/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Tìm hiểu về hồng trà Kim Tuấn Mi

3326 13:33, 04/06/2024
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Tìm hiểu về hồng trà Kim Tuấn Mi
Hồng trà Kim Tuấn Mi là một loại hồng trà quý hiếm của Trung Quốc, được chế biến thủ công từ những búp chè non của cây trà cổ thụ trên đỉnh Vũ Di Sơn. Nước trà óng đậm, vị ngọt thanh mát, hương thơm độc đáo, quyến rũ, mang lại trải nghiệm thưởng thức trà vô cùng đặc biệt.

Nhắc đến các loại trà ngon thượng hạng trên dãy núi Vũ Di của Trung Quốc không thể không nhắc đến Hồng Trà Kim Tuấn Mi, mặc dù loại trà này mới được chế biến cách đây không lâu (từ năm 2005) nhưng đã sớm được người yêu trà Trung Quốc và thế giới đón nhận rộng rãi. Kim Tuấn Mi được mệnh danh là hồng trà ngon nhất Trung Quốc.

Kim Tuấn Mi (Kỳ Môn hồng trà ) được dịch thuần Việt là “Lông Mày Vàng”. Những búp trà sau khi chế biến có hình đạng dài, dày và đẹp tựa lông mi người quân tử. Hơn nữa cánh trà màu vàng óng, ánh kim nên có cái tên gọi mĩ miều Kim Tuấn Mi. Kim Tuấn Mi còn thuộc Thập Đại Danh Trà Trung Hoa – 1 trong 10 đại danh trà nổi tiếng được nhiều người khen ngợi

Vũ Di là vùng trà nổi tiếng với các dòng nham trà (trà trồng ở núi đá) và hồng trà. Một thời gian dài thì hồng trà ở nơi đây cũng bị khá nhiều người Trung Quốc thờ ơ vì họ chuộng trà xanh và ô long hơn, hay gần đây là cơn sốt Phổ Nhĩ. Nhưng đến năm 2005 thì Kim Tuấn Mi, một loại hồng trà được những nghệ nhân làng Đồng Mộc (Tongmu) ở Vũ Di Sơn sáng tạo ra từ những búp non của giống trà Tiểu Chủng ở Vũ Di Sơn, khiến nhu cầu hồng trà lại nóng trở lại.

Kim Tuấn Mi được làm từ những nụ cây trà núi cao trong phạm vi 565 km2 của Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Vũ Di Sơn, tập trung ở làng Đồng Mộc (Tongmu), thị trấn Hưng Thôn (Xingcun), thành phố Vũ Di Sơn, tỉnh Phúc Kiến.

Kim Tuấn Mi có lá trà đen, mảnh và vàng kim, màu vàng là lông tơ và búp chè, tròn và thẳng, có búp nhọn, thân nặng và đều, làm tăng thêm vẻ đẹp của trà. Chữ “Kim” trong Kim Tuấn Mi, dù có nghĩa là “vàng” nhưng nó không có ý chỉ màu vàng của những sợi trà mà ý nó chỉ là sự quý hiếm của loại trà nàyKhi pha nước trà có màu vàng óng, trong suốt, nhấm nháp một ngụm trà vị ngọt đến bất ngờ, có mùi thơm nhẹ, ngọt dịu của hoa, mật ong, trái cây, vị ngọt dịu thanh mát, sảng khoái, như đang ở trong rừng nguyên sinh. Loại trà này để lại một hương thơm êm dịu đọng lại trong miệng của bạn, nếu bạn yêu thích hồng trà, đây là một sự lựa chọn tuyệt vời để thử.

Hồng trà Kim Tuấn Mi được chế biến từ lá trà Camellia sinensis. Khác với trà đen và trà xanh, quá trình chế biến của hồng trà liên quan đến việc lên men một cách kỹ lưỡng. Điều này tạo ra một hương vị đặc trưng và cung cấp những hợp chất dinh dưỡng độc đáo.

Theo các chuyên gia y học Trung Quốc, Kim Tuấn Mi là một loại trà làm đẹp tuyệt vời vì nó có thể hỗ trợ giảm cân và làm đẹp da. Ngoài ra, nó có thể nuôi dưỡng dạ dày, tăng cường hệ thống miễn dịch, làm dịu các dây thần kinh và làm chậm quá trình lão hóa

Uống Trà Thôi
Theo tạp chí kinh tế
Tìm hiểu về hồng trà Kim Tuấn Mi
3 0 2,028 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

LỤC VŨ PHA TRÀ
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3185 22:58, 15/02/2024
1 0 2,559 10.0
Hoàng đế Đại Tông của nhà Đường là người đam mê và thường xuyên thưởng trà, trong cung có những người pha trà rất giỏi. Nghe đồn nhà sư Tích Công ở Cánh Lăng là người có “nội công rất thâm hậu” về môn thưởng trà, nhưng chỉ uống trà do đệ tử là Lục Vũ pha, tuyệt không uống trà do người khác pha, ...
Cổ nhân dạy “Trà tam tửu tứ”: Ẩn chứa nhiều ý vị sâu xa
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3181 22:58, 12/02/2024
0 0 2,910 0.0
Trà vốn là thức uống dùng để thưởng thức nên phải chia thành 3 ngụm, một hớp, hai hớp và ba hớp. Khi ba chén lần lượt được cất lên, một mặt sẽ phản ánh được sự dung hòa của văn hóa trà, mặt khác cũng phản ánh tinh thần khiêm tốn và kính trọng người cao tuổi, các bậc hiền đức từ lâu đời.

Từ trước ...
Lược Sử Của Trà (P6): Trà Thời Nhà Nguyên
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3178 23:22, 08/02/2024
0 0 2,554 0.0
Vào thời nhà Nguyên, văn hóa trà không phát triển quá nổi bật nhưng lại có ý nghĩa kết nối giữa hai thời đại phát triển quan trọng của trà, đó là thời Tống của quá khứ và thời Minh trong tương lai. Vào cuối thời nhà Nguyên, đã có sự xuất hiện của trà lá rời, cũng như sự hoàn thiện của phương pháp sản ...
Nguồn gốc cách đặt tên các loại trà
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3174 08:46, 06/02/2024
0 0 2,764 0.0
Theo những thống kê ban đầu thì cả thế giới có khoảng 3.000 giống và chi trà khác nhau. Thế nên tên của trà cũng muôn màu muôn vẻ. Có một số loại danh trà thì có cả một truyền thuyết hay câu chuyện lịch sử đằng sau cái tên, có loại thì cái tên đơn giản chỉ là mô tả ngoại hình hay nơi cây trà lớn lên. Tên ...
Lược Sử Của Trà (P5): Trà Thời Nhà Tống – Điểm Trà Pháp
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3167 21:13, 02/02/2024
0 0 3,133 0.0
Dưới thời nhà Tống, Thiền tông trở thành tông phái Phật giáo lớn nhất và có mối quan hệ sâu rộng với chính quyền. Đạo giáo cũng trở thành tôn giáo có sức ảnh hưởng lớn, đặc biệt đối với tầng lớp tu sĩ muốn tu tiên để cầu trường sinh. Cả hai tôn giáo này đều coi trọng trà, vì thế vai trò và tầm quan ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!