/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

ƠN NGHĨA THẦY TRÒ

3290 09:43, 07/05/2024
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM

( từ)

ƠN NGHĨA THẦY TRÒ

Thời nhà Minh có một vị trung thần tên là Tả Trung Nghị, ngài Tả Trung Nghị đảm nhiệm chức quan chủ giám khảo các học trò từ khắp nơi muốn tham gia kỳ thi tiến sỹ. 

Tả Trung Nghị từng thời khắc luôn nghĩ phải tìm ra và giữ được hiền tài cho nước nhà, cho nên vào đêm trước kỳ thi ông liền cải trang vi hành, mặc quần áo bình dân, đến một số chùa chiền lớn gần kinh thành để tìm hiền tài. 

Tại sao lại không đi tìm ở nhà khách vậy? Người có tiền thì ở nhà trọ, liệu có phải là hiền tài không? Rất khó đoán, bởi vì ham chơi lười biếng, trước đây người học trò đều rất khổ cực, thì mới có được thành tựu về học vấn. 

Cho nên, ngài Tả Trung Nghị liền đến miếu chùa để xem xét, khi ông đi đến bên một học trò, người học trò này đã viết xong một bài văn mệt quá liền ngủ quên mất. 

Ngài Tả đọc xong bài văn của cậu học trò viết, liền cảm nhận sâu sắc được tấm lòng trung thành của cậu đối với nước nhà, một sứ mạng đối với nhân dân. Ngài Tả đọc xong thì rất vui mừng, liền lấy áo khoác của mình đắp lên người thanh niên, người thanh niên này là Sử Khả Pháp. 

Sau này vào thi chính thức, khi đọc bài thi, ngài Tả vừa nhìn thấy bài văn chương, lập tức nhớ ra được là ai đã viết. Bởi vì bài văn chương được bộc lộ từ nội tâm của một người, từ bài văn liền cảm nhận được khí tiết và chí hướng của anh ta. Vì vậy, ông đã chấm cậu đứng đầu, sau này Sử Khả Pháp đỗ trạng nguyên. 

Sau khi đỗ trạng nguyên, các học trò trên bảng vàng đều muốn đến nhận quan chủ giám khảo làm thầy, cho nên ngày mà Sử Khả Pháp đến thăm thầy và cô. 

Khi vừa bước vào của, người thầy – ngài Tả liền nói với người vợ của mình: “Sau này người kế thừa trí nghiệp của tôi không phải con trai tôi, mà là cậu học trò này”. 

Cho nên, học nhân không lo lắng bản thân không có người nối dõi, mà lo rằng sẽ không thể lưu truyền đạo đức học vấn của thánh hiền. Bản thân không có con cái, chỉ ảnh hưởng đến một nhà; còn đạo đức học vấn mà không có người kế thừa, sẽ ảnh hưởng đến con cháu đời sau. Trong lòng những vị này luôn luôn muốn tìm và lưu lại hiền tài cho đất nước. 

Ngài Tả gặp được Sử Khả Pháp ông rất vui, bởi ông đã tìm được người tài là rường cột vô cùng tốt cho nước nhà. Sau này ngài Tả và Sử Khả Pháp đều làm quan của một triều đại, cùng hết lòng vì triều đình. 

Do cuối triều Minh, hoạn quan nắm chính quyền, nên ngài Tả bị những tên quan phản loạn hãm hại, nhốt vào lao ngục. Sử Khả Pháp vô cùng lo lắng, lo sợ thầy mình sẽ bị hãm hại tàn nhẫn trong lao ngục, nên ra sức nghĩ cách đi thăm thầy. Thầy của anh quả thật phải chịu nhục hình, dùng miếng sắt nung nóng móc mắt, cẳng chân dưới đều bị cắt hết. Sử Khả Pháp lòng như lửa đốt, đi cầu cứu lính canh ngục. Những người lính canh này đã cảm động vì tấm lòng hiếu nghĩa của ông đối với thầy, nên khuyên ông cải trang thành kẻ ăn mày, trà trộn vào trong ngục. 

Khi Sử Khả Pháp đi vào lao ngục, nhẹ nhàng đi về phía người thầy. Khi ông thấy tình cảnh thân thể của thầy, không kìm được mà khóc thành tiếng, phủ phục quỳ xuống trước thầy. Ngài Tả mặc dù không mở được mắt, nhưng tai vẫn nghe được. Khi ông nghe được tiếng của Sử Khả Pháp thì vô cùng cảnh giác, dùng hai tay của ông banh hai con mắt ra, ánh mắt rạng ngời nhận ra Sử Khả Pháp. 

Ông nói: “Con là thân phận gì đây? Con là rường cột của đất nươc, sao còn lại có thể để mình rơi vào hoàn cảnh hiểm nguy chứ? Để những giặc phản động này hại chết còn, thì chi bằng giờ ta đánh con chết đi còn hơn”. 

