/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Nguyễn Gia Trí: Người họa sĩ đã nhìn ra khả năng kỳ diệu của sơn mài

3295 10:11, 10/05/2024
Team Uống Trà Thôi Nguyễn Gia Trí

( từ)

Nguyễn Gia Trí: Người họa sĩ đã nhìn ra khả năng kỳ diệu của sơn mài
Năm sinh: 1908 tại Chương Mỹ, Hà Nội

Năm mất: 20/06/1993 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Phong cách nghệ thuật: Tranh sơn mài. Ông được mệnh danh là “người cha đẻ những bức tranh sơn mài tân thời của Việt Nam”.

Các tác phẩm chính: Vườn xuân Trung Nam Bắc, Thiếu nữ bên hoa phù dung, Bên đầm sen, Trong vườn (8 tấm), Cảnh thôn, Thiếu nữ bên Hồ Gươm, Lễ hội đầu năm, Những thiếu nữ trong vườn

Nguyễn Gia Trí là họa sĩ luôn đi đầu trong nghệ thuật tranh sơn dầu từ trang trí tới các tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao. Ông là người sáng tạo ra một xu hướng nghệ thuật mới tại Việt Nam với nét vẽ thể hiện sự thanh lịch và tạo nên một tư tưởng mới trong nghệ thuật tranh sơn dầu.

Với sự kết hợp in khắc và sơn mài đã tạo nên những bức tranh sơn dầu mang đầy tính dân tộc. Hiện nay, những tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Gia Trí đang được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.

Chủ đề của ông là các thiếu nữ duyên dáng trong những khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp. Chất sơn tạo nên vẻ đẹp lộng lẫy và chiều sâu bí ẩn đưa kỹ thuật tranh sơn mài lên một tầm cao mới.

Với các chất liệu: sơn than, son, vàng, bạc, vỏ trứng, sơn cánh gián, Nguyễn Gia Trí đã tạo cho tranh sơn mài một vẻ đẹp lộng lẫy, một sức hàm chứa ít ai ngờ tới. Ngay từ những năm ba mươi của thế kỷ trước, xem tranh sơn mài của Nguyễn Gia Trí, họa sĩ Tô Ngọc Vân đã phải nức nỏm: “Trên những màu hồng nhợt biến hóa, những sắc nâu ngon thiệt là ngon, những vỏ trứng đổi cả thể chất thành quý vật”. Cũng theo ý kiến của Tô Ngọc Vân thì với việc ra đời những kiệt tác tranh sơn mài của Nguyễn Gia Trí, “Lối sơn ta không còn là một mỹ nghệ nữa. Ở đó, ở tâm hồn người ấy (tức Nguyễn Gia Trí) ra, nó đã được nâng lên mỹ thuật thượng đẳng”.

Tranh của họa sĩ Nguyễn Gia Trí được rất nhiều người Pháp yêu thích và sưu tầm. Các bức tranh của Nguyễn Gia Trí thường được treo ở nhiều biệt thự sang trọng đem lại một không gian lãng mạn, tuyệt vời.

Năm 1939, họa sĩ Nguyễn Gia Trí đã có triển lãm tranh sơn mài cá nhân đầu tiên, gây bất ngờ cho giới mỹ thuật Hà Nội và công chúng khi trưng bày các tác phẩm sơn mài được sáng tác theo kỹ thuật riêng của mình.

Từ những năm 1960 – 1970, tác phẩm của ông chủ yếu chuyển sang hướng trừu tượng nhưng về cuối cuộc đời ông lại trở về với phong cách mộng mơ, lãng mạn của mình. Những bức tranh thường tái hiện hình ảnh các cô gái vui đùa, chạy nhảy với các điểm màu tô điểm tạo nên nét độc đáo, ấn tượng.

Các bức tranh của ông thường được nhiều tỷ phú trên khắp thế giới đặt hàng. Họ thường đến xin ông vẽ cho các tác phẩm khổ lớn và không đòi hỏi yêu cầu về hình thức nghệ thuật. Họa sĩ có thể tự mình sáng tạo theo cảm hứng của mình.

Từng có một thời kỳ nhiều tỷ phú nước ngoài, quan chức trong phủ tổng thống các nước luôn đặt tiền trước và chờ đến lượt để nhận tác phẩm. Họ khẳng định tranh của Nguyễn Gia Trí quý hơn bất cứ vật phẩm nào khác bởi cái chất vô cùng riêng mà không phải ai cũng làm được.

Theo tâm nguyện cuối đời của họa sĩ Nguyễn Gia Trí, đã giữ lại 3 bức sơn mài khổ lớn là “Hoài niệm xứ Bắc”, “Trừu tượng”, “Múa dưới trăng” (sáng tác giai đoạn 1968 – 1969) được trưng bày tại Thư viện quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Các tác phẩm của ông được nhận định như quốc bảo và không được phép rời khỏi Việt Nam.

Năm 2012, họa sĩ Nguyễn Gia Trí được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật cho 5 tác phẩm sơn mài gồm “Vườn xuân Trung Nam Bắc”, “Thiếu nữ bên hoa phù dung”, “Bên đầm sen”, “Trong vườn” (8 tấm) và “Cảnh thôn”.

