Vào thời Xuân Thu, có một người tên là Lý Trát.
Lý Trát phải đại diện cho nước Ngô đi sứ đến nước Lỗ. Đây thuộc về công việc ngoại giao. Trên đường đi sứ, khi ông qua nước Từ, quân vương của nước Từ mời ông dùng cơm.
Trong lúc ăn cơm, quân vương cứ luôn nhìn ngắm cây bảo kiếm mà Lý Trái đeo bên mình. Lý Trát thấy được ánh mắt của Quân vương, liền biết ngài rất thích cây bảo kiếm này, đây là “Đoán biết qua ánh mắt”, sau khi thấy được ông đã hiểu. Nhưng theo nghi thức ngoại giao, sứ thần đại diện cho đất nước đều bắt buộc phải mang theo bảo kiếm. Cho nên, trong lòng ông thầm nghĩ, sau khi mình hòan thành nhiệm vụ, sẽ tặng lại cây kiếm này cho ngài.
Sau khi ông đi sứ ở nước Lỗ trở về, lại đi qua nước Từ, ông liên đem cây kiếm tặng lại cho quân vương của nước Từ, thật không may quân vương đã từ trần.
Lý Trát lập tức đến trước mộ của quân vương mà hành lễ. Sau khi hành lễ xong, ông liền đem cây bảo kiếm của mình treo lên cành cây bên mộ.
Tùy tùng theo ông thấy vậy, liên nói: “Thưa chủ nhân, ngài làm thế này là hơi quá, bởi vì ngài đâu có nhận lời tặng cây kiếm này cho quân vương đâu, mà cho dù ngài đã nhận lời tặng rồi, thì ngài ấy cũng đã chết rồi, cho nên vốn không cần thiết phải để cây kiếm treo ở đó”.
Lý Trát đáp lời: “Sử Ngộ Dĩ Tâm Hứa, Khải Dĩ Tử Bội Ngộ Tâm Tai” (Lòng ta đã hứa, dù có chết cũng không bội ước). Lòng của ta đã có suy nghĩ muốn tặng cho ngài, sao có thể vì cái chết của quân vương mà lại đi ngược lại lời hứa trong lòng ta chứ? Chữ tín của người xưa là tu từ khởi tâm động niệm, đều không muốn bội hứa với suy nghĩ đã có của chính mình.