/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Đệ nhất danh trà Thái Nguyên

3277 10:36, 26/04/2024
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Đệ nhất danh trà Thái Nguyên
Vùng đất được coi là “cái nôi” sản sinh ra những sản phẩm trà thơm ngon nức tiếng là Thái Nguyên, với thương hiệu trà đã vang danh ở cả trong và ngoài nước.
Địa hình của Thái Nguyên chủ yếu là đồi núi thấp, thấp dần từ bắc xuống nam, do đó, chè thường trồng ở độ cao khoảng 300 - 1000 mét so với nước biển, kết hợp cùng khí hậu ôn đới, nhiệt độ trung bình 18 - 23 độ C, độ ẩm khá cao và mưa phùn kéo dài, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cây chè. Với diện tích 22.300ha, Thái Nguyên là một trong những tỉnh đứng đầu cả nước về diện tích canh tác, số lượng, chất lượng sản phẩm từ cây chè.

Tựa vào dãy Tam Đảo, những đồi chè Thái Nguyên đón trọn vẹn nắng sớm bình minh và bức xạ mặt trời khi về chiều. Nền đất feralit và phù sa cổ với nguồn nước tưới từ sông Công, sông Cầu, hồ Núi Cốc cùng kinh nghiệm trồng, chế biến lâu đời của người dân đã tạo nên vị trà thanh đượm, vị chát nhẹ và ngọt hậu. Không phải vô cớ mà nói rằng, muốn thưởng trà đúng phải thưởng trà Thái Nguyên. Bởi, Thái Nguyên là vùng đất dường như sinh ra để nuôi dưỡng cây chè, cho ra những sản phẩm mang hương vị rất riêng. Nhiều người biết đến danh trà Tân Cương thơm ngon với câu nói "Đệ nhất danh trà. Thái Nguyên là vùng đất gắn với cây chè truyền thống. Sản phẩm chè được đem đi khắp các vùng miền và cả thị trường nước ngoài, được những người sành chè và nhiều thị trường khó tính yêu thích.

Lịch sử trà Thái Nguyên gắn liền với lịch sử phát triển của cây trà Việt Nam. Không ai nhớ rõ lịch sử trà Thái Nguyên như thế nào, nó có từ bao giờ, cũng chẳng ai nhớ từ khi nào chè Thái Nguyên đã phủ xanh từng mảnh đất trống trên địa bàn tỉnh, chỉ biết rằng các cây chè cao niên hiện nay vẫn nằm trên các vùng trà lâu đời và danh tiếng như: Tân Cương, Trại Cài, Minh Lập, La Bằng, Khe Cốc, Tức Tranh và trở thành hình ảnh đặc trưng và là nguồn sống của cái vùng nửa đồi nửa núi này.

Theo nhiều người kể lại, Cụ Nghè Sổ – Tiến sĩ Nguyễn Đình Tuân, người làng Trâu Lỗ, nay thuộc xã Mai Đình, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang, sinh năm Đinh Mão 1867, đỗ đầu tiến sĩ khoa năm Tân Sửu 1901, đời vua Thành Thái. Sau khi được bổ nhiệm làm Tuần phủ xứ Thái Nguyên, cụ cho lập một đơn vị hành chính mới là Tân Cương; chiêu hiền đãi sĩ, chiêu mộ dân dưới xuôi cùng dân bản địa lập nên làng Tân Cương với nghề trồng chè. Cụ được tôn vinh làm Thành hoàng làng sống.

Một trong những cư dân đầu tiên của làng Tân Cương là ông Đội Năm – tên thật là Vũ Văn Hiệt – sinh năm 1883 tại xã Bạch Xam, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Ông là người đem cây chè miền trung du Phú Thọ về trồng và phát triển làng nghề. Ngày đó, xưởng trà của ông Đội Năm đã khá quy mô, có đến 40 – 50 người làm công thu hái và sao chế chè. Lấy xóm Guộc làm trung tâm, ông biến đất rừng ở đây và dọc hai bờ sông Công thành bãi chè. Về sau mở cả sang đối diện xóm Guộc bên hữu ngạn sông Công.

Trước những năm 1882 người Việt Nam trồng trà dưới hai hình thức: trồng trà vườn hộ gia đình và trồng trà rừng. Từ năm 1882 tới năm 1945 bắt đầu xuất hiện những đồn trà lớn tư bản Pháp với những công nghệ và thiết bị hiện đại, lúc này người dân Thái Nguyên bắt đầu sản xuất trà tại hộ gia đình và doanh điền.

