/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Vũ Cao Đàm – Cuộc đời và sự nghiệp của một họa sĩ tài ba

3324 10:33, 02/06/2024
Team Uống Trà Thôi Vũ Cao Đàm

( từ)

Vũ Cao Đàm – Cuộc đời và sự nghiệp của một họa sĩ tài ba
Tên thật: Vũ Cao Đàm

Năm sinh: 1908 tại Vụ Bản, Nam Định

Năm mất: 2000 tại Paris

Phong cách nghệ thuật: Điêu khắc, tranh lụa, sơn dầu

Các tác phẩm chính: Chân dung, Thiếu nữ cài lược, Thiếu nữ và hoa, Thúy Kiều – Kim Trọng, Mẫu tử, Tình mẹ, Bạch mã, Về nhà, Ảo ảnh

Họa sĩ Vũ Cao Đàm sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng. Anh ruột là bác sĩ Vũ Đình Tụng, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương binh. Em ruột là dược sĩ Vũ Công Thuyết, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Là là sinh viên khóa II của Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương, nhưng là khóa đầu tiên của Khoa Điêu khắc (1926-1931). Thoạt đầu, ông tham gia cả hội họa và điêu khắc, nhưng tới năm thứ nhì thì ông chuyển hẳn sang điêu khắc. Ông từng kể: “Thầy Tardieu (Hiệu trưởng đầu tiên của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương) thấy tôi có khả năng về điêu khắc và tôi đã nặn tượng bán thân cho cha tôi, ông khen đẹp. Cho nên năm thứ nhì, tôi học thẳng sang ngành điêu khắc và tôi rất thích, sau đó tôi chuyên về chân dung”.

Năm 1931, Vũ Cao Đàm tốt nghiệp khóa học tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương với kết quả xuất sắc. Ông được nhận học bổng sang Pháp nghiên cứu và nâng cao kiến thức về tạo hình tại Bảo tàng Louvre. Sau đó, có ba người bạn học cùng khăn gói sang Paris với ông là họa sĩ Lê Phổ, Mai Trung Thứ và Lê Thị Lựu. Bốn nghệ sĩ mau chóng trở thành hạt nhân của Trường mỹ thuật Pháp – Việt tại Paris.

Năm 1938, ông kết hôn với nghệ sĩ dương cầm Pháp Renee. Trong thời gian diễn ra cuộc đại chiến thế giới lần thứ hai (1939-1945), việc làm tượng trở nên hết sức khó khăn. Lý do là ở thời kỳ ấy, nhất là khi quân đội Đức chiếm đóng nước Pháp, họ sẵn sàng tịch thu những vật dụng bằng đồng để phục vụ việc đúc vũ khí, việc đổ khuôn đồng bị cấm. Vũ Cao Đàm phải nặn tượng bằng đất nung rồi đánh bóng (Như các bức ông dựng chân dung vợ chồng thi sĩ Jean Tardieu, con trai thầy dạy cũ của mình). Tình thế khiến ông quyết định chuyển từ làm tượng sang vẽ tranh. Ông vẽ, thoạt tiên là tranh lụa, rồi sơn dầu. Lý do chuyển sang sơn dầu, ngoài sự đam mê khám phá còn xuất phát từ sự bất tiện trong việc thực hiện cũng như bảo quản tác phẩm. Ông cho biết: “Tôi thấy tranh lụa bị giới hạn bởi kích thước của bức tranh, vì có miếng kính che gìn giữ cho lụa cho nên không thể vẽ to được“.

