/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Hòa - Kính - Thanh - Tịnh trong văn hóa Trà Việt

329 08:54, 14/06/2021
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Hòa - Kính - Thanh - Tịnh trong văn hóa Trà Việt
Qua bao thời gian, trà âm thầm có mặt trong đời sống người Việt ta, cầu kỳ có, giản dị thanh tao cũng có. Và cho dù được thưởng thức dưới hình thức nào - cầu kỳ hay giản dị thì việc uống trà vẫn là một thú vui trong cuộc sống của nhiều người.

Người làm nông uống trà, người buôn bán uống trà, người làm công sở uống trà, mà doanh nhân cũng uống trà. Có người chỉ muốn một mình thưởng trà - độc ẩm. Có người chỉ uống khi có bạn tâm giao - đối ẩm. Nhưng, cũng có người chỉ uống trà với đông bè bạn - quần ẩm.

Uống trà - nghe chim hót, uống trà - đánh cờ, hoặc uống trà - bàn luận chuyện cuộc đời… chung quy cũng để tìm cho mình chút sảng khoái tinh thần, đôi phút tĩnh tâm, lòng lắng lại, bỏ bớt những gánh nặng trên vai, hay tìm cho mình một hướng đi phù hợp trong đời.

Trở về cái “nét trà Việt”, kể cả bây giờ, khi mà các loại thức uống đóng chai luôn có mặt - sẵn sàng phục vụ cho bàn tiệc ngày Tết hay giỗ chạp, mời khách đến chơi nhà … thì dường như trà là một trong những thứ không thể thiếu ở mỗi gia đình. “Miếng trầu là đầu câu chuyện”, mà “ngụm trà” dường như cũng là sự bắt đầu cho mỗi câu chuyện đời, chuyện nghề và cả những câu chuyện người.

Không chỉ có mặt trong đời sống người Việt như một thức uống giải khát, trà còn có mặt trong mâm sính lễ cưới hỏi từ xưa đến nay. Không phải lễ lạt, hội hè, thì kiểu uống trà nào - dù bình dân hay quý tộc cũng đều thể hiện sự trân trọng đón khách. Không cầu kỳ, nhưng mời trà thể hiện được sự yêu mến khách của người Việt ta:

"Mấy khi khách đến chơi nhà,

Đốt than khỏa nước, pha trà người xơi

Trà này quý lắm ai ơi,

Mỗi người một chén cho tôi vui lòng".

Và uống trà, tưởng chừng như đơn giản nhưng cũng cần phải học, để đáp lại lòng mến khách của chủ nhà. Cứ từng ngụm nhỏ, vừa nhẹ nhàng, lịch sự lại vừa giúp người thưởng thức được hết cái hay, cái tinh túy của trà. Tinh tế đến mức, trà mùa hè thì uống chén nhỏ, miệng chén rộng để uống thật nhiều cho đã khát. Hay chén trà lòng sâu với miệng chén chúm chím, cầm trên tay hít hà, uống từng ngụm nhỏ cho ấm áp vào mùa lạnh…

Nhà ở nông thôn, nếu có sẵn chè xanh thì rất tiện dùng. Một chén nước trà vị hơi chát nhưng ngọt hậu, hương thơm nhè nhẹ, phảng phất, mà rất đơn giản trong pha chế, không hề cầu kỳ gì. Có lẽ vì cái sự giản dị ấy mà hình ảnh ấm chè xanh trên bếp lửa rực hồng, cứ thong thả hiện hữu trong cuộc sống thường nhật... đến khi đi xa mà lòng vẫn nhớ… Khói bếp bay cao, bao nhiêu năm rồi, ấy vậy mà vẫn còn đủ sức làm cay mắt bao kẻ xa quê!

Và bạn biết không, nét đẹp của việc uống trà còn nằm ở chỗ phảng phất đâu đó trong triết lý ứng xử nhân sinh: Hòa, Kính, Thanh, Tịnh:

Hòa: Uống trà - con người hòa hợp với thiên nhiên, hòa nhã với mọi người.

Kính: Uống trà - con người tỏ lòng kính trọng trước sự tồn tại của một sự vật, hiện tượng tự nhiên. Kính người lớn tuổi, trọng kẻ anh tài.

Thanh: Uống trà - con người cảm nhận giá trị thanh khiết của tinh thần. Sự thanh cao của nhân cách, phẩm giá con người.

Tịnh: Uống trà - con người tìm được sự bình yên trong tâm hồn. Sự tĩnh lặng và an nhiên trước bao sóng gió cuộc đời.

Chỉ bấy nhiêu thôi - nhưng chắc cũng sẽ là quá đủ để giải thích cho hành trình của trà qua bao đời, bao thế hệ... Chỉ một ấm trà thôi, nhưng là cả nhân sinh là vậy.

Theo sanvattaynguyen.com
0 0 9,075 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Nghệ thuật uống trà đạo
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1916 08:43, 21/06/2022
1 0 9,975 0.0
Đối với người Trung Quốc, việc uống trà đã trở thành tập quán hơn 1.000 năm qua. Trà là một phần không thể thiếu trong cuộc sống, là một trong bảy nhu cầu thiết yếu hàng ngày, gồm: “nhiên liệu, dầu, gạo, muối, nước tương, giấm và trà”.

Cây trà có nguồn gốc ở Trung Quốc từ thời cổ đại, ban đầu được ...
Sự khác biệt giữa trà ô long và trà đen
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1911 08:27, 18/06/2022
0 0 8,047 0.0
Trà ô long và trà đen đều được làm từ lá của cây Camellia sinensis. Tuy nhiên, do phương pháp sản xuất khác nhau, cũng như là hai loại chè khác nhau nên có sự khác biệt về hương thơm, vị ngon.

Sự khác biệt cơ bản giữa trà ô long và trà đen

Trà ô long và trà đen khác nhau về nguyên liệu và phương pháp sản xuất. ...
Chén trà là đầu câu chuyện
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1904 09:03, 15/06/2022
0 0 9,611 0.0
“Chè ngon nước chát xin mời Nước non non nước nghĩa người chớ quên” Người ta nói rằng “chén trà là đầu câu chuyện”, bởi khi ngồi bên nhau với tách trà thơm ngon, người ta có thể sống chậm lại, cùng tâm sự với nhau những suy ngẫm về cuộc sống.

Ngày nay, câu nói cửa miệng của mọi người khi đón khách ...
Khai ấm tử sa đúng cách để gợi hương cho trà
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1892 09:02, 11/06/2022
0 0 8,568 0.0
Ấm tử sa nổi tiếng là loại ấm pha trà ngon bậc nhất. Pha trà bằng ấm tử sa thì hương vị của trà được hấp thụ một cách trọn vẹn. Để thưởng thức được hương vị tuyệt vời đó, việc đầu tiên và rất quan trọng đó là phải biết khai ấm tử sa đúng cách.

Khai ấm tử sa

Khai ấm tử sa được xem là công ...
Truyền thuyết về xuất xứ của cây Trà
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1886 08:32, 08/06/2022
1 0 8,186 0.0
Trung Quốc là quê hương, là chiếc nôi của cây trà, và người Trung Quốc cũng là một trong những dân tộc đầu tiên tiếp xúc và tìm ra cách chế biến lá trà. Trong lịch sử trà đạo Trung Quốc có rất nhiều cuốn sách liên quan đến trà, như: Trà Kinh, Trà Lục, Trà Phổ, Trà Sử,...

Truyền thuyết về Thần Nông nếm thử ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!