/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

THIỀN TRÀ

3313 18:22, 26/05/2024
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

THIỀN TRÀ
Không thể phủ nhận Thiền Tông chính là một trong những phương thức giúp gìn giữ, bảo lưu và phát triển văn hóa Trà một cách kỳ diệu. Qua những câu chuyện của Thiền Tông mang dấu ấn của Trà như chuyện Tổ Bồ Đề Đạt Ma (vị Tổ thứ 28 của Thiền Tông Ấn – Hoa) cắt mi mắt tạo ra cây Trà, chín chữ kệ của Lục Tổ Huệ Năng truyền cho Phật Gia Thiền Tông Võ Tắc Thiên “Không Trà, không tâm, biết uống sẽ hết bệnh”, cho đến công án “Uống Trà đi!” của Thiền sư Triệu Châu, hay gia phong của Phật Hoàng Trần Nhân Tông đều có sự góp mặt của Trà. Nhờ vào sự hợp nhất về mặt tư tưởng giữa việc uống Trà và Thiền Tông mà văn hóa uống Trà đã được bảo lưu qua nhiều thăng trầm biến động của nhiều khúc quanh lịch sử.

Trà và Thiền là một mối nhân duyên. Ở Ấn Độ, vùng Assam có rất nhiều cây Trà cổ thụ, nhưng các thiền sư Ấn Độ hay thậm chí là Đức Phật cũng chưa bao giờ được thưởng thức Trà. Mà phải đợi đến khi nguồn tư tưởng Thiền từ Tây Trúc có cơ hội chu du sang Đông Thổ theo con đường của Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma, Trà và Thiền mới có dịp bén duyên. Nhưng có một điều trùng hợp đặc biệt là hầu hết các quốc gia Phật giáo đều có Trà và đều tiêu thụ rất nhiều Trà, ví dụ như Trung Quốc, Ấn Độ hay Tích Lan (Sri Lanka).

Trà và Thiền có sự tương đồng nhất định qua tính trầm ổn. Trong uống Trà hay thiền định đều có tính ứng dụng và định hướng đến Niệm – Định – Tuệ, khi uống Trà người ta cố nhiên phải tuân thủ những quy luật chung gọi là giới, các giới này định hướng con người ta đến sự ý thức về thực tại đang diễn ra là uống Trà, đó là sự chánh niệm về hiện tại tỉnh thức. Khi có ý thức về hiện tại (niệm) đang uống Trà, người ta sẽ định được tâm ở trạng thái không bị lôi kéo về tương lai hay quá khứ. Khi đó con người hoàn toàn có thể thưởng thức chén Trà như đúng bản chất của nó, đó gọi là Tuệ.

Bởi sự thỏa mãn về Tam Duyên: thời nhân duyên (đúng thời điểm), xứ nhân duyên (đúng địa điểm) và chúng sinh duyên (phù hợp với tư duy của một lớp người) đã làm Trà và Thiền kết nối một cách mật thiết với nhau. Trà và Thiền cùng lúc có được sự phát triển từ thời Hán và đạt đến cực thịnh vào thời Đường. Trà vào thời Hán phát triển cùng lúc với việc Tổ Bồ Đề Đạt Ma mang Thiền Tông vào Trung Hoa và chọn Tung Sơn làm nơi cửu niên diện bích, tại đây để giữ sự tỉnh giác Tổ đã cắt mi mắt mình ra, mi mắt ngài rơi đến đâu cây Trà mọc ra đến đó, ngài uống nước nấu từ loại cây này liền có được sự tinh tấn tỉnh giác. Tuy đây chỉ là tích truyện dân gian Hoa Nam, nhưng sau câu chuyện dân gian này uống Trà đã trở thành một loại thực tập của nhà Thiền.

Đến đời Đường, khi pháp sư Huyền Trang du học về từ đại học Nalanda (Ấn Độ) và thỉnh các tạng kinh Đại Thừa mang về Trung Quốc. Một làn sóng các nhà sư từ khắp các quốc gia lân cận vì không có điều kiện sang Ấn Độ tu học đã đến Trung Quốc để cầu học Đại Thừa Phật Pháp. Trong các nhà sư đó có thiền sư Eisai (Vinh Tây) người Nhật Bản. Khi ngài sang học tập đã lưu trú tại các ngôi bảo tự và học cách uống Trà từ các nhà sư Trung Quốc. Trong gian đoạn này người Trung Quốc đã biết nghiền nhuyễn Trà thành bột mịn để uống gọi là Mạt Trà, về sau thiền sư Eisai mang phương pháp này sang Nhật và khai mở văn hóa Trà Đạo cho đến ngày nay.

Trong một thời gian dài khi nhà Nguyên nắm quyền cai trị Trung Quốc, do không có tập quán uống Trà nên triều đình tỏ ra phớt lờ trong việc phát triển văn hoá này. Và những ngôi chùa chính là nguồn bảo lưu văn hóa uống Trà không bị mai một.

Sáu cây Trà sau chùa Thiên Tân Vĩnh Lạc tại núi Vũ Di đã là minh chứng hào hùng cho vai trò truyền thế của Thiền Tông. Thậm chí một loại Trà đã được đặt tên theo một vị Bồ Tát đó là Trà Oolong Thiết Quan Âm qua câu chuyện Bồ Tát hiển Linh báo mộng cho người nông dân hái Trà.

Trong nghi lễ Phật Giáo truyền thống đã có những khóa lễ riêng chỉ để uống Trà. Trong nghi thức Thiền Trà, có những quy tắc bất di bất dịch để nhắc nhở người xuất gia phải giữ lấy chánh niệm thông qua việc uống Trà.