Như được kết duyên gặp người, gặp đất, cây chè ở đây phát triển tốt. Trong lần tham gia đấu xảo đầu tiên tại Hội chợ Thương mại Hà Nội năm 1935, trà Tân Cương lấy tên “Cánh Hạc” đã đoạt giải Nhất. Hương trà thơm cứ vậy bay xa hơn làm đắm say người mê trà cả nước.

Hiện nay, Thái Nguyên là địa phương có sản lượng, diện tích chè dẫn đầu cả nước. Tính đến năm 2023, toàn tỉnh có khoảng 22,3 nghìn ha, trong đó diện tích chè cho sản lượng đạt 20,9 nghìn ha; sản lượng chè búp tươi đạt trên 260.000 tấn. Giá bán chè móc câu có giá trung bình từ 200.000 đồng/kg - 400.000 đồng/kg, chè tôm nõn giá 600.000 - 750.000 đồng/kg. Một số vùng chè đặc sản đã sản xuất các sản phẩm chè cao cấp... có giá trị cao từ 1,5 triệu đồng đến trên 5 triệu đồng/kg.

Tính theo giá hiện hành, giá trị sản phẩm chè búp tươi đạt 7.800 tỉ đồng/năm; giá trị sản phẩm trà sau chế biến đạt 10.400 tỉ đồng/năm. Khẳng định cây chè có vị thế trong phát triển sản xuất nông nghiệp, làm giàu cho trên 91.000 hộ dân.

“Đệ nhất danh trà” có màu sắc riêng của mình, không thể trộn lẫn với bất kỳ vùng nào khác: Có đồi chè xanh trùng điệp, mặt nước sông, suối tuôn bập bềnh sương khói… Mỗi sớm mai, màu nắng vàng lan nhè nhẹ vươn lên những nương chè mơn mởn óng ánh, tạo cho ta cảm giác đi giữa miền lá vàng, búp ngọc.

Những nương chè bao la, rực rỡ sắc xuân ánh lên những ánh nắng ngọc quý, không chỉ một mùa mà cả bốn mùa đều tuyệt sắc. Đó chính là khát vọng làm giàu trên mảnh đất truyền thống hàng trăm năm đang ngày càng phát triển của nền nông nghiệp xanh.

Trải qua nhiều năm hình thành và phát triển thì cây chè hiện nay đã xuất hiện ở hầu hết các nơi tại tỉnh Thái Nguyên với những vùng trà nổi tiếng như Tân Cương, La Bằng, Đại Từ, Đồng Hỷ,…Không chỉ đa dạng về tập quán canh tác và sản xuất mà những giống chè tại mỗi nơi cũng có sự khác biệt. Những giống chè đặc biệt tại tỉnh đang trồng có thể kể đến như: Giống chè ta: Là giống chè được trồng hạt của bản địa, loại này có tuổi thọ kéo dài từ 15-20 năm; Giống chè Kim Tuyên: Đây là một giống chè có nguồn gốc từ Đài Loan được lai từ một loại giống chè olong và một giống chè của Ấn Độ. Loại này đã nhu nhập vào Việt Nam và xuất hiện ở một vài nơi như Thái Nguyên, Lâm Đồng, Phú Thọ; Giống chè Cành Lai: Loại này thì được lai từ giống chè Đại Bạch của Trung Quốc cho năng suất cao hơn mà vẫn giữ được hương vị thơm ngon của nó; Giống chè Bát Tiên: Là một giống chè của Đài Loan được nhập về Việt Nam và trồng thử tại Việt Nam nhiều năm trước và giờ nó đã được trồng phổ biến; Giống chè Phúc Vân Tiên: Một loại giống chè của Trung Quốc nhập về Việt Nam những năm 2000, loại này được lai từ giống Phúc Đỉnh Đại Bạch và giống chè Vân Nam.

Chè là 1 trong 6 sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh Thái Nguyên, có giá trị kinh tế cao và đã có mặt tại một số nước, vùng lãnh thổ trên thế giới, chủ yếu là các nước Trung Đông, một số nước châu Á, Bắc Mỹ và Đông Âu.

