Vào thời Xuân Thu có một câu chuyện:
Vợ của Tăng Sâm một lần đi chợ mua thức ăn, con của cô khóc lóc đòi đi theo. Vợ ông liền nói với con: “Con đừng khóc, con không được đi với mẹ, khi về mẽ sẽ giết lợn cho con ăn nhé”.
Con trai cô liền nín khóc, và cũng không đòi theo nữa. Khi vợ của ông từ chợ trở về, đã thấy Tăng Sâm đang mài dao.
Vợ ông lo lắng, liền chạy lại nói: “Em chỉ nói đùa với con để dỗ dành nó thôi, anh lại làm thật sao?”,
Tăng Sâm nói với vợ: “Nếu em nói dối còn một lần, thì có thể những lời mà em nói cả đời, con sẽ không tin đâu, cho nên vẫn phải làm theo lời hứa của em thôi”.
Cho nên, người làm cha mẹ, “Việc không tốt, chớ dễ nhận. Nếu dễ nhận, tiến lui sai”. Con người ta thường vào lúc vui thì hay hứa một cách bâng quơ, điều này thật không thích hợp. Có rất nhiều người lớn khi đang chơi mạc chược, con cái đòi thứ gì, người lớn đều đồng ý, sau này con trẻ biết được, khi người lớn chơi mạc chược là lúc dễ xin cỏ nhất. Những điều này đều phải chú ý, nếu không, những điều chúng học được không phải là sự trung thực, mà là quan sát lời nói sắc mặt. Liệu có ai quan sát thấy ánh mắt của trẻ em hiện đại đặc biệt đáng lo không? Như thế không tốt, nếu không trung thực, cuộc sống của con trẻ trong tương lai sẽ xảy ra rất nhiều vấn đề.