Sống ở Pháp, sáng tác kết hợp tư tưởng Đông – Tây với chủ đề Việt Nam, tác phẩm của Vũ Cao Đàm từ sớm đã tìm được chỗ đứng trên thị trường quốc tế. Ví dụ, từ những năm 1940, Chính phủ Pháp đã mua 3 tác phẩm của Vũ Cao Đàm, đó là hai tranh lụa Chân dung người Hà Nội(1939), Đàn bà An Nam (1939) và tượng đồng Người Đông Dương, tượng này đặt tại Bảo tàng Mỹ thuật André Diligent de Roubaix. Tranh của Vũ Cao Đàm thể hiện ảnh hưởng của mỹ thuật miền Nam nước Pháp – Thời cực thịnh của trường phái Ấn tượng. Nhiều tác phẩm điêu khắc của ông được coi là mẫu mực của điêu khắc Việt Nam hiện đại trong đó có hai bức tượng hiện được lưu giữ ở Bảo tàng Mỹ thuật Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam là Chân dung và Thiếu nữ cài lược. Hai bức tượng này được nhiều thế hệ họa sĩ, kiến trúc sư vẽ lại, tạo phiên bản thạch cao. Ta có thể bắt gặp phiên bản thạch cao của hai bức tượng này ở bất kì lớp học vẽ kiến trúc, mĩ thuật nào. Là một nhà điêu khắc, ông học được nhiều từ tác phẩm của Rodin, Despiau, Giacometti, Picasso, Duchamp. Vũ Cao Đàm chứng tỏ ông xuất sắc trong thể loại tượng bán thân. Trong những năm học 1926 – 1931, Vũ Cao Đàm đã sáng tạo nhiều tác phẩm điêu khắc: Đầu thiếu nữ (đồng, 1927), Thôn nữ (đồng, 1927), tượng bán thân của Vũ Đình Thi (đồng, 1927)…Trong các họa sĩ từng định cư tại nước ngoài, cùng với Lê Phổ, Vũ Cao Đàm là họa sĩ có giá tranh bán luôn ở mức cao và liên tục nhiều năm. Cùng với các họa sĩ Lê Phổ, Mai Trung Thứ, Lê Thị Lựu…, bằng những sáng tác giàu tìm tòi, kết hợp nhuần nhuyễn giữa nghệ thuật truyền thống phương Đông và hội họa phương Tây, Vũ Cao Đàm đã góp phần nâng cao vị thế của người họa sĩ Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Năm 1946, khi Hồ chủ tịch sang thăm Pháp, Vũ Cao Đàm đã tới chào và xin được nặn tượng Người. Ông là nghệ sĩ Việt kiều đầu tiên và duy nhất được nặn tượng Người. Năm 1998, bức tượng đã được gia đình họa sĩ Vũ Cao Đàm tặng lại Bảo tàng Hồ Chí Minh. Năm 2000, tức là hai năm sau khi bức tượng được tặng lại cho Chính phủ và nhân dân Việt Nam, họa sĩ, điêu khắc gia Vũ Cao Đàm qua đời. Hẳn ông rất thanh thản bởi trước khi ra đi nơi đất khách quê người, ông đã trọn nghĩa vẹn tình với quê hương đất nước.

Uống Trà Thôi
Theo designs
Vũ Cao Đàm – Cuộc đời và sự nghiệp của một họa sĩ tài baHoạ sĩ, điêu khắc gia Vũ Cao Đàm (thứ hai từ trái qua) thời là sinh viên Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương
Vũ Cao Đàm – Cuộc đời và sự nghiệp của một họa sĩ tài baTrong hình: Họa sĩ Vũ Cao Đàm, Lê Phổ, Mai Trung Thứ trước cửa galerie Van Rick, Paris
Vũ Cao Đàm – Cuộc đời và sự nghiệp của một họa sĩ tài baHọa sĩ Vũ Cao Đàm và các sinh viên đồng khóa của trường Cao Đẳng Mĩ Thuật Đông Dương (Hàng cao nhất, bên phải)
Vũ Cao Đàm – Cuộc đời và sự nghiệp của một họa sĩ tài baTượng Chân dung người đội mũ tế
Vũ Cao Đàm – Cuộc đời và sự nghiệp của một họa sĩ tài baTượng Thiếu nữ cài lược
Vũ Cao Đàm – Cuộc đời và sự nghiệp của một họa sĩ tài baTượng Bác Hồ thực hiện năm 1946
Vũ Cao Đàm – Cuộc đời và sự nghiệp của một họa sĩ tài baHọa sĩ Vũ Cao Đàm hồi những năm 1926 – 1927 trong một lần đi vẽ ở ngoại thành Hà Nội.
Vũ Cao Đàm – Cuộc đời và sự nghiệp của một họa sĩ tài baẢo ảnh
Vũ Cao Đàm – Cuộc đời và sự nghiệp của một họa sĩ tài baBạch mã
Vũ Cao Đàm – Cuộc đời và sự nghiệp của một họa sĩ tài baKỵ binh
Vũ Cao Đàm – Cuộc đời và sự nghiệp của một họa sĩ tài baPhật
Vũ Cao Đàm – Cuộc đời và sự nghiệp của một họa sĩ tài baVề nhà
Vũ Cao Đàm – Cuộc đời và sự nghiệp của một họa sĩ tài baThiếu nữ và hoa
Vũ Cao Đàm – Cuộc đời và sự nghiệp của một họa sĩ tài baTình nhân
Vũ Cao Đàm – Cuộc đời và sự nghiệp của một họa sĩ tài baGia đình
Vũ Cao Đàm – Cuộc đời và sự nghiệp của một họa sĩ tài baTình mẹ
Vũ Cao Đàm – Cuộc đời và sự nghiệp của một họa sĩ tài baGặp gỡ
Vũ Cao Đàm – Cuộc đời và sự nghiệp của một họa sĩ tài baMột góc làm việc của họa sĩ tại Pháp
Vũ Cao Đàm – Cuộc đời và sự nghiệp của một họa sĩ tài baHọa sĩ kí tranh thạch bản
Vũ Cao Đàm – Cuộc đời và sự nghiệp của một họa sĩ tài baChữ kí của họa sĩ
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Tình bạn chân thành và cảm động
Team Uống Trà Thôi Bùi Xuân Phái
3576 08:37, 20/11/2024
1 0 138 0.0
Bức “Phố Hàng Thiếc” được vẽ năm 1952. Đây là bức vẽ phố cổ Hà Nội được xem là có thâm niên lâu năm nhất mà người ta thấy của Bùi Xuân Phái.