Chè Thái Nguyên được chế biến bằng 2 phương pháp: Thủ công, bán thủ công và công nghiệp. Sản lượng chè chế biến đạt khoảng 52.000 tấn. Với chính sách đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống chè kết hợp ứng dụng tiến bộ KHCN trong sản xuất chè nguyên liệu gắn với chuyển đổi số, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đến nay tỉnh Thái Nguyên có diện tích chè giống mới chiếm 82,7%. Diện tích áp dụng tiêu chuẩn VieGAP được chứng nhận đạt 4.357ha, chứng nhận tiêu chuẩn UTZ Certified và hữu cơ đạt 76ha; xây dựng và thiết lập được 31 mã số vùng trồng theo TCCS 774:2020/BVTV và được định vị trên hệ thống toàn cầu GPS. Qua đó, sản lượng chè búp tươi an toàn, hữu cơ được chứng nhận đạt tiêu chuẩn chiếm 16% tổng sản lượng chè của tỉnh, cho giá trị sản xuất cao hơn so với sản xuất thông thường từ 15-25%.

Ở Thái Nguyên ngày nay có bốn vùng trồng chè nổi tiếng là: Tân Cương (TP. Thái Nguyên), La Bằng (Đại Từ), Trại Cài (Đồng Hỷ) và Khe Cốc (Phú Lương) được mệnh danh là “Tứ đại danh trà” đất Thái Nguyên. Đây chính là các vùng nguyên liệu để sản xuất ra những sản phẩm chè đặc sản nổi tiếng và đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Thường mỗi gia đình ở đây đều có vườn chè và lò sấy riêng. Chủ hộ đóng rất nhiều vai: Người nông dân cần cù khi trồng và chăm sóc cây chè, người công nhân giỏi khi chế biến và một thương nhân khi bán hàng. Mỗi một vùng, mỗi một nhà đều có hương vị trà khác nhau với các bí quyết riêng.

Uống Trà Thôi
Theo Tạp Chí Kinh Tế
Đệ nhất danh trà Thái Nguyên
3 0 2,792 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Con người biết uống trà từ khi nào?
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3190 09:09, 20/02/2024
0 0 3,139 0.0
Cho đến nay, trên thế giới vẫn chưa có kết luận nào khẳng định chính xác con người biết uống trà từ khi nào.

Cuối thế kỷ XIX, một số sách cho rằng, những nước chính sản xuất trà trên thế giới là Trung Quốc, Ấn Độ, Tích Lan (CEY-LAN), “Nam Kỳ” và Indonesia. Cuối thế kỷ XIX, các thương cảng của Việt ...
9 thuật ngữ trên bàn trà, không hiểu thì thiệt
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3188 13:24, 17/02/2024
1 0 3,231 0.0
“Trà” là một trong những nét đặc trưng của văn hóa, đồng thời nó cũng mang nhiều nội hàm phong phú. Người xưa thích đãi khách bằng trà, một tách trà tưởng chừng như đơn giản lại bao hàm rất nhiều tri thức: Châm trà, phẩm trà, thiêm trà đều được chú trọng. (Rót trà, ngửi trà và nếm trà)

Bạn phải biết ...
LỤC VŨ PHA TRÀ
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3185 22:58, 15/02/2024
1 0 3,178 10.0
Hoàng đế Đại Tông của nhà Đường là người đam mê và thường xuyên thưởng trà, trong cung có những người pha trà rất giỏi. Nghe đồn nhà sư Tích Công ở Cánh Lăng là người có “nội công rất thâm hậu” về môn thưởng trà, nhưng chỉ uống trà do đệ tử là Lục Vũ pha, tuyệt không uống trà do người khác pha, ...
Cổ nhân dạy “Trà tam tửu tứ”: Ẩn chứa nhiều ý vị sâu xa
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3181 22:58, 12/02/2024
0 0 3,572 0.0
Trà vốn là thức uống dùng để thưởng thức nên phải chia thành 3 ngụm, một hớp, hai hớp và ba hớp. Khi ba chén lần lượt được cất lên, một mặt sẽ phản ánh được sự dung hòa của văn hóa trà, mặt khác cũng phản ánh tinh thần khiêm tốn và kính trọng người cao tuổi, các bậc hiền đức từ lâu đời.

Từ trước ...
Lược Sử Của Trà (P6): Trà Thời Nhà Nguyên
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3178 23:22, 08/02/2024
0 0 3,169 0.0
Vào thời nhà Nguyên, văn hóa trà không phát triển quá nổi bật nhưng lại có ý nghĩa kết nối giữa hai thời đại phát triển quan trọng của trà, đó là thời Tống của quá khứ và thời Minh trong tương lai. Vào cuối thời nhà Nguyên, đã có sự xuất hiện của trà lá rời, cũng như sự hoàn thiện của phương pháp sản ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!