần là một thức uống mà coi nó như biểu hiện của bách thái nhân sinh, với những người khác nhau sẽ có tâm thái khác nhau.

- Trà giống như bách thái nhân sinh

Người xưa nói:
“Pha trà, biết tâm tính
Uống trà, biết ý vị
Luận trà, biết tâm tư”.

Trà giống như thơ, có uyển chuyển hàm xúc và phóng khoáng ngang tàng; giống như thư pháp, đầy đặn như khuôn trăng; thanh mảnh cứng cáp như liễu cốt, có quy củ như Lệ Khải, mãnh liệt phóng khoáng như “Điên Trương Cuồng Tố”. Mỗi người khác nhau sẽ thích một vị trà khác nhau, người thích thanh đạm, người thích ngọt hậu, người lại thích đắng cay, nhẹ nhàng…

Những ai yêu trà, biết thưởng trà, họ sẽ không coi trà đơn thuần là một thức uống mà coi nó như biểu hiện của bách thái nhân sinh, với những người khác nhau sẽ có tâm thái khác nhau. Trà đối với con người có mối duyên phận vô hình mà sâu xa. Với mỗi loại trà, người yêu trà sẽ có những cách riêng để thưởng thức và bình phẩm. Yêu trà chính là sự yêu thích từ tận trong tâm.

Người xưa vốn trân quý ly trà ngon và chờ đợi người tri kỷ. Trong mắt những người yêu trà, mỗi một loại trà sẽ có một phẩm chất khác nhau. Một bình trà ấm áp tỏa hương bên cạnh sẽ khiến mọi người cảm thấy duyên phận cuộc đời càng thêm ý vị. Có người thích trà, có kẻ lại si mê; gặp được bình trà ngon tâm tình sẽ hân hoan vui sướng; bỏ lỡ ly trà ngon tâm tình như ngày mưa buồn gió thổi. Có người yêu trà, uống trà, cũng tự mình chung tình với trà, cả đời tìm kiếm và theo đuổi trà.

Uống trà là một loại thưởng thức khiến cả thể xác và tinh thần đều thư thái, hạnh phúc. Một người uống trà sẽ cảm nhận được không gian yên tĩnh nhưng thiếu một chút điều gì đó. Vài ba người cùng nhau uống trà sẽ mang đến cảnh sắc tươi vui, sinh động. Nhiều khi nâng chén trà thơm nhưng tâm tư lại nhớ đến người, khiến loại cảm giác này càng thêm khắc sâu trong tim.

Uống trà càng lâu, yêu trà càng sâu, khả năng lý giải càng thêm sâu sắc. Dù là trà được pha bằng phương thức nào, người yêu trà phẩm trà trong những tình huống khác nhau sẽ có những cảm thụ về trà cũng khác nhau. Trà ngon là lúc cùng tri kỷ nâng chén thưởng trà, nhâm nhi hàn huyên, chia sẻ cuộc sống. Càng thưởng thức trà tâm tình càng tốt đẹp, hương trà càng đậm thêm. Loại hơi thở ôn hòa đầy sức sống khiến con người ta cảm thấy sự hòa hợp, khoan khoái, khiến cho con người mê luyến, cho dù lẳng lặng không nói nhưng vẫn tạo nên cảnh đẹp ý vui. Nhiều khi, chỉ một lần gặp gỡ nếu là duyên, chính là suốt đời gần nhau.

- Nhân sinh giống như ba đạo trà

Một chén trà xanh có thể an ủi năm tháng và tìm chút an nhàn và ngâm thơ thưởng họa. Người xưa ví von nhân sinh giống như 3 đạo trà: Đạo thứ nhất đắng khổ tựa như cuộc đời, đạo thứ hai ngọt ngào tựa ái tính trong khi đạo thứ ba lại nhạt như gió thoảng.

Nhân sinh vốn biến hóa khôn lường, yên lặng nhấp một chén trà tâm sẽ nhập thiện cảnh, hiểu được rằng nếu nắm được thì buông bỏ được. Thời gian giống như gió thoảng qua, sóng gió trên đời dù mãnh liệt nhưng cuối cùng cũng sẽ trôi đi. Rượu có thể hâm nóng nhất thời, nhưng trà lại giúp con người ấm áp cả một đời. Nhân sinh chắc chắn sẽ gập ghềnh, nhất định đều trải qua mưa gió trắc nhở, điều quan trọng là phải giữ được tâm mình bình tĩnh.

Thưởng thức trà cũng giống như nếm trải ngũ vị nhân sinh, giống như nếm hương vị của sinh mệnh. Một nén hương, một ly trà là duyên trọn cuộc đời. Một ly trà ấm áp, dù tâm trạng khó giãi bày nhưng muộn phiền cũng sẽ trôi đi, trong yên lặng hoài niệm, lắng đọng lại trong hương trà.