Uống Trà Thôi
Theo designs
Nguyễn Gia Trí: Người họa sĩ đã nhìn ra khả năng kỳ diệu của sơn mài“Thiếu nữ bên hoa phù dung”
Nguyễn Gia Trí: Người họa sĩ đã nhìn ra khả năng kỳ diệu của sơn mài“Thiếu nữ bên Hồ Gươm”
Nguyễn Gia Trí: Người họa sĩ đã nhìn ra khả năng kỳ diệu của sơn mài“Cảnh thôn”
Nguyễn Gia Trí: Người họa sĩ đã nhìn ra khả năng kỳ diệu của sơn mài“Bên đầm sen” 120x 240cm
Nguyễn Gia Trí: Người họa sĩ đã nhìn ra khả năng kỳ diệu của sơn mài“Những thiếu nữ trong vườn” 1957. 100 x 64 cm​​
Nguyễn Gia Trí: Người họa sĩ đã nhìn ra khả năng kỳ diệu của sơn mài“Trong vườn”(In The Garden) tranh sơn mài, 121,5x171cm. Phiên đấu giá tháng 7/2015 của nhà Larasati tại Singapore đạt mức 134.200 SGD (~2,2 tỷ VND)
Nguyễn Gia Trí: Người họa sĩ đã nhìn ra khả năng kỳ diệu của sơn màiTranh vẽ họa sĩ Nguyễn Gia Trí
Nguyễn Gia Trí: Người họa sĩ đã nhìn ra khả năng kỳ diệu của sơn mài“Bình phong Dọc mùng“
Nguyễn Gia Trí: Người họa sĩ đã nhìn ra khả năng kỳ diệu của sơn mài“Vườn xuân Trung Nam Bắc”
Nguyễn Gia Trí: Người họa sĩ đã nhìn ra khả năng kỳ diệu của sơn mài“Lễ hội đầu năm”
Nguyễn Gia Trí: Người họa sĩ đã nhìn ra khả năng kỳ diệu của sơn màiTranh vẽ họa sĩ Nguyễn Gia Trí
Nguyễn Gia Trí: Người họa sĩ đã nhìn ra khả năng kỳ diệu của sơn màiNguyễn Gia Trí thời trẻ
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Chuyện về hiệu trưởng Victor Tardieu và sinh viên Nguyễn Gia Trí
Team Uống Trà Thôi Nguyễn Gia Trí
3500 09:22, 08/10/2024
0 0 85 0.0
Vài lời rào trước: Bố tôi – cố họa sỹ Nguyễn Trọng Hợp (tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khóa XIII 1939-1944) từng là đệ tử của danh họa Nguyễn Gia Trí trong khoảng các năm 1942 – 1946 đã kể câu chuyện này cho tôi nghe mấy lần. Tất nhiên đây là giai thoại thuộc loại nổi tiếng về hai nhân ...
Tình bạn chân thành và cảm động
Team Uống Trà Thôi Bùi Xuân Phái
3576 08:37, 20/11/2024
1 0 99 0.0
Bức “Phố Hàng Thiếc” được vẽ năm 1952. Đây là bức vẽ phố cổ Hà Nội được xem là có thâm niên lâu năm nhất mà người ta thấy của Bùi Xuân Phái.

Bức tranh này được treo mấy chục năm tại phòng khách của nhà văn Nguyễn Tuân. Đến năm 1984, cụ Tuân hay tin Bùi Xuân Phái lần đầu được phép ra mắt công chúng ...
Đời bình lặng của danh họa Nguyễn Tư Nghiêm
Team Uống Trà Thôi Nguyễn Tư Nghiêm
3505 08:44, 14/10/2024
0 0 52 0.0
Trong ký ức người thân và đồng nghiệp, danh họa Nguyễn Tư Nghiêm là người lặng lẽ, không giao tiếp rộng.

Giới mỹ thuật, gia đình ôn kỷ niệm và sự nghiệp của ông trong chương trình Danh họa Nguyễn Tư Nghiêm - Người kết nối giá trị thẩm mỹ truyền thống với đương đại, hôm 12/10 ở Hà Nội.

Danh họa ở ...
Chuyện về hiệu trưởng Victor Tardieu và sinh viên Nguyễn Gia Trí
Team Uống Trà Thôi Nguyễn Gia Trí
3500 09:22, 08/10/2024
0 0 85 0.0
Vài lời rào trước: Bố tôi – cố họa sỹ Nguyễn Trọng Hợp (tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khóa XIII 1939-1944) từng là đệ tử của danh họa Nguyễn Gia Trí trong khoảng các năm 1942 – 1946 đã kể câu chuyện này cho tôi nghe mấy lần. Tất nhiên đây là giai thoại thuộc loại nổi tiếng về hai nhân ...
Một người vẽ trầm lặng
Team Uống Trà Thôi Dương Bích Liên
3457 14:56, 31/08/2024
0 0 167 0.0
Dương Bích Liên cùng với Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng, Bùi Xuân Phái tạo thành “bộ tứ huyền thoại” của hội họa Việt Nam. Ông giống với những người bạn của mình, đó là sự đam mê hội họa để sáng tạo ra những tác phẩm đỉnh cao, nhưng khác với Nghiêm, Sáng, Phái ở chỗ, ông đã sống một cuộc đời lặng ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!