Bức tranh này được treo mấy chục năm tại phòng khách của nhà văn Nguyễn Tuân. Đến năm 1984, cụ Tuân hay tin Bùi Xuân Phái lần đầu được phép ra mắt công chúng ...
Đời bình lặng của danh họa Nguyễn Tư Nghiêm
Team Uống Trà Thôi Nguyễn Tư Nghiêm
3505 08:44, 14/10/2024
0 0 74 0.0
Trong ký ức người thân và đồng nghiệp, danh họa Nguyễn Tư Nghiêm là người lặng lẽ, không giao tiếp rộng.

Giới mỹ thuật, gia đình ôn kỷ niệm và sự nghiệp của ông trong chương trình Danh họa Nguyễn Tư Nghiêm - Người kết nối giá trị thẩm mỹ truyền thống với đương đại, hôm 12/10 ở Hà Nội.

Danh họa ở ...
Chuyện về hiệu trưởng Victor Tardieu và sinh viên Nguyễn Gia Trí
Team Uống Trà Thôi Nguyễn Gia Trí
3500 09:22, 08/10/2024
0 0 108 0.0
Vài lời rào trước: Bố tôi – cố họa sỹ Nguyễn Trọng Hợp (tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khóa XIII 1939-1944) từng là đệ tử của danh họa Nguyễn Gia Trí trong khoảng các năm 1942 – 1946 đã kể câu chuyện này cho tôi nghe mấy lần. Tất nhiên đây là giai thoại thuộc loại nổi tiếng về hai nhân ...
Một người vẽ trầm lặng
Team Uống Trà Thôi Dương Bích Liên
3457 14:56, 31/08/2024
0 0 182 0.0
Dương Bích Liên cùng với Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng, Bùi Xuân Phái tạo thành “bộ tứ huyền thoại” của hội họa Việt Nam. Ông giống với những người bạn của mình, đó là sự đam mê hội họa để sáng tạo ra những tác phẩm đỉnh cao, nhưng khác với Nghiêm, Sáng, Phái ở chỗ, ông đã sống một cuộc đời lặng ...
Họa sĩ Văn Đa - Hòa sắc màu cho cuộc đời chung
Team Uống Trà Thôi DANH HỌA VN
3446 09:06, 26/08/2024
0 0 367 0.0
Đã 25 năm trôi qua kể từ ngày tôi làm phim chân dung về họa sĩ Văn Đa. Kể cũng lạ, chẳng hiểu biết gì về phim ảnh lại được phân công làm phim chân dung về họa sĩ, sau này là các văn nghệ sĩ như nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, Phan Huỳnh Điểu, Hoàng Tạo; nhà thơ Vũ Cao, Xuân Khiêm; nhà văn Nguyễn Thi, Nguyễn Minh Châu, Xuân ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!