Một chén trà uống đã nguội lạnh, bên ngoài cửa sổ mưa đêm rả rích, thấm ướt cả một mảnh tâm tư. Người ở đầu phương bắc, người lại ở cuối trời nam suy cho cùng vẫn cách nhau cả một vùng mây nước. Năm tháng trôi qua nhanh như nước cuốn mây trôi, đẹp đẽ và rạng ngời, điều này cũng giống như chúng ta, ánh mắt chan chứa mây nước và ngóng trông, an nhiên nhưng đong đầy. Ấm áp một chén trà xanh, ngồi đợi chờ người theo hương mà đến nơi này.

- Có một loại hạnh phúc mộc mạc như ly trà

Nếu như hiểu được tâm ý của người, sau đó thuận theo là trà ý nhân sinh. Đó là một loại đại khí, cũng là một loại mênh mông vô ngần. Trà thanh tịnh nhưng tâm bình thản. Sử dụng tâm bình thản để nuôi dưỡng nên tâm bình thản. Dụng tâm để pha trà cũng giống như dùng sự chân thành để đối xử với người. Khi đó, hương thơm cứ mãi quanh quẩn, dư hương dễ chịu khó có thể tản đi mất.

Làn hương thơm vốn thấm đẫm hoài niệm, nào biết được người đời từ buổi ban sơ, trà vị thấm ướt giống như dòng lệ, nhẹ nhàng len lỏi và ấm áp lan tràn ngập trong cõi lòng. Ai cũng từng có một thời hoa bướm rực rỡ, từng một thời khắc cốt ghi tâm… Thực tế trong cuộc sống có một loại hạnh phúc vô cùng giản dị giống như ly trà. Uống trà cũng là một cách để thể hiện tâm tình với cuộc sống. Tự mình pha một ly trà, từ từ cảm thụ hương vị tự nhiên toát ra từ lá trà, sau đó bỗng thấy lòng mình an nhiên đến lạ.

Uống Trà Thôi
Theo Reatimes.vn
5 0 1,748 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Trà và Thiền trong văn hóa Phật giáo
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1971 09:21, 13/07/2022
0 0 6,157 0.0
Hương vị của trà đã thấm sâu vào trong cuộc sống thường nhật, vị chát rồi ngọt của trà đã đi vào tâm thức của bao lớp người trong kiếp nhân sinh. Rồi trà như cam lộ nhuận thắm cửa thiền sâu lắng, gợi lên khúc đại từ sắc sắc không không.

Không biết từ khi nào mà trà trở thành một trong những thứ không ...
Một tách trà là niềm vui thanh đạm, giữa phồn hoa ta thấy được thuần chân
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1965 09:08, 11/07/2022
1 1 5,660 0.0
Thuở nhỏ tôi rất sợ uống trà, vừa nhìn thấy liền nhăn mặt, đến khi cổ họng khát khô mới chịu vớ lấy chiếc chén mà nhắm mắt nhắm mũi uống, ực một cái là xong hết! Sau này lớn lên mới biết, thì ra, hoa có hương sắc của hoa, nước có ý vị của nước, ấm có tâm tình của ấm, mà trà lại có đạo lý của ...
Khổng Tử chưa bao giờ được thưởng thức trà, lý do chưa ai cãi?
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1958 09:02, 08/07/2022
1 0 6,573 0.0
Nhiều tài liệu cho rằng, trà Trung Quốc lần đầu tiên được ghi chép trong triều đại nhà Chu, ban đầu người ta ca ngợi trà chỉ vì giá trị y học của nó. Ngay cả Khổng Tử (551 - 479 trước CN) cũng chưa từng thưởng thức trà.

Nhiều thời gian sau… Khổng Tử, trà mới thật sự trở thành thức uống ở Trung Quốc, rồi ...
Trà
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1953 09:00, 06/07/2022
0 0 8,371 0.0
Trà "cắm tăm" là cách pha trà đặc biệt. Chén trà đậm đặc đến nỗi nếu cắm que tăm vào vẫn có thể đứng thẳng trong chén.

Trà xanh gắn bó với đủ mọi tầng lớp nhân dân từ cao sang vương giả đến các tầng lớp bình dân lao động. Thưởng trà có nhiều cách, người thích vị trà nhẹ nhàng, có chút đắng nhẹ ...
Muốn đỡ khát uống nước, muốn tiêu sầu uống rượu, còn muốn tỉnh mộng mê thì uống trà
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1947 08:47, 03/07/2022
0 0 6,908 0.0
Trà là thức uống phổ biến và đã trở thành một trong ba thức uống không cồn chính (trà, cà phê, ca cao) được ưa chuộng trên toàn cầu. Cùng tìm hiểu chuyên khảo được cho là sớm nhất thế giới về trà để việc thưởng trà càng thêm thi vị.

Lục Vũ thời Đường năm 758 đã viết chuyên khảo sớm nhất thế giới ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!