Sau khi nói xong, ngài Tả liền cầm lấy hòn đá bên cạnh mình ném mạnh về phía Sử Khả Pháp. Sử Khả Pháp thấy thầy mình tức giận đến thế, liền lập tức rời đi. 

Ngài Tả vì sao lại tức giận đến thế? Ông lo sợ sự an nguy của học trò, và tiền đồ của đất nước sẽ bị ảnh hưởng; dù bản thân mình bị rơi vào cảnh đau khổ đến nhường này, những từng ý niệm vẫn không vì mình, mà vì đất nước, vì học trò của mình. 

Sau đó ngài Tả qua đời, Sử Khả Pháp đảm nhiệm chức vụ quan trọng của đất nước, đem quân lính đi chinh chiến. Khi ông lãnh đạo quân ở xa, đều chưa từng vào giường ngủ mà chia quân thành ba đội, luân phiên cùng ông dựa lưng thức đêm mà nghỉ. Quân lính của ông sau khi thấy vậy, rất xúc động, liền nói: “Thưa đại nhân, cứ thế này sẽ làm tổn hại đến sức khỏe ngài mất”. Sử Khả Pháp nói với quân lính của mình: “Nếu như ta đi ngủ, kẻ địch đến phá, sẽ làm nước nhà bị tổn hại, như vậy ta sẽ không phải với đất nước, càng không phải với thầy ta”. Thầy dạy phải luôn nghĩ cho đất nước, Sử Khả Pháp thật sự không dám quên, cho nên việc quan trọng nhất để báo đáp sư trưởng là phải “Y GIÁO PHỤNG HÀNH”. Sau này, mỗi lẫn Sử Khả Pháp về quê hương, việc đầu tiên không phải về nhà, mà ông đi đâu vậy? Ông đến nhà thầy mình trước. Mặc dù thầy không còn, nhưng vẫn còn cô, vẫn còn con cháu đời sau của thầy, ông đều hết lòng phụng dưỡng chăm sóc, và thật sư đã làm được “Một ngày làm thầy, cả đời là cha”.

0 0 6,955 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Cảm ngộ nhân sinh: “Sai người, sai thời điểm”
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3633 19:00, 04/01/2025
1 0 2,124 9.0
Trong dòng chảy vô tận của cuộc đời, chúng ta thường hay trách than số phận, rằng mình đã gặp “sai người” hoặc yêu nhầm một người “sai thời điểm”. Nhưng nếu bình tâm ngẫm lại, bạn sẽ nhận ra rằng mọi cuộc gặp gỡ trong đời đều không hề ngẫu nhiên.Mỗi con người bước vào cuộc đời bạn, dù họ ...
6 CÁCH NUÔI DƯỠNG SỰ HÀI LÒNG TRONG CUỘC SỐNG
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3628 09:00, 03/01/2025
0 0 2,222 0.0
Thay vì buồn bã về những thứ mình không có thì hãy bắt đầu học cách vui mừng với những gì mình đang sở hữu.Lão Tử, bậc thầy của Đạo Giáo từng giảng, “Hài lòng với những gì mình có; vui vẻ trong Đạo của vạn vật. Khi một người nhận thấy mình không thiếu thứ gì, thì cả thế giới đều thuộc về người ...
Duyên khởi tắc tụ, duyên tận tắc tán
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3631 19:00, 02/01/2025
0 0 1,878 10.0
Lý Thúc Đồng (1880~1942), tự “Tức Sương”, hiệu “Sấu Đồng”, sau khi xuất gia, ông sử dụng Pháp danh là “Diễn Âm,” tức Hoằng Nhất Pháp Sư, về sau được tôn là “Vãn Tình Lão Nhân”. Ông tinh thông hội hoạ, âm nhạc, hý kịch, thư pháp, triện khắc và thơ ca. Ông là một trong những nghệ sĩ, nhà giáo và người ...
Ninh tĩnh trí viễn
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3630 10:39, 02/01/2025
0 0 1,608 0.0
Nói như thế nào là cả một quá trình tu dưỡng của con người. Có 3 nguyên tắc nhất định phải nhớ: Không hiểu thì đừng nói loạn, hiểu rồi thì đừng nói nhiều, có lời thì từ từ nói…Không hiểu thì đừng nói loạnCó câu: “Trăm cái hoạn, ngàn cái nạn cũng từ miệng mà ra”, thế nên đối với những sự việc ...
Trịnh Bản Kiều gặp cao nhân
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3627 09:00, 01/01/2025
1 0 2,905 0.0
Trịnh Bản Kiều, một nhà văn, nhà thơ, nhà thư pháp nổi tiếng thời nhà Thanh. Ông đã từng có một trải nghiệm rất sâu sắc:Một lần nọ, Trịnh Bản Kiều đến núi Vân Phong ở Lai Châu, tỉnh Sơn Đông thăm bia đá của Trịnh Văn Công. Nhân tiện ông tá túc lại căn nhà cũ của một Nho sĩ. Trong ngôi nhà có một nghiên ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!