Ở Việt Nam, ngay từ thời Lý, đã có những áng thơ Thiền bất hủ về Trà. Thiền sư Viên Chiếu đã tiễn bạn bằng một chén Trà thơm.

Tặng quân thiên lý viễn
Tiếu ngã nhất Trà bình.
(Tặng ông xa ngàn dặm
Cười tôi một bình Trà.) – Thiền Sư Viên Chiếu.

Phật Hoàng Trần Nhân Tông khi được hỏi gia phong nhà hòa thượng là gì. Ngài đáp:

“Áo rách che mây sáng ăn cháo
Bình xưa tưới nguyệt tối dùng Trà”

Cần hiểu gia phong chính là khuôn khổ và nề nếp trong nhà, được duy trì qua nhiều thế hệ. Điều này chứng tỏ rằng uống Trà đã là một trong những hoạt động không thể thiếu trong những ngôi Thiền Viện ở Việt Nam dưới đời Trần.

Trong Thiền Tông cận đại của Phật Giáo Việt Nam, việc uống Trà đã được chú trọng và gìn giữ bởi nhiều bậc minh sư trong đó có Thiền Sư Thích Nhất Hạnh. Sư Ông đã đúc kết lại những thời khóa Thiền Trà của các vị Tổ trước đây sau đó tinh lược và phát triển thành nghi lễ Thiền Trà mang dấu ấn của Đạo Bụt Hiện Đại. Trong việc uống Trà, Sư Ông căn dặn: “Hãy uống chén Trà của bạn chậm rãi và tôn kính, như thể nó là trục quay của cả Trái Đất, từ từ, đều đặn, không vội đuổi theo tương lai. Sống đúng khoảnh khắc đang diễn ra. Chỉ khoảnh khắc đó là cuộc sống". Sư Ông còn có bài kệ rất nổi tiếng về việc giữ chánh niệm trong việc uống Trà:

“Chén Trà trong hai tay
Chánh niệm nâng tròn đầy
Thân và tâm an trú
Bây giờ và ở đây”

Trong suốt quá trình lịch sử, Trà và Thiền đã trở nên hình bóng với nhau chưa hề tách rời. Chính Trà khơi dậy sự thức tỉnh trong tự tánh của mỗi chúng sinh, đó là yếu chỉ của Thiền. Thiền cũng là nơi chuyển tải những ý nghĩa nhân sinh cao đẹp của Trà, bảo lưu và phát triển Trà qua những biến động lịch sử. Ngày nay “Thiền Trà Nhất Vị” vẫn là câu Thiền ngữ được thực tập qua nhiều thế hệ.

Uống Trà Thôi
Theo plantrip-cha
THIỀN TRÀThiền sư Thích Nhất Hạnh bên ly trà
1 0 2,096 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

“Vàng xanh” Tây Bắc
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3455 07:32, 30/08/2024
0 0 1,371 0.0
Những cây chè Shan nằm ẩn mình dưới đại ngàn, sinh trưởng tự nhiên, hấp thụ tinh hoa đất trời mà phát triển. Chè Shan tuyết, với tên gọi trìu mến là “vàng xanh” của Tây Bắc, không chỉ nổi bật vì hương vị đặc biệt mà còn vì giá trị văn hóa và lịch sử sâu sắc. Sinh trưởng ở những vùng núi cao, nơi ...
Trà dư tửu hậu: Khi dư vị trà, men rượu khơi nguồn cảm hứng
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3445 12:44, 25/08/2024
0 0 1,287 0.0
"Trà dư tửu hậu" - một câu thành ngữ quen thuộc, nhưng ẩn chứa trong đó là cả một tầng sâu văn hóa thưởng thức và giao tình. Tại sao lại nói như vậy?

- Trà ngon, rượu nồng - dư vị đọng lại

Từ xa xưa, người ta đã có những tiêu chuẩn riêng để đánh giá trà ngon và rượu quý. Trà ngon không chỉ dừng lại ...
Thiền..Trà nhất vị
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3440 09:03, 20/08/2024
0 0 1,500 0.0
Lược ý “Trà và Thiền” trong tinh thần Đại thừa Thiền Phật Giáo bắc truyền

Không biết tự bao giờ, Trà trở thành thân quen trong nếp sống Thiền gia Phật Giáo Bắc Truyền, rồi trà thành một phần văn hóa của Phật Giáo, pháp tu của Đạo Thiền, một phương pháp thưởng thức, yêu mến thiên nhiên, chỉ có bạn trà ...
Hương trà sen Quảng An: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3430 07:12, 15/08/2024
0 0 1,478 0.0
Nghề thủ công truyền thống ướp trà sen Quảng An (phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội) vừa được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, tại Quyết định số 2316/QĐ-BVHTTDL do Bộ Trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng ký ban hành.

Từ xưa, trà sen đã là một loại trà quý giá mang ...
Khám phá 3 cực phẩm Trà Thái Nguyên ngon và bí quyết chọn trà chuẩn vị
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3418 14:34, 11/08/2024
0 0 2,149 0.0
Trà Thái Nguyên là một món quà quý giá từ thiên nhiên, mang đến cho người thưởng thức những trải nghiệm tuyệt vời về hương vị và tinh thần

Thái Nguyên, vùng đất chè trứ danh, đã từ lâu được biết đến với những dòng trà thơm ngon, mang đậm hương vị đặc trưng. Không chỉ nhờ bàn tay khéo léo của những ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!