/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Hòa - Kính - Thanh - Tịnh trong văn hóa Trà Việt

329 08:54, 14/06/2021
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Hòa - Kính - Thanh - Tịnh trong văn hóa Trà Việt
Qua bao thời gian, trà âm thầm có mặt trong đời sống người Việt ta, cầu kỳ có, giản dị thanh tao cũng có. Và cho dù được thưởng thức dưới hình thức nào - cầu kỳ hay giản dị thì việc uống trà vẫn là một thú vui trong cuộc sống của nhiều người.

Người làm nông uống trà, người buôn bán uống trà, người làm công sở uống trà, mà doanh nhân cũng uống trà. Có người chỉ muốn một mình thưởng trà - độc ẩm. Có người chỉ uống khi có bạn tâm giao - đối ẩm. Nhưng, cũng có người chỉ uống trà với đông bè bạn - quần ẩm.

Uống trà - nghe chim hót, uống trà - đánh cờ, hoặc uống trà - bàn luận chuyện cuộc đời… chung quy cũng để tìm cho mình chút sảng khoái tinh thần, đôi phút tĩnh tâm, lòng lắng lại, bỏ bớt những gánh nặng trên vai, hay tìm cho mình một hướng đi phù hợp trong đời.

Trở về cái “nét trà Việt”, kể cả bây giờ, khi mà các loại thức uống đóng chai luôn có mặt - sẵn sàng phục vụ cho bàn tiệc ngày Tết hay giỗ chạp, mời khách đến chơi nhà … thì dường như trà là một trong những thứ không thể thiếu ở mỗi gia đình. “Miếng trầu là đầu câu chuyện”, mà “ngụm trà” dường như cũng là sự bắt đầu cho mỗi câu chuyện đời, chuyện nghề và cả những câu chuyện người.

Không chỉ có mặt trong đời sống người Việt như một thức uống giải khát, trà còn có mặt trong mâm sính lễ cưới hỏi từ xưa đến nay. Không phải lễ lạt, hội hè, thì kiểu uống trà nào - dù bình dân hay quý tộc cũng đều thể hiện sự trân trọng đón khách. Không cầu kỳ, nhưng mời trà thể hiện được sự yêu mến khách của người Việt ta:

"Mấy khi khách đến chơi nhà,

Đốt than khỏa nước, pha trà người xơi

Trà này quý lắm ai ơi,

Mỗi người một chén cho tôi vui lòng".

Và uống trà, tưởng chừng như đơn giản nhưng cũng cần phải học, để đáp lại lòng mến khách của chủ nhà. Cứ từng ngụm nhỏ, vừa nhẹ nhàng, lịch sự lại vừa giúp người thưởng thức được hết cái hay, cái tinh túy của trà. Tinh tế đến mức, trà mùa hè thì uống chén nhỏ, miệng chén rộng để uống thật nhiều cho đã khát. Hay chén trà lòng sâu với miệng chén chúm chím, cầm trên tay hít hà, uống từng ngụm nhỏ cho ấm áp vào mùa lạnh…

Nhà ở nông thôn, nếu có sẵn chè xanh thì rất tiện dùng. Một chén nước trà vị hơi chát nhưng ngọt hậu, hương thơm nhè nhẹ, phảng phất, mà rất đơn giản trong pha chế, không hề cầu kỳ gì. Có lẽ vì cái sự giản dị ấy mà hình ảnh ấm chè xanh trên bếp lửa rực hồng, cứ thong thả hiện hữu trong cuộc sống thường nhật... đến khi đi xa mà lòng vẫn nhớ… Khói bếp bay cao, bao nhiêu năm rồi, ấy vậy mà vẫn còn đủ sức làm cay mắt bao kẻ xa quê!

Và bạn biết không, nét đẹp của việc uống trà còn nằm ở chỗ phảng phất đâu đó trong triết lý ứng xử nhân sinh: Hòa, Kính, Thanh, Tịnh:

Hòa: Uống trà - con người hòa hợp với thiên nhiên, hòa nhã với mọi người.

Kính: Uống trà - con người tỏ lòng kính trọng trước sự tồn tại của một sự vật, hiện tượng tự nhiên. Kính người lớn tuổi, trọng kẻ anh tài.

Thanh: Uống trà - con người cảm nhận giá trị thanh khiết của tinh thần. Sự thanh cao của nhân cách, phẩm giá con người.

Tịnh: Uống trà - con người tìm được sự bình yên trong tâm hồn. Sự tĩnh lặng và an nhiên trước bao sóng gió cuộc đời.

Chỉ bấy nhiêu thôi - nhưng chắc cũng sẽ là quá đủ để giải thích cho hành trình của trà qua bao đời, bao thế hệ... Chỉ một ấm trà thôi, nhưng là cả nhân sinh là vậy.

Theo sanvattaynguyen.com
0 0 8,811 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

LỤC VŨ PHA TRÀ
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3185 22:58, 15/02/2024
1 0 2,548 10.0
Hoàng đế Đại Tông của nhà Đường là người đam mê và thường xuyên thưởng trà, trong cung có những người pha trà rất giỏi. Nghe đồn nhà sư Tích Công ở Cánh Lăng là người có “nội công rất thâm hậu” về môn thưởng trà, nhưng chỉ uống trà do đệ tử là Lục Vũ pha, tuyệt không uống trà do người khác pha, ...
Cổ nhân dạy “Trà tam tửu tứ”: Ẩn chứa nhiều ý vị sâu xa
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3181 22:58, 12/02/2024
0 0 2,886 0.0
Trà vốn là thức uống dùng để thưởng thức nên phải chia thành 3 ngụm, một hớp, hai hớp và ba hớp. Khi ba chén lần lượt được cất lên, một mặt sẽ phản ánh được sự dung hòa của văn hóa trà, mặt khác cũng phản ánh tinh thần khiêm tốn và kính trọng người cao tuổi, các bậc hiền đức từ lâu đời.

Từ trước ...
Lược Sử Của Trà (P6): Trà Thời Nhà Nguyên
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3178 23:22, 08/02/2024
0 0 2,489 0.0
Vào thời nhà Nguyên, văn hóa trà không phát triển quá nổi bật nhưng lại có ý nghĩa kết nối giữa hai thời đại phát triển quan trọng của trà, đó là thời Tống của quá khứ và thời Minh trong tương lai. Vào cuối thời nhà Nguyên, đã có sự xuất hiện của trà lá rời, cũng như sự hoàn thiện của phương pháp sản ...
Nguồn gốc cách đặt tên các loại trà
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3174 08:46, 06/02/2024
0 0 2,740 0.0
Theo những thống kê ban đầu thì cả thế giới có khoảng 3.000 giống và chi trà khác nhau. Thế nên tên của trà cũng muôn màu muôn vẻ. Có một số loại danh trà thì có cả một truyền thuyết hay câu chuyện lịch sử đằng sau cái tên, có loại thì cái tên đơn giản chỉ là mô tả ngoại hình hay nơi cây trà lớn lên. Tên ...
Lược Sử Của Trà (P5): Trà Thời Nhà Tống – Điểm Trà Pháp
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3167 21:13, 02/02/2024
0 0 3,067 0.0
Dưới thời nhà Tống, Thiền tông trở thành tông phái Phật giáo lớn nhất và có mối quan hệ sâu rộng với chính quyền. Đạo giáo cũng trở thành tôn giáo có sức ảnh hưởng lớn, đặc biệt đối với tầng lớp tu sĩ muốn tu tiên để cầu trường sinh. Cả hai tôn giáo này đều coi trọng trà, vì thế vai trò và tầm quan ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!